Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng thời gian dài, thông thường từ 2,5 năm cho đến 5 năm, tùy thuộc vào quy mô dự án.
Căn cứ vào bản chất, nét đặc thù của những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện, những giải pháp đặt ra có thể sử dụng để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro trong giai đoạn này như sau:
Bảng 5.1 Giải pháp xử lý, khắc phục một số rủi ro trong quá trình thi công
TT Rủi ro Tsuất ần Quy mô, hậu quả Giải pháp
1 Chất lượng thi công không đảm bảo: nhà thầu yếu kém, rút ruột công trình, nguyên liệu thi công xây dựng kém chất lượng… Phổ biến Nghiêm trọng
Rà soát nguyên nhân để có giải pháp:
+ Nếu là nhà thầu yếu kém, rút ruột công trình cần thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiệm thu từng phần, rà soát điều khoản trong hợp đồng, cần thiết thay nhà thầu
+ Nguyên liệu thi công kém chất lượng cần đánh giá lại và thay đổi nguyên liệu, khắc phục sự cố… 2 Khâu giám sát thi
công lỏng lẻo, trình độ tư vấn giám sát hạn chế. Phổ biến Nghiêm trọng
Chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, yêu cầu giám sát chặt chẽ, nghiệm thu từng phần, rà soát điều khoản trong hợp đồng, cần thiết thay thế Tư vấn giám sát
3 Chi phí xây dựng phát sinh vượt quá dự toán.
Phổ biến
Bình thường
Cần nghiên cứu cụ thể nguyên nhân gây phát sinh tăng chi phí, nếu là do thiếu sót từ khâu thiết kế thì cần trực tiếp làm việc với tư vấn để có biện pháp xử lý.
Nếu là do khách quan mang lại thì cần có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt, ổn định thi công. 4 Chậm tiến độ do các
nguyên nhân: Thời tiết, khí hậu; vốn giải
Phổ biến
Nghiêm trọng
Do nhiều nguyên nhân, ta cần phân tích tìm ra đúng nguyên nhân cơ bản và có biện pháp xử lý
ngân chậm; công tác giải phóng mặt bằng chậm, chưa bố trí tái định cư…
triệt để:
+ Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu
cần có biện pháp giảm thiểu tác động, bố trí thời gian hợp lý cho thi công
+ Chú trọng thúc đẩy nhanh việc đàm phán để thực hiện công tác đền bù, kết hợp với cơ quan chức năng tại địa phương để xử lý triệt để.
+ Cần có cơ chế kịp thời về tài chính để không làm gián đoạn thi công… 5 Mua sắm thiết bị không đồng bộ, công nghệ lạc hậu Bình thường Nghiêm trọng Thực hiện quá trình thẩm định dự án chặt chẽ, cần nghiên cứu thông tin về thiết bị công nghệ, thẩm định giá, tham khảo kinh nghiệm từ các dự án tương tự…
6 Hư hỏng thiết bị do yếu tố con người, do tự nhiên
Bình thường
Nghiêm trọng
+ Nếu do yếu tố con người cần thực hiện công tác đào tạo vận hành thiết bị chặt chẽ hơn, thường xuyên kiểm tra, thiết lập các quy trình thực hiện
+ Nếu do yếu tố tự nhiên: thời tiết, khí hậu trong công tác bảo dưỡng
cần đưa nội dung nhiệt đới hóa thiết bị trong hợp đồng, rà soát công tác giao nhận thiết bị; Thiết lập các chế độ bảo quản hợp lý cho thiết bị nhà máy.
7 Yếu tố thủy văn: Rủi Bình Nghiêm Cần chú trọng công tác thi công, 95
ro trong quá trình thi công đập nước, ngăn dòng, vỡ đập nước, tuyến năng lượng .vv.
thường trọng để đảm bảo an toàn đập, tuyến năng lượng.
