Tiết kiệm trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 26 - 27)

6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu:

2.2.3.6. Tiết kiệm trong nước

Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, mỗi một quốc gia không chỉ phát triển đơn lẻ mà còn có sự tác động qua lại đối với các quốc gia khác. Chính vì thế, nền kinh tế của mỗi quốc gia sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Thực tế những năm qua, dòng vốn FDI trên thế giới chủ yếu di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có khoảng 25% - 30% di chuyển đến các nước đang và chậm phát triển. Điều đó chứng tỏ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động rẻ không phải nhân

tố quan trong hàng đầu trong thu hút dòng vốn FDI. Khoảng 90% dòng vốn FDI chảy vào một số ít quốc gia có môi trường đầu tư hấp dẫn. Do đó, các quốc gia cần phải tập trung xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, để thực hiện được điều đó thì tiết kiệm trong nước giữ vai trò quan trọng.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa có rõ ràng, đôi lúc mối quan hệ bổ sung cho nhau hoặc ngược lại cạnh tranh chống lại nhau. Salahuddin (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa tiết kiệm trong nước và dòng vốn FDI ở Bangladesh trong giai đoạn 1985-2007. Sử dụng kỹ thuật đồng liên kết của Johansen và phương pháp sai số hiệu chỉnh để xem xét mối quan hệ cả trong ngắn hạn và dài hạn giữa tiết kiệm trong nước và dòng vốn FDI. Kết quả thấy rằng có sự tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa tiết kiệm trong nước và dòng vốn FDI nhưng tiết kiệm trong nước tác động đến dòng vốn FDI mạnh hơn.

Một số nghiên cứu thực nghiệm khác có kết luận tương tự đều cho rằng tiết kiệm trong nước là một trong những nhân tố quyết định đến dòng vốn FDI (Tang và cộng sự, 2008; Al-Abdulrazag và Bataineh, 2007).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)