Tổng hợp mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 32)

6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu:

2.3.5 Tổng hợp mối quan hệ giữa tham nhũng và dòng vốn FDI

Qua tổng quan các nghiên cứu trước đây nhận thấy rằng hầu hết các bài nghiên cứu tập trung phân tích và đánh giá tác động của tham nhũng đến dòng vốn FDI ở các quốc gia phát triển, quốc gia đang phát triển hoặc cả hai, chưa có bài nghiên cứu nào tập trung vào đánh giá tác động của tham nhũng đến dòng vốn FDI ở một quốc gia hay một khu vực quốc gia cụ thể.

Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tham nhũng và FDI

Tên tác giả Đối tượng nghiên cứu Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Al Sadig (2009) 117 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian 1984-2004

Tham nhũng tác động tiêu cực đến FDI trong phạm vi các nước đang phát triển, không xuất hiện ở các quốc gia có pháp luật nghiêm minh và dân chủ cao. Voyer và Beamish (2004) 30.000 dự án của Nhật Bản ở 59 quốc gia Tham nhũng tác động tiêu cực đến FDI từ Nhật Bản đến các quốc gia đang phát triển nhưng không thấy ở các quốc gia công nghiệp hóa

Wei (2000a) FDI song phương từ 12 (07 nước mạnh nhất thế giới và một số nước ở OECD) nước đầu tư đến 45 nước nhận đầu tư

Tham nhũng như là một khoản thuế suất làm kìm hãm FDI

Habib và Zurawicki (2001)

111 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1994-1998

Tham nhũng đến FDI nhiều hơn so với tác động đến đầu tư nội địa Lambsdorff (2003) 54 quốc gia trong khoảng

thời gian 1970-1995

Tham nhũng tác động tiêu cực đến FDI hơn đầu tư nội địa

Drabek và Payne (1999)

52 quốc gia (những quốc gia xếp hạng cao nhất và thấp nhất trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế) từ 1991-1995

Tính không minh bạch cao làm kìm hãm FDI (cứ gia tăng 1 điểm trong xếp hạng minh bạch sẽ làm FDI tăng vọt lên 40%)

Zhao và cộng sự (2003)

40 quốc gia (03 nhóm khác nhau: OECD, châu á và nền kinh tế hỗn hợp) từ 1991-1997

Tham nhũng và sự thiếu minh bạch kìm hãm FDI giữa các khu vực và các nền kinh tế

Ketkar và cộng sự (2005)

54 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng 1995-1998

Tham nhũng kìm hãm FDI, cứ chỉ số tham nhũng tăng 1 điểm thì FDI tăng 0.5% GDP

Caetano và Caleiro (2005)

97 quốc gia và chia làm 02 nhóm: nhóm quốc gia có tham nhũng cao, nhóm quốc gia có tham nhũng thấp

Nhóm quốc gia có tham nhũng cao, tham nhũng sẽ kìm hãm FDI và nhóm quốc gia có tham nhũng thấp, tham nhũng có tác động rất yếu đến FDI

Quazi (2014) Hai khu vực Đông Á và Nam Á trong khoảng 1995-2011

Tham nhũng tác động tiêu cực đến FDI, khu vực Đông Á có lợi thế về vị trí địa lý hơn so với khu vực Nam Á.

Egger và Winner (2005)

73 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian 1995-1999

Chất lượng pháp luật, chất lượng nguồn nhân lực và GDP thực tác động tích cực thu hút FDI. Tác động của tham nhũng lên FDI xảy ra trong dài hạn và làm tăng FDI

Bellos và Subasat (2013)

Các quốc gia châu Mỹ La tinh trong khoảng 1985-2008

Tham nhũng tác động tích cực đến FDI ở các nước đang phát

Nguồn: tác giả tổng hợp Trên cơ sở đó, nhận thấy việc đi vào nghiên cứu ở một khu vực cụ thể nào đó là cần thiết, điều này sẽ giúp người nghiên cứu đưa ra kết quả và các hướng đề xuất cụ thể hơn, sát với tình hình của khu vực đó, không mang tính chung chung. Chính vì lý do đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu tham nhũng tác động đến dòng vốn FDI ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á như thế nào.

triển mà còn ở các quốc gia châu Mỹ La tinh

Wheeler và Mody (1992)

Các công ty đa quốc gia Mỹ Tham nhũng, rủi ro chính trị và các ưu đãi ngắn hạn ít ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI của Mỹ ở nền kinh tế đang phát triển.