8 Yếu tố môi trường: thay đổi dòng chảy tự nhiên gây bất thường, thay đổi môi trường môi sinh trong phạm vi dự án Bình thường Nghiêm trọng Cần có đánh giá tổng thế dự án, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đảm bảo môi trường theo quy định
9 Các rủi ro về biến động Chính trị, kinh tế, tài chính… Phổ biến Nghiêm trọng Cần có giải pháp tổng thể liên quan đến loại rủi ro này, cân cân nhắc các biện pháp phù hợp tại từng thời điểm để làm giảm nhẹ tác động, các rủi ro tại các mặt này. Do tính khách quan nên việc đối mặt với những rủi ro này cần cân nhắc lựa chọn cho phù hợp 10 Tai nạn lao động có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi… Bình thường Bình thường
Cần thực hiện các biện pháp kiểm tra định kỳ sức khỏe người lao động, kiểm tra quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy trình liên quan đến an toàn trong thi công, tổ chức thi công theo quy trình, tổ chức thi công hợp lý, hiệu quả để nâng cao chất lượng cũng như giảm thiểu tai nạn…
Trên đây là một số giải pháp nhằm giảm thiểu, phòng ngừa hoặc loại bỏ các rủi ro cơ bản nêu trên trong giai đoạn thi công xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế còn có rất nhiều các rủi ro khác tác động đến dự án thủy điện, các rủi ro mới phát sinh trong quá
trình thi công xây dựng dự án và mỗi một rủi ro đều có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của dự án.
5.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro giai đoạn vận hành thương mại, tham gia thị trường
Trong giai đoạn dự án thủy điện hoàn thiện việc thi công xây dựng và bắt đầu đi vào vận hành thương mại, trình tự quản lý rủi ro áp dụng lược đồ cho tại mục 5.1 Chương này. Trong giai đoạn này, các rủi ro về đập, môi trường, phòng cháy chữa cháy, về vận hành thiết bị được xem là nghiêm trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc an toàn của thiết bị, con người thậm chí đến cả cộng đồng dân cư gần khu vực dự án. Để tránh những rủi ro này trong quá trình vận hành khai thác thủy điện cần xây dựng các quy trình phục vụ cho việc vận hành hồ chứa, quy trình vận hành nhà máy và các thiết bị có liên quan, bên cạnh đó chủ đầu tư cần đẩy mạnh công tác tập huấn về an toàn điện, an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định. Hàng năm tập huấn sát hạch về kiến thức vận hành nhà máy để đảm bảo duy trì và phát triển đội ngũ vận hành có trình độ đáp ứng yêu cầu về vận hành an toàn cho nhà máy.
Đối với môi trường, cần thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, lắp đặt các thiết bị quan trắc nhằm có được các thông tin về môi trường theo quy định và có biện pháp bảo vệ môi trường được tốt hơn.
Ngoài ra để tránh các rủi ro từ thiên tai lũ lụt, chủ đầu tư cần có biện pháp ngăn ngừa, xây dựng các phương án về quản lý an toàn đập để đảm bảo an toàn đập trong mùa lũ, lắp đặt các thiết bị quan trắc, báo động nếu có hiện tượng động đất, rung chấn tại khu vực có hiện tượng động đất xảy ra.
Đối với quá trình tham gia thị trường, cần xây dựng một quy trình mang tính chiến lược đối với các nhà máy tham gia thị trường, bên cạnh đó cần có cơ chế cập nhật được các thông tin tin cậy về thị trường, về thủy văn, quản lý hồ chứa để có chiến lược hợp lý trong chào giá, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho nhà máy.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu, phân tích các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với dự án thủy điện từ quá trình lập dự án đầu tư cho đến khi tham gia thị trường điện là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa. Việc áp dụng các phương pháp phân tích rủi ro cho phép nhìn nhận một cách rõ nét hơn tác động của nó đến sự thành công của dự án, đặc biệt áp dụng mô hình lý thuyết trò chơi để phân tích quá trình chào giá của nhà máy thủy điện là một cách nhìn mới, có tính khả thi thích ứng với những hoàn cảnh xác định. Từ nội dung nghiên cứu đã thực hiện và kết quả đạt được trong Luận văn có thể đưa ra các kết luận sau:
1. Những kết quả đạt được của luận văn
- Đã đánh giá tổng quan về thị trường điện và những vấn đề về nhà máy thủy điện trong thị trường điện: phân tích cấu trúc, mô hình thị trường phát điện cạnh tranh, vai trò, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
- Tìm hiểu các rủi ro khi thực hiện dự án thủy điện, trong đó đề cập đến ưu và nhược điểm của các dự án thủy điện, đi sâu phân tích các rủi ro cơ bản của dự án thủy điện từ giai đoạn lập dự án đầu tư đến giai đoạn vận hành, khai thác và tham gia thị trường phát điện.
