Khái quát công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 33)

3. Yêu cầu của đề tài

1.3.3.Khái quát công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa

ph Hi Phòng

1.3.3.1. Các văn bản pháp lý chủ yếu của Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước, thành phố Hải Phòng chú trọng nghiên cứu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Từ những năm 1998, khi thực hiện Nghị quyết 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định 1212/QĐ-UB ngày 16/7/1999 quy định về một số nguyên tắc, chế độ chính sách và bảng đơn giá đền bù thiệt hại về đất và tài sản trên đất khi có thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Quyết định 423/QĐ-UB ngày 22/2/2000 ban hành quy định tạm thời về việc thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Quyết định 485/QĐ-UB năm 2003; Quyết định số 1761/2007/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của UBND thành phố Hải Phòng v/v quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái đinh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố; Quyết định số 1074/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND thành phố Hải Phòng v/v sử đổi, bổ sung một sốđiều của Quyết định số 1761/2007/QĐ-UBND; Quyết định số 877/2008/QĐ-UBND ngày 28/5/2008 của UBND thành phố Hải Phòng về trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố;

Hiện nay, trên địa bàn thành phốđang áp dụng những văn bản pháp lý sau:

1. Quyết định số 1518/QĐ-UB ngày 12/7/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy định về hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở, đất vườn ao liền kề trong cùng thửa đất có nhà ở của hộ gia đình cá nhân.

2. Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

3. Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2010 của UBND thành phố Hải Phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010.

4. Quyết định số 1609/2010/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất; giao đất; cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và một số thủ tục hành chính khác trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

5. Quyết định số 1240/QĐ-UBND, ngày 29/02/2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành tập đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

6. Quyết định số 2610/2013/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014;

7. Công văn số 8709/UBND-XD ngày 17/12/2012 của Sở Xây dựng về việc hệ sốđiều chỉnh tập đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng, hệ sốđiều chỉnh 1,70.

1.3.3.2. Khái quát kết quả thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia, là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc và là trung tâm kinh tế của vùng duyên hải Bắc bộ, địa phương đi đầu trong phát triển các khu công nghiệp, có nhiều khu, cụm công nghiệp tập trung. Đến nay, Hải Phòng có 17 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành lập đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Các khu công nghiệp đều được đưa vào triển khai xây dựng theo kế hoạch, đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, thành phố cũng chủ trương phát triển thành phố toàn diện, đô thị hóa, hiện đại hóa, phát triển khu đô thị, lập thêm 3 quận mới, mở rộng và chỉnh trang một số quận cũ; xây dựng hạ tầng du lịch; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là các công trình trọng điểm như: xây cảng nước sâu tại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

Lạch huyện, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, mở rộng sân bay Cát Bi…Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Xuất phát từ yêu cầu phát triển, thành phố Hải Phòng chú trọng, quan tâm tới việc chuyển mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng.

Theo số liệu thống kê, trong 5 năm (2008 – 2013) trên toàn thành phố có 549 dự án đã và đang triển khai, trong đó: đã thực hiện xong 220 dự án; đang thực hiện 138 dự án; chậm tiến độ, chưa triển khai 191 dự án; tổng diện tích thu hồi trên 20.000 ha; tổng số cá nhân bị thu hồi đất trên 40.000 hộ, trong đó có nhiều dự án trọng điểm của trung ương: đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cảng Lạch huyện, khu công nghiệp Đình Vũ, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng…Các dự án này có diện tích thu hồi lớn, ảnh hưởng tới đời sống của nhiều hộ dân như dự án đường cao tốc đi qua 5 quận huyện, hoặc như quận Hải An có tổng diện tích đất phải thu hồi phục vụ các dự án phát triển chiếm 80% diện tích đất nông nghiệp của quận (UBDN thành phố Hải Phòng, 11/2013).

