Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 (Trang 63)

7. Cấu trúc luận văn

2.6.Kết luận chương 2

Khi học sinh giải một bài toán nào đó, điều quan trọng trước tiên là giáo viên phải gợi ý giúp cho các em nhận ra được bài toán này thuộc dạng toán nào mà các em đã được học và tương ứng với dạng toán đó có phương pháp giải như thế nào cho thích hợp. Việc nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh lớp 4 là việc làm lâu dài, cần có nhiều thời gian, người giáo viên cần kiên nhẫn và áp dụng tất cả các biện pháp có thể trong quá trình giảng dạy để có thể nâng cao chất lượng giải toán cho các em.

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mô tả thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh lớp 4 đã được đề cập ở chương 2, do đó em đã tiến hành thực nghiệm.

3.1.2. Nội dung thực nghiệm

Để đạt được mục đích thực nghiệm đề ra, em đã tiến hành soạn giáo án để giảng dạy và thiết kế các bài kiểm tra để khảo sát học sinh.

3.1.3. Đối tượng thực nghiệm

- Đối tượng là học sinh lớp 4, trường Tiểu học Ngô Quyền, thành phố Cần Thơ.

- Lớp thực nghiệm: Lớp 4.5 do cô Trần Ngọc Thu chủ nhiệm.

3.1.4. Thời gian thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm từ 26/1/2015 đến 12/4/2015.

3.1.5. Hình thức thực nghiệm

Tổ chức giảng dạy và khảo sát học sinh thông qua các bài kiểm tra. 3.1.6. Thành phần dự giờ và đánh giá tiết dạy

Cô Trần Ngọc Thu là giáo viên chủ nhiệm lớp 4.5, trường Tiểu học Ngô Quyền.

3.2. Tổ chức thực nghiệm

Việc thực nghiệm được tiến hành ở lớp 4.5, em tiến hành giảng dạy ở lớp thực nghiệm sau đó cho kiểm tra lớp thực nghiệm (đề kiểm tra ở phần phụ lục). Bên cạnh đó, em cũng khảo sát lớp đối chứng (lớp 4.2) với cùng một đề kiểm tra.

3.2.2. Tường thuật tiết dạy thực nghiệm

Trường: Tiểu học Ngô quyền Họ và tên GSh: Kích Liến Lớp: 4.5 MSSV: 1110308

Môn: Toán Ngành học: Giáo dục Tiểu học

Tiết thứ: 2 Họ và tên GVHD: Cô Trần Ngọc Thu Ngày 1 tháng 4 năm 2015

TÊN BÀI DẠY

TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ

I. MỤC TIÊU

- Biết cách tóm tắt và giải bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Củng cố kiến thức về tỉ số.

- Học sinh giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn theo đúng quy định.

- Giúp học sinh cảm thấy bài toán có nội dung gần gũi với đời sống thực tế, từ đó giúp các em ham thích và say mê học toán.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp: đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: bảng phụ, phiếu học tập, SGK.

III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Khởi động (1 phút): Hát

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- Giáo viên hỏi: Tiết trước học bài gì ? - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập:

Viết tỉ số của a và b biết: a) a = 4; b = 7 b) a = 3; b = 2 - Mời học sinh nhận xét bài làm của bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo viên nhận xét. 3. Các hoạt động

TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

2’

17’

3.1. Giới thiệu bài: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- GV đặt vấn đề: Cô có các cặp số 2 và 7; 3 và 5. Các em hãy tính tổng và viết tỉ số của các cặp số này.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Khi cho 2 số bất kì bao giờ chúng ta cũng tính được tổng và tỉ số của hai số đó. Vậy trường hợp ngược lại, khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, chúng ta có thể tìm được hai số đó không ? Để giải quyết vấn đề này hôm nay cô cùng cả

lớp tìm hiểu bài: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Giáo viên viết tựa bài lên bảng và yêu cầu học sinh nhắc lại.

3.2. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh

- Học sinh 1: + Tổng: 9 + Tỉ số: - Học sinh 2: + Tổng: 8 + Tỉ số: - Học sinh lắng nghe.

tìm hiểu bài

Bài toán 1

- Yêu cầu học sinh đóng SGK lại.

- Giáo viên dán bảng phụ viết sẵn đề bài toán 1 lên bảng.

- Yêu cầu 2 học sinh đọc đề. - Đặt câu hỏi:

+ Đề bài cho biết gì ?

+ Đề bài hỏi gì ?

- Bài toán cho biết tổng và tỉ số của hai số đó và yêu cầu tìm hai số. Đây chính

là bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

- Giáo viên hỏi tiếp: Số bé chiếm mấy phần và số lớn chiếm mấy phần ?

- Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

+ Gọi học sinh vẽ đường thẳng biểu thị số bé và số lớn.

+ Gọi học sinh biểu diễn tổng của hai số và câu hỏi bài toán.

- Giáo viên nhận xét.

