Giải pháp giải quyết từng tồn tại

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 98 - 111)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.2. Giải pháp giải quyết từng tồn tại

3.4.2.1. Công tác tổ chức thực hiện bồi thường

a. Tăng cường khả năng xét duyệt dự án

Trên thực tế, Luật Đất đai 2013 đã quy định, đối với những chủđầu tư xin làm dự án phải ký quỹ, xác minh khả năng tài chính là rất hợp lý. Các dự án đều phải đăng ký kế hoạch theo từng năm, được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xét duyệt thông qua vào quý III hàng năm, như vậy giảm lượng dự án treo, mang tính công khai rộng rãi, dân chủ, thông qua ý kiến của đại diện nhân dân là Hội đồng nhân dân đồng ý.

Cần bổ sung thêm về quy trình thực hiện của từng dự án. Kế hoạch thu hồi đất phải phù hợp với kế hoạch xây dựng. Ủy ban nhân dân thành huyện có trách nhiệm xem xét thực tế, kiểm tra quy trình trên đã phù hợp chưa, chủđầu tư trình UBND thành phố phê duyệt, tránh lãng phí.

b. Tăng cường nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, vai trò cộng đồng trong việc tham gia công tác GPMB

- Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.

Nâng cao nhận thức của người dân về công tác GPMB. Cần phải tuyên truyền để người dân hiểu GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước.

- Thực hiện công khai hoá, dân chủ hoá trong công tác GPMB

Nguyên tắc công khai, dân chủ trong công tác GPMB đã được các cấp chính quyền quan tâm coi trọng. Kết quả thực hiện công khai, dân chủ đã từng bước góp phần hạn chế những vấn đề tiêu cực, giảm bớt phiền hà, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát và thực hiện chính sách được công bằng, sát thực tế. Các hình thức công khai được thực hiện với nhiều hình thức như tổ chức họp với nhân dân, phổ biến các văn bản chủ trương, thu hồi đất của UBND thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

phố, huyện và chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư thực hiện từng dự án cụ thể niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, nhà văn hóa thôn (khu dân cư), phát thanh trên hệ thống thông tin của xã, thông báo trực tiếp tới các hộ dân.

- Người bị thu hồi đất có thể tham gia ý kiến bằng các hình thức: thông qua Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể của xã hoặc đóng góp ý kiến trực tiếp tại Ủy ban nhân xã và thông qua các buổi họp với nhân dân (mỗi dự án trung bình tổ chức họp tiếp xúc với nhân dân là 03 buổi họp).

Thực hiện dân chủ với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” phải được thể hiện rõ trong từng bước công việc. Người dân phải được biết ngay từđầu các thông tin về cơ sở pháp lý của việc GPMB, phạm vi giải toả, các chính sách giá bồi thường, hỗ trợ, vị trí, địa điểm và chính sách TĐC, kế hoạch tổ chức thực hiện. Phải có quy định cụ thể để các hộ dân phải di chuyển biết rõ mình được tham gia ý kiến bàn bạc về những vấn đề gì, bàn thế nào và bàn với ai?

- Đưa các tổ chức của thôn, xã, huyện vào công tác bồi thường như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh.. Các ban ngành của đảng: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban dân vận…

c. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan chức năng, Nâng cao năng lực cán bộ và hiệu quả làm việc của Trung tâm phát triển quỹđất.

Công tác GPMB là một nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của nhà nước, đã được xác định là quan trọng, thường xuyên và lâu dài. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác GPMB là cần thiết để giúp các cấp chính quyền thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực công tác này. Đồng thời cũng cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan trong từng khâu giải quyết (kể cả giải quyết các đơn kiến nghị khi thực hiện).

* Ủy ban nhân dân huyện:

- Triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan đến vấn đề thu hồi đất, giao đất, Sở Tài chính về vấn đề chính sách bồi thường và xác định giá đất khu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89

tái định cư, Sở Xây dựng về vấn đề quy hoạch và chỉđạo các phòng ban, ngành ở địa phương Tài nguyên và Môi trường, Tài chính Kế hoạch, Kinh tế - Hạ tầng, Tư pháp, Chi cục Thuế, Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở huyện và cơ sở cùng tham gia, tổ chức phân công nhiệm vụ theo chức trách nhiệm vụ của từng ngành.

- Các văn bản đã ban hành cụ thể hóa trình tự giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan, phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm của các phòng ban, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức có liên quan bằng quyết định thành lập tổ công tác, kế hoạch thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể của từng ngành thành viên.