- Nghiên cứu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích đánh giá về kinh tế - tài chính dự án đầu tư thủy điện; áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy theo các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C để đánh giá tính khả thi và lựa chọn phương án đầu tư.
- Đề xuất sử dụng mô hình lý thuyết trò chơi trong phân tích, đánh giá các rủi ro của dự án thủy điện. Phương pháp được tính toán minh họa cho trường hợp dự án thủy điện Bá Thước 1 (Thanh Hóa).
- Đưa ra quan điểm về quản trị rủi ro và đề xuất một số các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ hoặc loại bỏ một số rủi ro được xem là cơ bản trong quá trình lập dự án đầu tư nhà máy thủy điện cho đến giai đoạn phát điện và tham gia thị trường phát điện
cạnh tranh.
2. Những vấn đề tồn tại
- Thị trường điện là một lĩnh vực hoàn toàn mới, tương đối phức tạp, trong bối cảnh hiện tại khi các khung pháp lý về thị trường điện đang từng bước điều chỉnh để hoàn thiện, do vậy còn có rất nhiều rủi ro khách quan tác động đến các dự án nguồn điện nói chung, trong đó có các dự án thủy điện mà tác giả chưa đề cập hết tại đây.
- Việc nghiên cứu áp dụng mô hình lý thuyết trò chơi để phân tích rủi ro cho các dự án thủy điện mới dừng lại đối với việc phân tích cụ thể nhà máy thủy điện mà chưa phân tích một cách đầy đủ với n loại hình nhà máy điện khác nhau trong thị trường, các ảnh hưởng từ việc lựa chọn chiến lược của các nhà máy khác và vấn đề xử phạt đối với việc thỏa thuận ngầm trong thị trường.
3. Phương hướng tiếp tục nghiên cứu
Việt Nam là nước có tỷ lệ nguồn thủy điện chiếm tỷ trọng cao, điều này cho thấy với những ưu điểm đặc thù, thủy điện có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện, chất lượng điện năng và an ninh hệ thống điện.
Đề tài này chỉ mới nghiên cứu rủi ro của thủy điện trong môi trường phát điện cạnh tranh, nơi có các loại hình nguồn điện khác như nhiệt điện than, nhiệt điện khí; để có góc nhìn toàn diện đối với thị trường điện, việc nghiên cứu rủi ro của các nhà máy nhiệt điện là điều rất cần thiết trong bối cảnh Nhà nước đang thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước tham gia đầu tư nguồn nhằm giảm gánh nặng về ngân sách.
Mặt khác, Thị trường điện lực cạnh tranh tại Việt Nam cũng sẽ chuyển sang một giai đoạn phát triển khác, cạnh tranh quy mô rộng hơn (thị trường bán buôn điện cạnh tranh), khi đó mô hình và các quy định về thị trường cũng sẽ thay đổi. Do đó trong giai đoạn tiếp theo cần phải tiếp tục có những nghiên cứu về rủi ro của các loại nguồn điện, trong đó có thủy điện để xây dựng các biện pháp hạn chế rủi ro và tăng sức hút đầu tư phát triển nguồn điện, đảm bảo sự phát triển bền vững hệ thống điện Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Văn Tư, Lương Hoàng Phương (2011), Nghiên cứu khoa học “Phân tích Kinh tế - Tài chính dự án đầu tư dự án thủy điện Thượng Kon Tum”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 04, trang 62-72.
[2]. Công ty hữu hạn Tư vấn Công trình Lợi nguyên – Lệ thủy (2012), Báo cáo tóm tắt dự án đầu tư dự án nhà máy thủy điện Bá Thước 1.