Henisz (2000) Các công ty đa quốc gia Mỹ Tham nhũng không có tác động đáng kể đến quyết định địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia Mỹ.

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu 3.1.1. Dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2014 ở 10 quốc gia Đông Nam Á: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myamar, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin, Singapore. Nghiên cứu này không bao gồm Đông Timor vì số liệu cho quốc gia này chưa đầy đủ để phục vụ cho bài nghiên cứu.

3.1.2. Phân tích về số liệu tham nhũng và FDI trong giai đoạn nghiên cứu: 3.1.2.1. Về số liệu tham nhũng 3.1.2.1. Về số liệu tham nhũng

Hai quốc gia Brunei và Myamar không được Tổ chức minh bạch quốc tế và Quỹ Di sản đánh giá liên tục qua các năm nên không đảm bảo số liệu để phân tích trong nội dung này, tác giả tập trung phân tích số liệu tham nhũng của 08 quốc gia còn lại.

Hiện nay, vấn đề tham nhũng đã trở thành trở ngại mang tính thể chế ở châu Á, đặc biệt các quốc gia Đông Nam Á, khu vực luôn được Tổ chức Minh bạch quốc tế (IT) và Quỹ Di sản (Heritage Foundation) xếp là những nước tham nhũng nhất thế giới trong nhiều năm qua.

Theo số liệu về chỉ số cảm nhận tham nhũng đánh giá mức độ tham nhũng tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia ở một quốc gia của Tổ chức minh bạch quốc tế (IT) và chỉ số tự do không tham nhũng là một trong mười chỉ số đo lường tự do kinh tế của một quốc gia do Quỹ Di sản (Heritage Foundation) công bố hàng năm cho thấy trong những năm gần đây các quốc gia Đông Nam Á (trừ Singapore, Malaysia) thường được xếp ở vị trí cuối bảng, có chỉ số CPI trung bình dưới 2,8 điểm và chỉ số FFC trung bình dưới 25 điểm; trong đó quốc gia Campuchia, Lào và Indonesia có các chỉ số thấp nhất.

Bảng 3.1: Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và tự do không có tham nhũng (FFC) trung bình ở các quốc gia Đông Nam Á

Tên quốc gia Chỉ số CPI Chỉ số FFC

Campuchia 2,1 25 Lào 2,3 16 Indonesia 2,8 23 Malaysia 4,9 49 Philippine 2,8 27 Singapore 9,1 92 Thái Lan 3,6 33 Việt Nam 2,8 24 Nguồn: tác giả tổng hợp Biểu đồ 3.1: Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2005-2014

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Brunei Campuchia Lao Myamar

Biểu đồ 3.2: Chỉ số tự do không tham nhũng (FFC) ở các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2005-2014

