Giải đoán hàm ý một số truyện ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt

Một phần của tài liệu Giải đoán hàm ý trong truyện kể ở tiểu học (lớp 4, lớp 5) (Trang 68 - 86)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.2. Giải đoán hàm ý một số truyện ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt

GÀ VÀ VỊT

Xưa kia, gà và vịt ở với nhau bên bờ một con sông rộng. Ngày ngày chúng rủ nhau sang bờ bên kia kiếm ăn.Nước sông cạn, gà lần qua những bãi sỏi, đá, qua những chỗ nông, còn vịt thì ra chiều thích thú bơi tung tăng qua những quãng sông sâu nhất. Chúng mến nhau lắm. Ngày nào cũng vậy, khi mặt trời lấp ló rạng đông, gà cất tiếng gọi vịt. Vịt thức tỉnh, lạch bạch chạy lại, hai con lại cùng đi kiếm ăn. Vào một năm, mưa liên tiếp, lũ liên miên, nước sông dâng cao. Quãng sông mỗi năm nước cạn trông hẹp thế mà bây giờ rộng mênh mông. Nhìn xa xa mới thấy bờ bên kia lấp ló trong làn nước đục gầu. Vịt vẫn đi kiếm ăn được, con gà đành chịu nằm xó. Vịt thương gà lắm. Ngày nào chúng cũng kiếm thêm thức ăn mang về cho gà. Gà rất biết ơn bạn vịt tốt bụng, nhưng nó không muốn phiền vịt mãi. Nó muốn tự đi kiếm ăn để đỡ vất vả cho vị, nhưng nước sông mãi vẫn không rút.Gà thì không thể bơi qua sông, gà và vịt cùng nghĩ cách để gà được đi kiếm ăn theo ý muốn. Cả gà và vịt đều băn khoăn, lúng túng. Một hôm gà nghĩ ra một kế và nói với vịt:

Bạn vịt ơi! Làm sao mà bạn nuôi tôi mãi được. Sáng mai bạn cõng tôi sang bên kia sông nhé. Bạn đưa tôi để tôi sang để tôi tự đi kiếm ăn thôi. Nếu hôm nào bạn cũng nhịn bớt một phần mồi để nuôi tôi thì bạn vất vả quá, sẽ bị ốm mất.

Sáng hôm sau, mới tảng sáng gà lại gọi vịt. Vịt chạy lại. Vịt bơi sang bờ bên kia chót lọt. Hai con lại cùng đi kiếm mồi. Cứ thế, cuộc sống của chúng lại trở lại bình thường như mọi ngày. Gà và vịt lại càng quý nhau hơn.

Tuy vậy con gà tình nghĩa vẫn áy náy mãi về việc hàng ngày bạn vịt cõng mình đi và về qua quãng sông sâu, nên đã nghĩ ra cách trả ơn vịt. Một hôm gà nói với vịt: Bạn vịt ạ! Bạn giúp tôi nhiều quá tôi biết lấy gì đền ơn bạn đã giúp tôi trong những ngày này được.

Vịt gạt đi, nhưng gà vẫn thấy áy náy và nói với vịt:

- Thôi tôi sẽ giúp bạn như thế này: Bạn bơi lội ở dưới nước cả ngày, nên lông cánh lạnh lắm. Mỗi lần bạn ấp trứng, phải ấp rất lâu trứng mới nở. Tôi kiếm ăn trên cạn bộ lông tôi khô ráo. Tôi ấp trứng chóng nở hơn. Tôi sẽ ấp trứng giúp bạn.

Vịt thấy thế, lưỡng lự một chút rồi đồng ý.

Từ đó đến nay, mỗi lần vịt đẻ được trứng là gà lại ấp hộ vịt. Thời gian trôi đi, lâu dần, vịt quên đi cả việc ấp trứng. Nó đẻ trứng ra đã có bạn gà tình nghĩa ấp hộ.