* Trung tâm Phát triển quỹđất:

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất các dự án trên địa bàn huyện; Tổ chức phát triển các khu, điểm và nhà tái định cư phục vụ việc thu hồi đất để thực hiện các dự án; Quản lý quỹđất đã được giải phóng mặt bằng; quỹđất đã nhận chuyển nhượng; quỹđất đã tạo lập và phát triển; quỹ đất đã xây dựng để phục vụ tái định cư; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụđược giao.

* Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:

- Các xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện có hiệu quả các nội dung Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH trong việc phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng mà nhân dân được biết, bàn và quyết định, như: việc tổ chức họp dân và công khai để dân biết các quyết định phê duyệt đầu tư, các chủ trương thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, kế hoạch triển khai giải phóng mặt bằng, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo đúng quy định của pháp luật.

- Phương pháp tiến hành kiểm tra, xác nhận cơ sở pháp lý về đất, tài sản trên đất đảm bảo công khai, dân chủ: lập biên bản kiểm kê, kê khai về nguồn gốc đất, cây cối hoa màu, vật kiến trúc trên đất các hộ gia đình trực tiếp tham gia, thông qua số liệu kiểm kê và ký biên bản kiểm kê.

- Tổ chức họp với nhân dân thông báo chủ trương thu hồi đất đảm bảo công khai, dân chủ đến từng tổ chức, cá nhân đang quản lý và sử dụng tại khu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90

vực, niêm công công khai chủ trương thu hồi đất tại trụ sở UBND xã, các thôn dân cư có đất bị thu hồi và thông báo trên hệ thống đài truyền thanh của xã, chuẩn bị hồ sơđịa chính cho khu đất bị thu hồi.

- Tiếp nhận đơn xin giao đất tái định cư của người có đất thu hồi, xác nhận về hộ khẩu và hiện trạng nhà ở, đất ở của người có đất thu hồi đề nghị giao tái định cư, tổ chức xét duyệt, lập hồ sơ giao đất tái định cư, niêm yết công khai danh sách xét duyệt đủđiều kiện và không đủđiều kiện giao tái định cư tại trụ sở UBND xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư có đất thu hồi ít nhất 20 ngày, trình duyệt theo quy định.

- Kết quả giải quyết các ý kiến chất vấn, thắc mắc của tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất: Uỷ ban nhân dân xã đã tổng hợp kiến nghị, có văn bản gửi cơ quan chức năng của huyện, thành phố xin ý kiến tham vấn, hướng dẫn để giải quyết và trả lời công dân; đề xuất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tái định cư.

* Chủđầu tư:

- Chủ động bố trí nguồn vốn, phối hợp với UBND huyện lập phương án xây dựng khu tái định cư và thực hiện lập phương án bồi thường hỗ trợ, tiền tự lo chỗ ở cho người bị thu hồi đất, phối hợp với UBND xã, thị trấn tích cực chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và nhận bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, luôn củng cố tổ chức bộ máy chuyên trách công tác GPMB: + Tạo đầy đủ các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cần thiết để tổ chức bộ máy chuyên trách có khả năng nắm bắt được, tổng hợp được nhanh nhạy và kịp thời tình hình trên địa bàn; tăng cường khả năng nghiên cứu hoạch định chính sách và phân tích tình hình thực thi các chính sách trong thực tiễn; làm tốt việc kiểm tra, đôn đốc và tham mưu cho sự lãnh đạo, chỉđạo của cấp huyện và tỉnh.

Chăm lo kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác GPMB:

- Tất cả các cán bộ tham gia thực hiện công tác GPMB phải được tập huấn kỹ lưỡng, đào tạo đủ, nắm bắt chắc chắn về các chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện GPMB cùng với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91

chủđầu tư và các cấp cơ sở nhằm phát hiện và giải quyết nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm những trường hợp khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân trong quá trình GPMB. Kiên quyết xử lý theo pháp luật bằng các biện pháp hành chính, thi hành cưỡng chế thậm chí truy tố đối với những trường hợp “chây ỳ”, cố tình chống đối, đảm bảo tiến độ GPMB, thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch đề ra.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước vềđất đai và các chế độ chính sách liên quan đến GPMB cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác GPMB từ cấp trung ương đến cấp cơ sở.

+ Phải thường xuyên quan tâm thực hiện có kết quả việc đánh giá phân loại công chức trong đội ngũ chuyên trách để có hình thức động viên, khen thưởng và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hàng năm sát với thực tế.

+ Cần có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất phức tạp và yêu cầu trách nhiệm cao trong thực thi công vụ của đội ngũ công chức chuyên trách này, để khắc phục tâm lý thiếu an tâm, lo ngại trong môi trường làm việc đôi khi rất căng thẳng.