Nhìn vào chỉ số CPI và chỉ số FFC ở các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2005-2014 (biểu đồ 01 và 02), chúng ta thấy rằng xu thế tham nhũng ở các quốc gia ít có sự biến động qua các năm. Hầu hết các quốc gia có chỉ số CPI và FFC tăng dần trong những năm gần đây (năm 2012, 2013, 2014) như quốc gia Việt Nam năm 2005 có chỉ số CPI là 2, 6 điểm, chỉ số FFC là 24 điểm đến năm 2014 chỉ số này đã tăng lên 3,1 điểm và 27 điểm hay quốc gia Indonesia năm 2005 có chỉ số CPI là 2,2 điểm và FFC là 19 điểm đến năm 2014 các chỉ số này tăng lên hơn 10 điểm so với năm 2005. Quốc gia Singapore - quốc gia được xếp nhóm đầu tiên trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế và Quỹ Di sản, quốc gia duy nhất của Đông Nam Á có chỉ số CPI và FFC trung bình cao nhất (CPI là 9,1 điểm và FFC là 93 điểm) là quốc gia hầu như không có tham nhũng hoặc có nhưng rất ít; trong những năm gần đây, quốc gia này các chỉ số CPI và FFC liên tục giảm dần như chỉ số CPI từ 9,4 điểm năm 2005 giảm xuống còn 8,4 điểm năm 2014 hay chỉ số FFC năm 2005 là 94 điểm đến năm 2014 giảm 2 điểm, cho thấy tham nhũng đã bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở quốc gia này. Mặc dù, các chỉ số CPI và FFC có xu thế giảm dần ở quốc gia Singapore và Malaysia nhưng hai quốc gia này vẫn được đánh giá cao, xếp hạng nhóm đầu và nhóm giữa trong bảng xếp hạng của Tổ chức minh bạch quốc tế.

Tình trạng tham nhũng ở các quốc gia Đông Nam Á trong thời gian qua mặc dù có xu hướng giảm dần - tín hiệu đáng mừng nhưng các quốc gia này vẫn được xếp ở nhóm các quốc gia có tình trạng tham nhũng đang ở mức báo động của thế giới.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Campuchia Lao Malaysia Philippin

Do đó, các nhà làm chính sách cần sớm có các giải pháp để phòng, chống tham nhũng hiệu quả.

3.1.2.2. Về số liệu FDI

Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để nền kinh tế các quốc gia Đông Nam Á ngày càng phát triển thì vốn đầu tư là một yếu tố không thể thiếu. Bên cạnh nguồn vốn do tiết kiệm từ trong nước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố rất quan trọng. Yếu tố này không chỉ quan trọng ở các nước đang phát triển như Đông Nam Á mà còn quan trọng cả ở các nước phát triển, tất cả đều quan tâm đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Biểu đồ 3.3: Dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2005-2014

Xét trong giai đoạn 2005-2014, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia Đông Nam Á có xu thế tăng dần, đặc biệt trong hai năm 2012, 2013 (biểu đồ 03). Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài biến động tăng, giảm qua từng năm. Singapore là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất và Lào là quốc gia thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hầu hết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia đều có sự biến động tăng, giảm qua các năm. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á đã chịu tổn thất nặng nề về nhiều mặt, trong đó có việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước giảm mạnh như: năm 2007, Thái Lan với tổng lượng vốn đầu tư gần 11,33 tỷ USD thì đến năm 2008 giảm 24,7% xuống còn

-10,000,000,000 0 10,000,000,000 20,000,000,000 30,000,000,000 40,000,000,000 50,000,000,000 60,000,000,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Brunei Campuchia Lao Myamar Malaysia Philippin Singapore Indonesia Thai Lan Viet Nam

8,54 tỷ USD và một số quốc gia khác Singapore, Malaysia, Phippine, Lào, Campuchia, Brunei; riêng Việt Nam không chịu tác động tức thời tại thời điểm năm 2008 nên tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài gần 9,58 tỷ USD tăng 43,2 % so với năm 2007 nhưng sau đó tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu giảm. Trong 02 năm 2012, 2013, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc Đông Nam Á liên tục tăng mạnh.

