Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 67 - 69)

6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu:

5.2. Gợi ý chính sách

Tham nhũng là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của một quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển làm cho nền kinh tế chậm phát triển, thất thoát, lãng phí tài sản của dân, thiệt hại ngân sách, gây rối loạn nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tình trạng nghèo đói ngày càng trầm trọng. Tác hại của tham nhũng là vô cùng lớn và đặc biệt nguy hiểm đối với tất cả các quốc gia. Tham nhũng đã trở thành “quốc tế nạn”, là một trong những vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm cùng tham gia giải quyết.

Mặc dù, chỉ số tham nhũng ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn mà tác giả nghiên cứu có sự cải thiện nhưng chỉ số này vẫn còn rất thấp so với các khu vực khác trên thế giới và rất ít thay đổi qua các năm. Điều này chứng tỏ, tham

nhũng tại các quốc gia Đông Nam Á vẫn còn tồn tại và tác động của tham nhũng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tác động xấu cần phải được loại bỏ. Tham nhũng xuất phát từ sự tha hóa quyền lực mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ hệ thống tổ chức, thể chế kinh tế, chính trị và văn hóa. Trong trường hợp ở Việt Nam, những biểu hiện có thể thấy rõ là bộ máy hành chính nhà nước làm việc chưa hiệu quả, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và trở ngại trong việc thiết lập một môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, hệ thống các văn bản pháp lý còn thiếu, nhiều kẻ hở, các thủ tục hành chính còn rườm rà, tốn nhiều thời gian và công sức.

Từ kết quả của bài nghiên cứu và một số các nghiên cứu khác trên thế giới có cùng kết quả tham nhũng tác động tiêu cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong điều kiện, hoàn cảnh của Đông Nam Á, tác giả đề xuất một số biện pháp để từng bước loại bỏ tham nhũng ở các quốc gia Đông Nam Á như sau:

Thứ nhất, cần phải cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư. Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư là những vấn đề cần được quan tâm. Chính phủ cần thực hiện địa phương hóa, phân cấp, phân quyền nhằm giúp chính quyền địa phương phản ứng linh hoạt và tăng tính trách nhiệm trước nhân dân (Barhan,1997).

Thứ hai, hệ thống pháp luật cần phải đồng bộ, dân chủ, bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi nhuận thỏa đáng so với các doanh nghiệp trong nước bằng cách thường xuyên sửa đổi, bổ sung các văn bản luật quy định về đầu tư nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi quốc gia (Treisman, 2007).

Thứ ba, một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là thông tin thiếu tính minh bạch. Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư thường gặp nhất khi đến đầu tư tại các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Do đó, các quốc gia cần có kênh thông tin đáng tin cậy cho nhà đầu tư về các kế hoạch phát triển trong từng giai đoạn, các ngành nghề được khuyến khích đầu tư…Đồng thời, cũng cần có những thông tin về pháp luật và những biện pháp chế tài đối với các vụ việc tham nhũng trong hoạt động đầu tư để

các nhà đầu tư nước ngoài xóa bỏ tư duy tham nhũng như là chất bôi trơn để hoạt động đầu tư diễn ra suôn sẻ.

Thứ tư, tham nhũng xuất phát từ lòng tham đối với tiền bạc và vật chất của con người, đặc biệt thường xảy ra đối với những con người làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước. Vì vậy, chính phủ của các nước cần phải cải cách cơ chế tiền lương cho các cán bộ, công chức nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ.

Thứ năm, một nguyên nhân nữa gây ra tham nhũng là sự yếu kém trong hệ thống giáo dục và đào tạo của các quốc gia. Chính phủ các quốc gia cần tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động giáo dục và đào tạo, chìa khóa để từng bước loại bỏ tham nhũng. Treisman (2007) kết luận rằng ở những quốc gia có trình độ dân trí cao sẽ giúp giảm tình trạng tham nhũng do người nhân dân có trình độ cao có khả năng tham gia quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước và của cán bộ, công chức. Ngoài ra, hệ thống giáo dục và đào tạo hoạt động tốt sẽ giúp đào tạo ra những người cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, đối với nhân dân và nhận thức rõ về tác hại to lớn mà tham nhũng gây ra đối với bản thân họ và cho xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)