- Lưu ý với học sinh: Đối với dạng toán này ta sẽ vẽ sơ đồ tóm tắt rồi từ đó giải bài toán. Các em phải lưu ý khi vẽ các đoạn thẳng phải bằng nhau và khi trình bày vào bài giải ta cũng phải vẽ sơ đồ tóm tắt.

- Giáo viên đặt vấn đề và nêu các câu

- 2 học sinh đọc đề, cả lớp đọc thầm. - Học sinh trả lời:

+ Đề bài cho biết tổng của hai số là 96, tỉ số là . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Yêu cầu tìm hai số đó.

- Học sinh lắng nghe.

- Số bé chiếm 3 phần, số lớn chiếm 5 phần.

- Lần lượt 2 học sinh lên bảng vẽ:

Số bé: Số lớn: - Học sinh chú ý lắng nghe. ? ? 96

hỏi gợi ý:

+ Dựa vào sơ đồ đoạn thẳng các em cho cô biết: Tổng số phần bằng nhau bằng bao nhiêu ?

+ Tổng của hai số là 96 và được chia thành 8 phần bằng nhau. Vậy tính giá trị của một phần như thế nào ?

+ Số bé chiếm mấy phần và số bé là bao nhiêu ?

- Giáo viên nhận xét, kết luận: Số bé là: 96 : 8 × 3 = 36

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: Vậy muốn tìm số bé ta làm bằng cách nào ?

- Gọi vài nhóm trả lời.

- Kết luận: Muốn tìm số bé ta lấy tổng chia cho tổng số phần bằng nhau rồi nhân với số phần của số bé.

- Giáo viên hỏi tiếp: Số lớn được tìm bằng cách nào ?

- Gọi học sinh nhận xét.

- Giáo viên nhận xét và kết luận: Số lớn là: 96 : 8 × 5 = 60

- Có thể tìm số lớn bằng cách nào khác ? - Giáo viên nhận xét.

- Giáo viên lưu ý với học sinh khi làm dạng toán này chúng ta nên thử lại xem có thảo mãn yêu cầu đề bài chưa.

Bài toán 2

- Giáo viên dán bảng phụ viết sẵn đề bài

- Tổng số phần bằng nhau là: 3 + 5 = 8 (phần) - Ta tính giá trị của một phần bằng cách: 96 : 8 = 12 - Số bé chiếm 3 phần và số bé là: 12 × 3 = 36

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau tạo thành nhóm và thảo luận.

- Vài học sinh trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- Số lớn là: 96 : 8 × 5 = 60

- Học sinh nhận xét.

toán 2 lên bảng.

- Yêu cầu 2 học sinh đọc đề. - Đặt câu hỏi:

+ Đề bài cho biết gì ?

+ Đề bài hỏi gì ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài toán thuộc dạng nào ? Vì sao em biết?

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm cách giải bài toán.

- Gọi đại diện nhóm lên trình bày bài giải.

- Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trong vòng 3 phút và trả lời câu hỏi sau: Muốn giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó gồm có mấy bước ? Đó là những bước nào ?

- Gọi đại diện vài nhóm trả lời. - Giáo viên nhận xét và kết luận.

- Treo bảng phụ ghi các bước giải và gọi vài học sinh đọc lại.

Gồm có 5 bước: Bước 1. Đọc kĩ đề. Bước 2. Xác định tổng, tỉ số. Bước 3. Tóm tắt bằng sơ đồ. - Học sinh đọc đề. - Học sinh trả lời:

+ Minh và Khôi có 25 quyển vở. Số vở của Minh bằng số vở của Khôi. + Tìm số vở của Minh và số vở của Khôi.

- Thuộc dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”. Vì đề bài cho biết tổng, tỉ số và yêu cầu tìm hai số.

- Học sinh thảo luận.

- 2 học sinh đại diện hai nhóm lên trình bày bài giải.

- Học sinh nhận xét, bổ sung.

- Học sinh thảo luận.

- Học sinh trả lời

- 3 học sinh đọc lại, cả lớp đọc lại đồng thanh.

14’

2’

Bước 4. Giải toán

- Tìm tổng số phần bằng nhau. - Tìm số bé, số lớn.

Bước 5. Thử lại.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài tập 1

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Hướng dẫn học sinh phân tích đề. - Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. Bài tập 2

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Hướng dẫn học sinh phân tích đề. - Yêu cầu học sinh về nhà làm. Bài tập 3

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Tổ chức cho lớp thi đua. Chia lớp thành 6 nhóm và phát bảng phụ cho các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu các nhóm trình bày bài giải vào bảng phụ. Nhóm nào làm đúng và nhanh thì chiến thắng.

- Mời các nhóm nhận xét lẫn nhau. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng.

3.3. Củng cố

- Hôm nay, chúng ta học bài gì ?

- Gọi vài học sinh nhắc lại các bước giải

- Học sinh đọc đề.

- 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. - Học sinh nhận xét. - Học sinh thực hiện. - Học sinh đọc đề. - Lớp chia thành 6 nhóm và nhận bảng phụ làm bài.

