7. Cấu trúc luận văn
1.4. Nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tiểu học
Để tìm ra các biện pháp giúp học sinh giải tốt các bài toán có lời văn ở lớp 4 thì cần phải nắm được nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 5. Từ đó mới định hướng cách dạy sao cho có sự kế thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp.
- Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn; giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc trừ (dạng thêm, bớt).
- Nội dung dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 được chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: “Chuẩn bị” học giải toán có lời văn (học trong học kì I – lớp 1).
Học sinh được làm quen với các tình huống qua tranh vẽ, từ đó nêu thành bài toán có lời văn (nêu bằng miệng), bước đầu có hướng giải quyết bài toán (ở mức độ nêu phép tính giải thích hợp).
+ Giai đoạn 2: “Chính thức” học giải toán có lời văn (học trong học kì II – lớp
1). Học sinh được biết thế nào là bài toán có lời văn, biết cách giải và trình bày bài giải (ở mức độ tương đối hoàn chỉnh gồm câu lời giải, phép tính và đáp số).
Đối với khối lớp 2
- Giải và trình bày bài giải các bài toán đơn về cộng, trừ (dạng nhiều hơn, ít hơn); các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5.
- Làm quen với bài toán có nội dung hình học. - Tự đặt được đề toán theo điều kiện cho trước.
Đối với khối lớp 3
Giải và trình bày bài giải các bài toán có không quá hai bước tính, trong đó có các bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Đối với khối lớp 4
(Nội dung này sẽ được trình bày sau)
Đối với khối lớp 5
Giải và trình bày bài giải các bài toán có đến bốn bước tính, trong đó có các bài toán về quan hệ “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch”; củng cố các dạng toán điển hình ở
lớp 4; các bài toán với số thập phân; các bài toán về tỉ số phần trăm; các bài toán có nội dung hình học và toán chuyển động đều.