Tham nhũng tác động tiêu cực tới các nhóm quốc gia khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 29 - 31)

6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu:

2.3.1.3. Tham nhũng tác động tiêu cực tới các nhóm quốc gia khác nhau

Một số nhà nghiên cứu chọn mẫu nghiên cứu gồm những quốc gia có tham nhũng cao nhất và tham nhũng thấp nhất, các nước đang phát triển và phát triển hoặc các khu vực cụ thể. Nhằm đánh giá chính xác tác động của tham nhũng đến dòng vốn FDI và có sự so sánh giữa các nhóm quốc gia và các khu vực với nhau.

Drabek và Payne (1999) nghiên cứu tác động của tham nhũng đến FDI với mẫu gồm 52 quốc gia (những quốc gia xếp hạng cao nhất và thấp nhất trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế) từ 1991-1995, ông cho rằng tính không minh bạch cao (được đo lường bởi các yếu tố như tham nhũng, quyền sở hữu còn hạn chế, quản lý yếu kém) làm kìm hãm dòng vốn FDI, cứ gia tăng 1 điểm trong xếp hạng minh bạch sẽ làm dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt lên 40%.

Zhao và cộng sự (2003) nghiên cứu FDI ở 40 quốc gia (03 nhóm khác nhau: OECD, châu á và nền kinh tế hỗn hợp) từ 1991-1997 thấy rằng tham nhũng và sự thiếu minh bạch kìm hãm dòng vốn FDI giữa các khu vực và các nền kinh tế.

Ketkar và cộng sự (2005) nghiên cứu 54 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng 1995-1998, đưa ra kết quả tham nhũng kìm hãm dòng vốn FDI, cứ chỉ số tham nhũng tăng 1 điểm thì FDI tăng 0.5% GDP.

Caetano và Caleiro (2005) nghiên cứu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với 97 quốc gia và chia làm 02 nhóm: nhóm quốc gia có tham nhũng cao, nhóm quốc gia có tham nhũng thấp; kết quả nhóm quốc gia có tham nhũng cao, tham nhũng sẽ kìm hãm dòng vốn FDI và nhóm quốc gia có tham nhũng thấp, tham nhũng có tác động rất yếu đến dòng vốn FDI.

Quazi (2014) tiến hành nghiên cứu tác động của tham nhũng đến dòng vốn FDI ở hai khu vực Đông Á và Nam Á trong khoảng 1995-2011, hai khu vực này là nơi thu hút một lượng lớn FDI như Trung Quốc, Ấn Độ, ông sử dụng phương pháp nghiên cứu GLS và đưa ra kết quả tham nhũng tác động tiêu cực đến dòng vốn FDI, khu vực Đông Á có lợi thế về vị trí địa lý hơn so với khu vực Nam Á.

Hầu hết các nghiên cứu trên đều đưa ra kết luận tham nhũng, sự thiếu minh bạch về thông tin quản lý yếu kém...làm kìm hãm dòng vốn FDI; trong đó, tập trung vào các nước đang phát triển nơi có tham nhũng cao, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh.

2.3.2. Tham nhũng tác động tích cực dòng vốn FDI

Mặc dù những nghiên cứu trên cho thấy tham nhũng cản trở dòng vốn FDI, một số tác giả khác đã tìm thấy rằng tham nhũng có thể có mối tương quan đồng biến vì nó tạo điều kiện cho các giao dịch ở những nước có quá nhiều quy định (Egger và Winner, 2005; Bellos và Subasat, 2013). Tham nhũng là điều cần thiết - một chất bôi trơn cho các giao dịch, đặc biệt khi các “lỗ hỏng thể chế “ngày càng phổ biến trong nền kinh tế phát triển; tham nhũng có thể cải thiện hiệu quả bằng cách giảm các lệch lạc gây ra bởi các tổ chức hoạt động và bộ máy quan liêu kém hiệu quả.

Egger và Winner (2005) nghiên cứu tác động tham nhũng đến dòng vốn FDI, sử dụng mẫu gồm 73 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian 1995-1999 và tìm thấy rằng chất lượng pháp luật, chất lượng nguồn nhân lực và GDP

thực sự tác động tích cực thu hút dòng vốn FDI. Tác động của tham nhũng lên dòng vốn FDI xảy ra trong dài hạn và làm tăng dòng vốn FDI.

Bellos và Subasat (2013) tiến hành nghiên cứu tác động của tham nhũng đến dòng vốn FDI ở các quốc gia châu Mỹ La tinh trong khoảng thời gian 24 năm từ 1985- 2008 thông qua mô hình trọng lượng; qua nghiên cứu các ông kết luận rằng tham nhũng tác động tích cực đến dòng vốn FDI ở các quốc gia châu Mỹ La tinh, là một trong những nguồn lực để thu hút các công ty đa quốc gia lựa chọn các quốc gia này đầu tư.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)