Công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian qua được đẩy nhanh, nhiều dự án đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đề ra, tiêu biểu là một số dự án lớn ở một sốđịa phương:

Huyện Thủy Nguyên là địa phương có số lượng dự án triển khai lớn nhất với 78 dự án đã triển khai xong, giải phóng mặt bằng của 11.935 hộ dân với diện tích 947,2 ha, số tiền đã chi trả 748,9 tỷđồng. Trong đó các dự án trọng điểm của Trung ương, thành phố: dự án VSIP Hải Phòng, dự án Resot Sông Giá, dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, dự án đường liên tỉnh Hải Phòng – Hải Dương…đang thực hiện 35 dự án với diện tích 914,7 ha của 11.599 hộ dân, còn tồn đọng 10 dự án với diện tích 556 ha của 3979 hộ dân do chủ đầu tư chưa chuẩn bịđược kinh phí (UBDN thành phố Hải Phòng, 11/2013).

Quận Hải An là quận có nhiều dự án lớn của trung ương và thành phố, trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, song với nhiều biện pháp tích cực, vừa mềm dẻo, vừa cương quyết, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nên ý thức chấp hành pháp luật trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

công tác GPMB của người dân được nâng lên, phần lớn các hộ dân có đất thu hồi đã bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ, số lượng các vụ phải tổ chức cưỡng chế giảm rõ rệt. Đến nay một số dự án quan trọng đã được giải phóng mặt bằng nhanh, bàn giao theo đúng kế hoạch, được thành phố biểu dương: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường Tân Vũ - Lạch Huyện, đường bao đông nam, khu công nghiệp Đình Vũ…..hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bàn giao cho chủđầu tư là 32/85 dự án với tổng diện tích: 2502,87 ha thu hồi của 3515 hộ gia đình, cá nhân; đang kiểm kê, lập phương án bồi thường của 53 dự án với tổng diện tích 1190,9 ha (UBDN thành phố Hải Phòng, 11/2013).

Quận Ngô Quyền đã có nhiều cách làm chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Ngoài việc triển khai theo Chỉ thị 11 CT/TU ngày 15/8/2007 của Thành ủy; Kế hoạch 5508/KH-UBND…. Ủy ban nhân dân quận đã xây dựng các chuyên đề, đề án, chương trình hành động, các kế hoạch cụ thể: xây dựng đề án một số biện pháp, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng quận giai đoạn 2009 – 2015; thành lập tổ công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn quận; ban hành quy trình về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm cụ thể hóa các bước thực hiện trong công tác giải phóng mặt bằng. Từ năm 2008 đến nay quận đã triển khai 41 dự án, có diện tích thu hồi là 66,24 ha của 3095 hộ dân và 33 tổ chức; đã có 765 hộ và 25 tổ chức bàn giao mặt bằng với tổng diện tích đất 19,09 ha (UBDN thành phố Hải Phòng, 11/2013).

Huyện Kiến Thụy trong 5 năm đã triển khai thực hiện xong 11 dự án với diện tích thu hồi 128,2 ha của 2649 hộ dân, số tiền chi trả 137,2 tỷ đồng. Trong đó có nhiều dự án lớn như: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, trường đại học Dân lập Hải Phòng, khu tưởng niệm các vương triều nhà Mạc giai đoạn 1…., hiện nay đang triển khai 09 dự án với diện tích 90,6 ha của 3565 hộ dân có đất thu hồi.

Huyện An Dương đã triển khai 67 dự án, tổng diện tích đất thu hồi 445,12 ha, trong đó số dự án đã hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bàn giao đất cho chủđầu tư là 32 dự án.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Các dự án cơ bản bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ, không có vụ việc phải giải quyết bằng biện pháp cưỡng chế hành chính, không có điểm nóng về khiếu kiện phức tạp. Công tác an sinh xã hội được giữ vững ổn định và từng bước phát triển theo hướng bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở thành phố Hải Phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất ở hai dự án điểm.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi lựa chọn 2 dự án để nghiên cứu điểm về việc thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện là:

+ Dự án Xây dựng trường đại học dân lập Hải Phòng tại xã Minh Tân + Dự án xây dựng chợ dân sinh xã Đại Hà

- Phạm vi thời gian:

+ Các số liệu thống kê được lấy từ khi bắt đầu thực hiện dự án đến nay (năm 2008 đến nay).