[3]. Các báo cáo của EVN về hệ thống điện và cơ cấu nguồn điện Việt Nam 2011- 2012.
[4]. Đàm Xuân Hiệp, Trần Hồng Nguyên (2001), ‘Xác định chi phí ngoại ứng của các nhà máy điện’, [Tuyển tập các công trình khoa học ĐHBK HN].
[5]. Nguyễn Văn Đáng (2005), ‘Quản lý dự án’, Nhà xuất bản Thống kê.
[6]. Nguyễn Khắc Minh (2006), ‘Nhập môn Lý thuyết trò chơi trong kinh tế và kinh doanh’, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Liên Hương (2004), ‘Nghiên cứu vấn đề rủi ro và các biện pháp quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp’, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà nội.
[8]. Nguyễn Thị Trang (2010), ‘Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro trong đầu tư dự án’, Tạp chí khoa học và Công nghệ, ĐH Đà Nẵng số 1(36) 2010, Đà nẵng. [9]. Nguyễn Ngọc Vũ (2010), ‘Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong
việc sử dụng và huy động vốn ODA tại Việt Nam’, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
[10]. Nguyễn Văn Thắng (chủ biên) (2010), “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam”, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, Hà Nội.
[11]. Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam.
[12]. Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2010-2020, có xét đến năm 2030.
[13]. Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02/10/2014 của Bộ Công Thương ban hành Quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
[14]. Trần Đình Long (1999), ‘Lý thuyết hệ thống’, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
[15]. Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (2015), Báo cáo tổng kết về vận hành thị trường phát điện cạnh tranh năm 2014, Hà Nội.
[16]. Vũ Kim Dũng (chủ biên) (2012), ‘Giáo trình kinh tế học vi mô’, Trường ĐH Kinh tế quốc dân - Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội.
[17]. Viện Năng lượng (2008), Chiến lược phát triển công nghệ điện lực của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam (đến năm 2015 định hướng đến năm 2025), Hà Nội.
[18]. Viện Năng lượng (2011), Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét triển vọng đến 2030, Hà Nội. (Tổng sơ đồ VII), Hà Nội.
[19]. C, HrThur Williams (1998), ‘Risk management and Insurance’, International Editions.
[20]. Martin J. Osborne & Ariel Rubinstein (1994), ‘A Course in Game Theory’, The MIT Press Cambridge, Massachusetts, London, England.
[21]. Nash, John (1950), ‘Equilibrium points in n-person games’ Proceedings of the National Academy of the USA 36(1).
[22]. JICA-MARD (2003), ‘Nghiên cứu về phát triển và tài nguyên nước tại Việt Nam’, Báo cáo cuối cùng Nippon Koei Co.Ltd, Hà Nội.
[23]. Robert Gibbons (1992), ‘Game Theory for Applied Economists’, Princeton University Press.
[24]. Samuel Alizon and Daniel Cownden (2009), “Mixed Strategies”
[25]. Teruo Ono (2005), ‘Game theoretic analyzsis and agent-based simulation of Electricty Markets’, Massachusetts Institute of Technology.
[26]. Thomas S. Ferguson (2008), ‘Game Theory’, University of California at Los Angeles.
Các website tham khảo:
• http://bktech.hut.edu.vn, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. • http://www.nldc.evn.vn., các nguyên tắc và cơ chế hoạt động của thị trường điện.
• http://www.ievn.com.vn. (các báo cáo khoa học của Viện Năng lượng).
• http://nangluongvietnam.vn, Diễn đàn, kinh tế khoa học kỹ thuật.
• http://tapchi.vnu.edu.vn/tckh/, Tạp chí khoa học (Journal of science), Đại học QGHN
• http://www.vap.ac.vn, Tạp chí khoa học, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công
nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
• http://www.tchdkh.org.vn/ , Tạp chí khoa học của Bộ Khoa học và Công nghệ.
• http://en.wikipedia.org/wiki/Game_theory.
• http://dklevine.com/: David Levine: Game Theory. Papers, Lecture Notes and much more stuff.