Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 54 - 59)

3. Yêu cầu của đề tài

3.2.Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa

Thụy, sau khi tách quận, là một huyện thuần nông nên đang có định hướng đẩy mạnh cơ cấu sản xuất sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ.(Khu công nghiệp Tân Trào, Kiến Quốc, Ngũ Phúc)

+ Các loại đất khác cơ bản sẽổn định, diện tích đất tăng giảm không đáng kể.

3.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Kiến Thụy huyện Kiến Thụy

Kể từ khi Luật đất đai 2003 ra đời với những đổi mới cơ bản trong chính sách vềđền bù, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, công tác GPMB đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện đã đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của toàn huyện.

Đồng thời là thời điểm Nghịđịnh 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, hỗ trợ và tái định cư ra đời. Việc tăng hỗ trợ khi thu hồi đất đã “tháo nút thắt” trong công tác GPMB. Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, hỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

trợ và tái định cư có hiệu lực từ ngày 01/10/2009 đã tạo sự thuận lợi trong công tác GPMB. Nghị định đã vận dụng tất cả những gì có lợi nhất cho người dân bị thu hồi đất; chú trọng phần hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cá nhân có đất ở thu hồi khi nhà nước thu hồi.

Tiến độ thực hiện các dự án trong năm 2009 diễn ra rất chậm, do thời điểm giao thời giữa nghị định 84 và nghị định số 69 của Chính phủ có thay đổi về chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nên việc lập phương án bồi thường có nhiều vướng mắc bất cập, cùng một dự án lại thực hiện tại hai thời điểm có chính sách khác nhau, các hộ dân dựa vào đó không nhận tiền đồng thời có tâm lý chờđợi về cơ chế, người dân chờđợi việc áp dụng chính sách mới để được bồi thường với giá cao hơn và chính sách hỗ trợ tốt hơn, nhiều dự án chuyển tiếp qua nhiều năm khi thực hiện luật mới dẫn đến tình trạng “khập khiễng” về chếđộ chính sách khi áp dụng cho các hộ dân trong cùng 1 dự án làm phát sinh khiếu kiện kéo dài. Chính vì vậy tiến độ một số dự án chưa hoàn thành, nguyên nhân cũng do cơ chế chưa đáp ứng được đòi hỏi, kiến nghị của những hộ dân có đất bị thu hồi.

Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kiến Thụy, từ năm 2008 đến nay, Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện Kiến Thụy đã quán triệt và chỉđạo các ban ngành đoàn thể, các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-TU ngày 16/4/2008 về việc triển khai dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo chung: Hướng dẫn số 638/HD – UBND ngày 17/9/2010 về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện; ban hành các văn bản cụ thể cho từng dự án: Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, dự án đường 403 giai đoạn I và giai đoạn II, dự án khai thác chợ dân sinh xã Đại Hà, dự án trường Đại học Dân lập Hải Phòng….

- Ủy ban nhân dân huyện chỉđạo thành lập Hội đồng bồi thường, GPMB, bộ phần thường trực (Nay thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất) thực hiện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

- Trong quá trình giải phóng mặt bằng, Ủy ban nhân dân huyện đã hướng dẫn các phòng, ban liên quan căn cứ vào hồ sơ, bám sát các chính sách nhà nước (Luật đất đai 2003, các Nghị định số 84, Nghị định số 69; Thông tư số 14; các Quyết định 1761, 1074, 1240, 130, 2286, 1263, …….). Từ công tác kiểm đếm tại hiện trường, xác định nguồn gốc, tính toán phương án bồi thường, công khai dân chủ theo quy định.

Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các Dự án từ năm 2008 đến nay trên địa bàn huyện: thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ 20 dự án; đã triển khai thực hiện xong 11 dự án với diện tích thu hồi 128,2 ha của 2649 hộ dân, số tiền chi trả 137,2 tỷđồng. Hiện nay đang triển khai 09 dự án với diện tích 90,6 ha của 3565 hộ dân có đất thu hồi. Các dự án cụ thể được thể hiện trong bảng 3.3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.3. Các dự án thu hồi đất tại huyện Kiến Thụy trong giai đoạn 2008 - 2013

