Tỷ suất hoàn vốn nội tại (Internal Rate of Return IRR)

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá rủi ro của các dự án nhà máy thủy điện trong thị trường phát điện cạnh tranh tại việt nam (Trang 41 - 43)

a) Khái niệm:

Tỷ suất hoàn vốn nội tại hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội tại là một lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại của các khoản tiền thuần hàng năm trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với vốn đầu tư ban đầu. Hay nói cách khác, Tỷ suất hoàn vốn nội tại là trị số lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng không ( = 0).

b) Cách xác định

* Xác định IRR có thể bằng phương pháp nội suy. Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án được thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: chọn một mức lãi suất chiết khấu tùy ý 𝑟𝑟1 sau đó tính giá trị hiện tại thuần của dự án (𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁1) theo lãi suất 𝑟𝑟1.

+ Bước 2: chọn tiếp mức lãi suất 𝑟𝑟2 thỏa mãn điều kiện:

Nếu giá trị hiện tại thuần 𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁1 là một số dương ( 𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁1>0) thì chọn lãi suất 𝑟𝑟2 >

𝑟𝑟1 sao cho với 𝑟𝑟2 sẽ làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án là một số âm (𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁2 < 0) và ngược lại. Để đảm bảo mức độ chính xác hơn thì chênh lệch giữa 𝑟𝑟1 và 𝑟𝑟2 nên nằm trong khoảng 5%.

+ Bước 3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội tại của dự án: tỷ suất doanh lợi nội tại (IRR) của dự án nằm trong khoảng r1 và r2 được xác định theo công thức:

𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼 =𝑟𝑟1 +𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁1

1 − 𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁𝑁2 (𝑟𝑟2 − 𝑟𝑟1)

* Đối với những dự án cụ thể, ta có thể xác định IRR của dự án khi có các dữ liệu về chi phí theo từng năm (Ct), lợi nhuận theo từng năm (Bt) và thời gian tính toán dự án đầu tư n năm (t = 0÷n). Khi đó, việc xác định IRR tương ứng của dự án sẽ thông qua công thức sau:

�(1 +𝐵𝐵𝑡𝑡 − 𝐶𝐶𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼𝐼𝑡𝑡)𝑡𝑡

𝑛𝑛 𝑡𝑡=0

= 0

c) Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

Trường hợp 1: Tỷ suất doanh lợi nội tại của dự án nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn (IRR<r) thì loại bỏ dự án.

Trường hợp 2: Tỷ suất doanh lợi nội tại của dự án bằng chi phí sử dụng vốn (IRR=r) thì tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án.

Trường hợp 3: Tỷ suất doanh lợi nội tại của dự án lớn hơn chi phí sử dụng vốn (IRR>r) thì chấp nhận dự án. Nếu là dự án thuộc loại loại trừ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội tại cao nhất.

d) Ưu, nhược điểm của phương pháp đánh giá theo IRR: - Ưu điểm

+ IRR là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, với giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu.

+ Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lời của dự án có tính đến giá trị thời gian của tiền.

+ Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời với chi phí sử dụng vốn, thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong thực hiện dự án đầu tư.

+ Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó (trong khi phương pháp NPV không cung cấp cho chủ đầu tư dự án những thông tin như vậy).

- Nhược điểm

+ Trong phương pháp tính IRR, thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với IRR của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là đối với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao.

+ Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì IRR luôn luôn cao đối với những dự án có quy mô nhỏ.

+ Áp dụng phương pháp tính IRR sẽ rất khó khăn trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều giá trị IRR và có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn phương án.

Một phần của tài liệu Phân tích, đánh giá rủi ro của các dự án nhà máy thủy điện trong thị trường phát điện cạnh tranh tại việt nam (Trang 41 - 43)