Chính sách về tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 25 - 26)

3. Yêu cầu của đề tài

1.2.4. Chính sách về tái định cư bắt buộc của Ngân hàng Thế giới

Có hai chính sách an toàn xã hội: Chính sách hoạt động (OP) 4.12: Tái định cư bắt buộc và OP 4.10. Những chính sách này mô tả mục tiêu và các hướng dẫn cần phải tuân thủ trong những tình huống có thu hồi đất bắt buộc và hạn chế bắt buộc trong việc tiếp cận tới các vườn quốc gia và các khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, và khi có liên quan tới người bản địa hay người dân tộc thiểu số. Mục đích của Chính sách hoạt động OP 4.12 là nhằm tránh tái định cư bắt buộc tới mức có thể, hoặc nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi về xã hội và kinh tế do tái định cư bắt buộc gây nên. OP 4.12 khuyến khích sự tham gia của những người phải di dời trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện tái định cư, và mục tiêu kinh tế chính của chính sách này là hỗ trợ những người phải di dời trong các nỗ lực cải thiện hoặc ít nhất khôi phục thu nhập và mức sống sau khi di dời. Chính sách quy định việc đền bù và những biện pháp tái định cư khác để đạt được các mục tiêu mà chính sách đề ra cũng như yêu cầu bên vay chuẩn bị các công cụ tái định cư phù hợp trước khi Ngân hàng Thế giới thẩm định dự án đề xuất. Để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động có thu hồi đất, bồi thường, di dời, và hạn chế việc sử dụng các nguồn lực, những chính sách áp dụng yêu cầu thực hiện tham vấn chặt chẽ với người bị ảnh hưởng và về việc giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng, trong đó có chú ý tới các vấn đề về DTTS, giới, và những nhóm dễ bị tổn thương khác. Đồng thời, các chính sách cũng quy định nhu cầu phổ biến thông tin, giám sát và đánh giá, và đảm bảo MARD – CPO, PMU10 và các PPMU có đủ kinh phí và năng lực (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012).

* Nhận xét, đánh giá

Nhìn chung, việc xây dựng và phát triển các công trình đều liên quan đến việc thu hồi đất. Ở mỗi nước, quyền lực thu hồi, trưng thu đất được ghi trong Hiến pháp hoặc tại Bộ Luật đất đai hoặc một bộ luật khác. Nếu việc thu hồi, trưng thu đã phù hợp với quy định của pháp luật mà người sở hữu hoặc sử dụng đất không thực hiện thì nhà nước có quyền chiếm hữu đất đai. Việc thu hồi đất, trưng thu đất và bồi thường thiệt hại về đất tại mỗi quốc gia đều được thực hiện theo chính sách riêng do nhà nước đó quy định. Từ việc nghiên cứu chính sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

bồi thường GPMB của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường GPMB ở một sốđiểm sau:

- Xây dựng hành lang pháp lý cũng như tuyên truyền vận động và nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong việc nhà nước trưng dụng đất đai, người có quyền sử dụng đất tự nguyện thực hiện việc hiến, tặng, cho nhà nước đất đai để xây dựng các công trình công cộng mang lại lợi ích cộng đồng.

- Tất cả mọi vấn đề về kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất gây ra đều phải quan tâm. Đặc biệt, cần tránh hoặc giảm thiểu việc phải bố trí tái định cư hoặc thiệt hại vềđất, công trình bằng cách khai thác mọi phương án khả thi khác.

- Cần tập trung nhiều hơn đến vấn đề tái định cưđảm bảo đời sống người bị thu hồi đất có đời sống tốt hơn trước khi bị thu hồi. Tạo môi trường sản xuất cũng như duy trì, đảm bảo tốt nhất về văn hóa, xã hội và môi trường sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển đến cộng đồng dân cư mới.

- Thực hiện bồi thường, hỗ trợ vềđất, tài sản tương đương với giá thị trường. - Hoàn thiện các quy định vềđịnh giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường GPMB nói riêng.

- Thực hiện thống nhất trình tự, thủ tục và thực hiện tốt quy định về thẩm định, phê duyệt, giám sát thực hiện phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Quan tâm đặc biệt tới việc quy hoạch và xây dựng nơi tái định cư, tạo việc làm của người có đất bị thu hồi; xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, nhà nước và nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)