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đểđánh giá việc thực hiện thu chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

+ Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kiến Thụy + Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Kiến

Thụy

+ Đánh giá việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tiến độ thực hiện tại 2 dự án trên địa bàn huyện Kiến Thụy

a) Giới thiệu về dự án.

b) Các chính sách, cơ sở pháp lý của việc thực hiện dự án. c) Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Từ kết quả thực hiện, đánh giá:

- Các chính sách, cơ sở pháp lý của việc thực hiện dự án. - Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án. - Đánh giá công tác hỗ trợ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

d) Tiến độ thực hiện dự án của chủ dự án, thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân, khắc phục.

e) Ảnh hưởng khi thực hiện dự án.

+ Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện các dự án tại huyện Kiến Thụy

2.4. Phương pháp nghiên cứu.

2.4.1. Phương pháp chn đim nghiên cu

Hai dự án được lựa chọn để nghiên cứu điểm về việc thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện là:

+ Dự án Xây dựng trường đại học dân lập Hải Phòng tại xã Minh Tân + Dự án xây dựng chợ dân sinh xã Đại Hà

Đây là hai dự án trọng điểm của huyện được thực hiện trong thời gian gần đây. Dự án chợ dân sinh xã Đại Hà đến nay vẫn chưa hoàn thành, là điểm nóng của bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng; đất bị thu hồi của 2 dự án có cả đất nông nghiệp và phi nông nghiệp, thời điểm thực hiện tương đối gần nhau, do đó có thể so sánh công tác thực hiện thu hồi đất ở hai dự án chủ yếu phục vụ cho phát triển các công trình công cộng.

2.4.2 Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Điều tra tình hình thực hiện công tác bồi thường thiệt hại ở các dự án bằng cách phỏng vấn với bộ câu hỏi soạn sẵn trong phiếu điều tra đối với các hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thường thiệt hại ở 2 dự án nghiên cứu (mẫu phiếu điều tra có trong phần phụ lục).

Điều tra 140 hộ (khoảng 50% số hộ bị thu hồi đất): Trong đó dự án chợ dân sinh xã Đại Hà điều tra 40/96 hộ, dự án trường dân lập Hải Phòng - 100/216 hộ bị thu hồi đất.

Lựa chọn một số hộ dân ngẫu nhiên, một số hộđang kiến nghị, khiếu kiện đểđi sâu phân tích nguyên nhân.

2.4.3 Phương pháp thu thp s liu th cp:

Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp có tại các cơ quan chức năng về công tác bồi thường hỗ trợ tái định cưởđịa bàn huyện, thành phố và trong cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

2.4.4. Phương pháp thng kê, tng hp, phân tích, x lý s liu điu tra

Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, thống kê, phân tích và xử lý số liệu đã thu thập.

2.4.5. Phương pháp so sánh

Sử dụng biện pháp liệt kê, đối chiếu, so sánh số liệu giữa 2 dự án, tìm ra điểm khác biệt, nguyên nhân, đưa ra biện pháp giải quyết.

2.4.6. Phương pháp minh ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Phòng.

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Khái quát chung về lịch sử và quá trình hình thành huyện

Kiến Thụy xưa là vùng đất của Bộ Thang Tuyền, một trong 15 bộ của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông cắt đất huyện An Lão, lập huyện Nghi Dương gồm đất của huyện Kiến Thụy, thị xã Đồ Sơn và Kiến An. Năm 1837, vua Minh Mạng lập phủ Kiến Thụy gồm 3 huyện Nghi Dương, Kiến Thụy và An Dương. Thời Pháp thuộc, huyện Nghi Dương đổi thành phủ Kiến Thụy, thuộc tỉnh Kiến An. Năm 1980, lập huyện Đồ Sơn. Năm 1988, tách riêng thị xã Đồ Sơn, đổi tên huyện Đồ Sơn thành huyện Kiến Thụy.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 33)