Tốc độ tăng trưởng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia Đông Nam Á gia tăng mạnh. Nhìn vào biểu đồ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia Đông Nam Á trong hai năm 2005, 2014 (biểu đồ 04) thấy rõ điều này, trong gần 10 năm qua, lượng vốn đầu tư chảy vào các quốc gia đã tăng lên rất nhiều lần như năm 2005, Indonesia có lượng vốn đầu tư nước ngoài ròng chảy vào khoảng 8,4 tỷ USD nhưng đến năm 2014 đã thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài con số ấn tượng 22,6 tỷ USD hay Philippine tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào từ 1,67 tỷ USD năm 2005 tăng lên 6,2 tỷ USD năm 2014. Tốc độ tăng trưởng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhanh nhất là quốc gia Singapore và thấp nhất là quốc gia Lào. Điều này cho thấy, các quốc gia Đông Nam Á luôn quan tâm đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua nhiều chính sách nhằm ưu đãi cho nhà đầu tư và coi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Biểu đồ 3.4: Dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á trong hai năm 2005 và năm 2014

-4,000,000,000 -2,000,000,000 0 2,000,000,000 4,000,000,000 6,000,000,000 8,000,000,000 10,000,000,000 12,000,000,000 14,000,000,000 16,000,000,000 2001 2002

Brunei Campuchia Lao Myamar Malaysia Philippin Singapore Indonesia Thai Lan Viet Nam

Tóm lại, qua việc phân tích về số liệu của tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia Đông Nam Á nhận thấy tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể có mối quan hệ với nhau theo hướng tham nhũng không khuyến khích dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào quốc gia đó như tham nhũng thấp thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngược lại. Điển hình như Singapore có chỉ số CPI và FFC trung bình 9,1 điểm và 92 điểm, tham nhũng ở quốc gia này được đánh giá là rất thấp nên quốc gia này thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất khu vực Đông Nam Á; ngược lại, Lào và Campuchia là hai quốc gia được cho là có tham nhũng rất cao (CPI và FFC trung bình rất thấp) vì vậy gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào hai quốc gia này thấp nhất khu vực.

3.1.3. Mô hình

Với mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia đang phát triển như ở khu vực Đông Nam Á trong đó có sự kiểm soát các yếu tố về thể chế và môi trường vĩ mô. Bài nghiên cứu này dựa trên mô hình nghiên cứu của Yuan-Ho Hsu (2007) trong bài nghiên cứu “Is Corruption a Grabbing Hand? A Panel Data Study of FDI” và xuất phát từ sự phân loại các yếu tố quyết định đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của UNCTAD (2006) để đưa vào mô hình nghiên cứu một biến kiểm soát.

Mô hình hồi quy của bài nghiên cứu:

FDIi,t= αi + β1i Ci,t + β2i Zi,t + ɛi,t (3.1) Trong đó: Ci: tham nhũng ở quốc gia i

Z: tập hợp các biến kiểm soát

FDIi: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quốc gia ròng của quốc gia I. t: biến ở thời gian t

Một quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài như thế nào được quyết định bởi sự so sánh các cơ hội sản xuất quốc tế và môi trường đầu tư trong nước. Dựa vào các khảo lược các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến dòng vốn FDI trong chương II, chúng ta có thể thấy các công ty đa quốc gia quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên một hay một số các tiêu chí như: tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu rẻ hơn

phục vụ đầu vào của quá trình sản xuất; mở rộng thị trường một số khu vực ở nước ngoài; bảo vệ vị trí chiến lược của mình trên thị trường quốc tế…Các công ty đa quốc gia tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vì hai động cơ: mở rộng thị trường và theo đuổi mục tiêu lợi nhuận (hoặc chi phí thấp). Do đó, bài nghiên cứu sử dụng các biến quy mô thị trường, năng suất lao động, giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất và độ mở thương mại để kiểm soát về vấn đề này.

Ngoài ra, bất kỳ yếu tố nào làm gia tăng rủi ro và tính không chắc chắn đều không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bởi vì, điều đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm năng của các nhà đầu tư. Sự không ổn định về kinh tế vĩ mô và thể chế được xem là không khuyến khích FDI. Bài nghiên cứu của Yuan-Ho Hsu (2007), ông đã sử dụng biến tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài trường hợp ở các quốc gia đông nam á (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)