3.4.2.2. Chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ lưu trữ tại huyện

Tuy không thay đổi được hồ sơ lưu trữ tại huyện do tính lịch sử, nhưng để tạo điều kiện cho các dự án sau được thuận lợi hơn, mang tính đồng bộ trong tương lai: Ủy ban nhân dân huyện xin kinh phí thành lập bản đồđịa chính, lập hệ thống hồ sơ sổ sách địa chính. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, đính chính các thửa đất đã thu hồi, vào sổđăng ký biến động đất đai, hệ thống hóa trên hệ thống thôn tin. Đây là một việc làm thiết thực với huyện.

3.4.2.3. Công tác kiểm kê

Để công tác kiểm kê được công khai, minh bạch, hạn chế những tiêu cực cần thực hiện những nội dung sau:

- Tuyên truyền vận động hộ dân chấp hành quy định của pháp luật, trung thực, thẳng thắn.

- Tiến hành chụp ảnh hiện trường từng gia đình bị thu hồi đất, cho hộ dân ký nhận, xác định tài sản trên ảnh (nhằm hạn chế việc xây dựng thêm công trình, cây cối với số lượng lớn).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92

- Chia nhỏ tổ kiểm kê làm nhiều nhóm, thực hiện kiểm kê đồng loạt trong thời gian ngắn.

- Bổ sung thêm thành phần thôn: Tổ trưởng, Bí thư vào tổ kiểm kê vừa nâng cao trách nhiệm, đồng thời bố trí kinh phí hợp lý để chi trả công kiểm kê.

3.4.2.4. Các giải pháp về chính sách bồi thường

* Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

- Với chính sách hỗ trợđào tạo chuyển đổi nghề: Khi chuẩn bị thu hồi đất, xác minh số hộ cần chuyển đổi nghề, nghiên cứu, đưa ra phương án hướng dẫn, đào tạo nghề cho hộ dân: nghề truyền thống, tay nghề làm việc tại các khu công nghiệp, nghề phù hợp với khu kinh tế mới…bố trí công việc sau khi đào tạo. Từ đó, tiến hành bồi thường, hỗ trợđào tạo nghề không chỉ bằng tiền mà nên cho hộ dân lựa chọn phương án: được đào tạo nghề hoặc bồi thường bằng tiền.

Đối với các dự án cần bố trí tái định cư, việc khôi phục lại cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới cũng là vấn đề cần quan tâm, điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương. Một mặt phải bảo đảm cho người dân bị ảnh hưởng do bị thu hồi đất có cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như một biện pháp hữu hiệu những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đưa lại. Do vậy, cần có những chính sách, biện pháp khôi phục cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng dẫn phát triển kinh tế, tuyển dụng lao động…

* Chính sách tái định cư

Theo quy định mới của luật, để phù hợp với giá tiền bồi thường, đã có suất tái định cư tối thiểu. Tuy nhiên cần đẩy mạnh công tác xây dựng quỹ nhà, đất TĐC, xây dựng trước các khu TĐC để chủ động phục vụ công tác GPMB trên địa bàn huyện Kiến Thụy nói riêng, địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung. Khi thực hiện dự án cần khái toán, xác định ngay nhu cầu, ký quỹ vốn dự phòng để có thể xây dựng khu tái định cư nhanh, thực hiện đúng theo yêu cầu của luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93

Khu vực tái định cư có điều kiện tốt, quy hoạch gần khu dịch vụ tạo điều kiện cho hộ dân hết tuổi lao động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Huyện Kiến Thụy là một huyện nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên 10.753 ha, dân số là 135.982 người, nền kinh chủ yếu là nông nghiệp. Kiến Thụy có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thế mạnh trong phát triển ngành thuỷ sản, dịch vụ và du lịch. Hiện nay trong cơ cấu kinh tế của Kiến Thụy tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại chiếm 33,95 %, công nghiệp xây dựng chiếm 25,1 % và nông nghiệp chỉ chiếm 40,95% (trong đó chủ yếu từ thủy sản).

2. Từ năm 2008 đến hết năm 2013, trên địa bàn huyện đã tiến hành thu hồi đất để thực hiện 20 dự án với tổng diện tích khoảng trên 200 ha. 11/20 dự án đã thực hiện xong với diện tích thu hồi 128,2 ha của 2.649 hộ dân, số tiền chi trả 137,2 tỷđồng. 9/20 dự án đang triển khai với diện tích đất phải thu hồi là 90,6 ha (từđất của 3.565 hộ dân). Trong quá trình thu hồi đất, Hội đồng bồi thường đã áp dụng chính xác các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, vận dụng khéo léo, linh hoạt theo từng dự án. Về cơ bản, quá trình thực hiện các

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 98 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)