- Các nhóm trình bày bài làm của mình.

- Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe.

1’

bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.

- Nhận xét tiết học. 3.4. Hoạt động nối tiếp

- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập vào vở, học bài và chuẩn bị bài tiết

sau Luyện tập.

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn về tiết dạy - Về nội dung:

+ Nội dung bài học: Nội dung đầy đủ và bám sát nội dung trong SGK.

+ Hệ thống câu hỏi: Hệ thống câu hỏi đảm bảo tính vừa sức chung, câu hỏi rõ ràng, đơn nghĩa giúp học sinh tích cực suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo để phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Về phương pháp dạy học: Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau như giảng giải, hỏi đáp, trực quan, thi đua, thảo luận nhóm…tránh gây sự nhàm chán cho học sinh.

- Về phương tiện dạy học: Có sự chuẩn bị chu đáo, phù hợp với tiết dạy. - Về tổ chức lớp học:

+ Tổ chức hoạt động: Tiết dạy được chia thành nhiều hoạt động, mỗi hoạt động có một nội dung riêng biệt, giúp học sinh dễ dàng nắm bắt bài giảng và tự nhận biết được những việc mà mình cần làm trong mỗi hoạt động.

+ Phân bố thời gian: Đảm bảo thời gian, thời gian dành cho mỗi hoạt động đều hợp lý.

- Về hiệu quả tiết dạy:

+ Tiết dạy đạt được mục tiêu đề ra, học sinh nhận dạng và nắm được cách giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.

+ Giới thiệu bài bằng cách đưa ra tình huống có vấn đề tạo sự hứng thú, tò mò cho học sinh.

+ Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên đã gợi ý để các em tự tìm ra các bước giải bài toán, kích thích tư duy sáng tạo của các em, giúp học sinh khắc sâu kiến thức.

+ Tổ chức cho học sinh thi đua tạo không khí vừa học vừa chơi, giúp học sinh làm bài, khắc sâu bài học với tâm lý thoải mái.

3.2.3. Tổ chức kiểm tra

- Do việc nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh là việc cần nhiều thời gian nhưng thời gian thực tập có hạn nên bên cạnh việc em tổ chức giảng dạy trực tiếp trên lớp thì em còn nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Trong các giờ ôn tập toán, em đã nhờ cô lồng ghép các bài toán nâng cao đối với từng dạng toán (trình bày ở chương 2) để học sinh làm và từ đó góp phần nâng cao chất lượng giải toán.

PHIẾU HỌC TẬP

BÀI: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ Thời gian làm bài: 35 phút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Phần trắc nghiệm

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1. Các bước cơ bản để giải dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” là:

A. Đọc kĩ đề toán – tóm tắt bằng sơ đồ – giải toán – thử lại. B. Đọc kĩ đề toán – giải toán – thử lại.

C. Đọc kĩ đề toán – xác định tổng và tỉ số – tóm tắt bằng sơ đồ – giải toán – thử lại. D. Đọc kĩ đề toán – tóm tắt bằng sơ đồ – xác định tổng và tỉ số – giải toán – thử lại.

Câu 2. Tổng của hai số là 105. Tỉ số của hai số đó là

3 2

. Tìm hai số đó.

A. 42 và 63 B. 40 và 65 C. 45 và 60 D. 43 và 62

Câu 3. Nhà Lan nuôi tất cả 96 con cả gà và vịt. Biết rằng số con gà gấp 3 lần số con vịt. Tìm số con gà.

A. 24 con B. 72 con C. 48 con D. 70 con

Câu 4. Tìm hai số, biết trung bình cộng của hai số đó là 12 và số thứ nhất gấp đôi số thứ hai.

A. 4 và 8 B. 6 và 12 C. 8 và 16 D. 10 và 20 Trường Tiểu học Ngô Quyền

Lớp:……….

B. Phần tự luận

Em hãy nêu bài toán rồi giải bài toán theo sơ đồ sau:

... ... ... ... ... HẾT

Mục tiêu của các câu hỏi:

- Câu 1 đến câu 4 được thiết kế dưới dạng trắc nghiệm để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh. Tuy nhiên, mức độ hiểu cũng được tăng dần qua từng câu hỏi.

- Câu 5 được thiết kế dưới dạng tự luận để kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức của học sinh ở mức độ hiểu và ứng dụng, bên cạnh đó còn biết được khả năng dùng từ ngữ, đặt câu, cách diễn đạt và sự hiểu biết về cuộc sống xung quanh của học sinh.

3.2.4. Phân tích kết quả sau kiểm tra

Trước khi áp dụng các biện pháp trên thì thành tích học tập của hai lớp là tương đương nhau được thể hiện trong bảng sau:

Số học sinh Học lực

Tổng số Nam Nữ Giỏi Khá T.Bình Yếu Lớp thực nghiệm 45 25 20 19 18 8 0 Lớp đối chứng 47 23 24 19 20 8 0

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 4 (Trang 63)