STT Tên dự án N ăm bắt đầu Diện tích đất thu hồi (ha) Năm kết thúc NN PNN Tổng

1 Dự án xây dựng đường ôtô Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 2008 66,87 19,04 85,91 2013 2 Dự án tái định cưđường cao tốc 2008 19,63 1,79 21,42 Đang hoàn thiện 3 Dự án xây dựng sửa chữa và đóng mới tàu thủy tại xã Tân Trào 2008 21,42 1,12 22,54 Đang thực hiện 4 Dự án trường dân lập Hải Phòng 2009 8,98 3,09 12,07 2012 5 Dự án nhà hàng ăn uống ẩm thực (Thanh Sơn) 2009 0,78 0,07 0,85 Đang thực hiện 6 Dự án đê biển II tại xã Đại Hợp - Đoàn Xá 2009 1,5 0 2,5 2013 7 Dự án trạm điện trung gian tại xã Minh Tân 2009 0,4 0,1 0,5 2009 8 Dự án đường công vụ 2009 0,47 0,22 0,69 2010 9 Dự án Lai – Sàng – Họng 2009 0,45 4,65 5,1 2010 10 Dự án trạm quản lý sông Đa Độ 2010 0,066 0,066 2011 11 Dự án cây xăng Đại Thái 2010 0,19 0,07 0,26 2012 12 Dự án nuôi cá sấu Thiên Quân 2010 15,77 1,78 17,55 Đang thực hiện 13 Dự án đê tả sông Văn Úc 2010 1,5 0 1,5 2011 14 Dự án khai thác chợ dân sinh Tiền Thảo (Đại Hà) 2010 1,43 0,15 1,58 Đang thực hiện 15 Dự án đấu giá theo Quyết định 1107/QĐ-UBND TP 2011 3,4 0,1 3,5 2013 16 Dự án đường 401 2011 13,7 2.404 16,104 2012 17 Đường 403 giai đoạn 1 (Đại Hợp, Tân Trào, Đại Hà) 2011 16,8 0,3 17,1 Đang thực hiện 18 Dự án neo đậu tàu thuyền tránh trú bão bến Quán Chánh 2012 7,16 0,3 7,46 Đang thực hiện 19 Dự án đấu giá đất theo kế hoạch tại xã Thụy Hương 2012 1,0 0 1,0 Đang TH 20 Dự án đấu giá đất theo kế hoạch tại xã Đông Phương 2013 0,8 0,3 1,1 Đang TH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Tuy có rất nhiều cố gắng trong công tác giải phóng mặt bằng nhưng trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều dự án còn tồn đọng:

- Dự án Lai - Sàng – Họng tại xã Tú Sơn: Đến nay còn 03 hộ có kiến nghị về giá đất và vật kiến trúc thấp. Tổ công tác đã giải thích chi tiết về cách tính nhưng các hộ không chấp nhận và không nhận tiền đền bù.

- Dự án đường 403 giai đoạn 1 tại xã Đại Hợp: Trong tổng số 350 hộ đến nay còn 04 hộ chưa nhận tiền vì cho rằng giá đất chưa tương xứng;

- Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng:

Xã Thuận Thiên: Một số hộ thôn Úc Gián kiến nghị về phương án đền bù, phòng Tài nguyên & Môi trường huyện đã trả lời các hộ nhiều lần, UBND xã đã đến trực tiếp vận động các hộ gia đình và cho tới nay các hộ cơ bản đã nhận tiền và không kiến nghị nữa.

Xã Hữu Bằng: Còn 06 hộ đã nhận tiền nhưng tiếp tục kiến nghị và được Hội đồng GPMB, phòng Tài nguyên & Môi trường phối kết hợp với Uỷ ban nhân dân xã giải thích nhiều lần nhưng chưa nhất trí.

- Dự án đê biển 2: Tại xã Đoàn Xá chưa lập hồ sơ phê duyệt phương án hỗ trợ vật kiến trúc, cây cối hoa màu cho các hộ dân (dự án này do Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thuỷ lợi Đa Độ làm chủđầu tư).

- Dự án xây dựng chợ dân sinh xã Đại Hà.Trong tổng 93 hộ dân còn 16 hộ chưa nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Uỷ ban nhân dân huyện phối kết hợp phòng Tài nguyên & MT, Uỷ ban nhân dân xã Đại Hà trả lời đối thoại trực tiếp 16 hộ dân; Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Thông báo số 230/TB-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2011 về việc xây dựng quản lý kinh doanh khai thác chợ dân sinh tại xã Đại Hà, huyện Kiến Thuỵ.

- Dự án trường Đại học dân lập Hải Phòng: các hộ dân chưa được tái định cư theo quy định, khó khăn trong cuộc sống, một số hộ vẫn tiếp tục kiến nghị về giá bồi thường, hỗ trợ còn thấp so với thực tế, đến năm 2010 mới giải quyết dứt điểm.

- Dự án xây dựng sửa chữa và đóng mới tàu thủy tại xã Tân Trào: Đã thực hiện công tác kiểm kê từ năm 2010, nhưng chưa lập phương án bồi thường

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những vướng mắc khó khăn khi giải phóng mặt bằng chủ yếu do một số nguyên nhân:

- Huyện Kiến Thụy thực hiện dồn điền đổi thửa từ năm 2003 – 2004, nhưng đến nay chưa cấp lại GCNQSDĐ nông nghiệp cho các hộ, từđó khó khăn cho việc xác định nguồn gốc đất.

- Biến động về đất đai (cả về hình thể, diện tích, chuyển mục đích và chủ sử dụng) ởđịa phương chưa được cập nhật kịp thời. Hồ sơđịa chính không đảm bảo độ chính xác, chỉ quản lý trên bản đồ giải thửa, sổ mục kê lập từ năm 1978 chỉnh lý năm 1985 theo Chỉ thị 299/CT-TTg.

- Giá đền bù đất nông nghiệp, vật kiến trúc, cây cối hoa màu chưa điều chỉnh kịp thời theo giá cả thị trường.

- Xây dựng khu tái định cư (đất ở), đất di chuyển mồ mả chậm, chưa kịp thời đáp ứng cho các dự án cần tái định cư cho hộ dân làm ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, gây khó khăn cho người dân có đất bị thu hồi.

- Các cơ chế chính sách nhà nước còn chưa phù hợp, gây khó khăn cho quá trình lập phương án tính toán bồi thường, hỗ trợ.

3.3. Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của hai dự án điểm tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện kiến thụy, thành phố hải phòng (Trang 54 - 59)