(Truyện cổ tích về các loài vật, NXB giáo dục, 2002)

Một tình bạn đẹp là điều mà hầu hết chúng ta muốn hƣớng tới. Vậy tình bạn

đẹp đƣợc thể hiện nhƣ thế nào? Khi đọc câu chuyện “gà và vịt” sẽ giúp ta hiểu đƣợc

thế nào là một tình bạn đẹp. Ở câu chuyện này kể về đôi bạn thân là gà và vịt. Chúng đã hết lòng giúp đỡ nhau khi bạn của mình gặp khó khăn, san sẻ với nhau những buồn vui trong cuộc sống, không vụ lợi. Khi đọc câu chuyện này có một lời thoại của gà là: “Bạn vịt ơi! Làm sao mà bạn nuôi tôi mãi được” ta có thể hiểu rằng gà có ý là không muốn nhận sự giúp đỡ của vịt thêm nữa, gà muốn tự đi kiếm ăn

bằng sức lực của mình. Gà cũng thể hiện rõ ý của mình ở câu sau: “Sáng mai bạn

cõng tôi sang bên kia sông nhé. Bạn đưa tôi để tôi sang để tôi tự đi kiếm ăn thôi. Nếu hôm nào bạn cũng nhịn bớt một phần mồi để nuôi tôi thì bạn vất vả quá, sẽ bị ốm mất” vịt cũng hiểu ý của gà và ủng hộ quyết định của bạn mình.

BÁC HỒ ĐẾN THĂM GIA ĐÌNH CHÁU NHỎ

Năm 1956, Bác Hồ ra đảo Cát Bà, vào một xóm chài.

... Bác vào nhà một gia đình đánh cá ở đầu xóm. Người lớn đi vắng cả. Chỉ một em gái nhỏ đang nấu cơm. Bác hỏi em nhỏ:

Em bé đứng dậy, lễ phép thưa:

- Bố cháu đi đánh cá, mẹ cháu đị chợ ạ. Em bé ngước nhìn ảnh Bác Hồ treo trên vách, rồi nhìn Bác, lại nhìn tấm ảnh, rồi lại quay lại nhìn Bác.

Chợt mắt em sáng lên, em chạy lại gần Bác Hồ và reo lên: - Bác Hồ !

Đồng chí bí thư huyện ủy nói:

- Bác Hồ đến thăm gia đình cháu đó.

Bác ôm lấy em nhỏ, chỉ vào bếp lửa, quay lại nói với đồng chí đi theo: - Nồi cơm đang sôi, chú ra ghế giúp cháu kẻo khê.

Bác vừa cho em nhỏ kẹo vừa hỏi: - Cháu mấy tuổi?

- Thưa Bác, cháu lên tám ạ! Bác mỉm cười khen:

- Tám tuổi mà đã thổi cơm giúp cha mẹ là ngoan.

Một thanh niên mình trần, da lấm tấm nước biển bước nhanh vào nhà. Thuyền anh vừa đến bến , nghe bà con nói Bác Hồ tới thăm nhà anh nên anh vội chạy về.

Thấy Bác anh chạy lại chào: - Kính Bác ạ!

Rồi anh định với lấy cái áo treo trên vách mặc vào người. Bác biết ý, nắm lấy vai anh ngăn lại.

- Chú cứ đứng đây !

Bác ngắm khổ người vạm vỡ của anh thanh niên.

- Dân đánh cá phải mạnh khỏe như chú hoặc hơn nữa mới được . Bác hỏi thăm về tình hình đời sống.

Anh thanh niên vui sướng báo cáo với Bác là ngày nào cũng có cơm no, vợ chồng con cái được học hành.

Bác gật đầu, rồi cúi xuống hỏi thăm em bé: - Cháu học lớp mấy rồi?

Bác tỏ vẻ hài lòng và bảo đồng chí đi theo lấy cho cháu một tờ họa báo Việt Nam còn thơm mùi giấy và mực in, Bác đã đem ra từ Hà Nội ra đảo với ý định làm quà cho bà con ngoài này.

Bác vỗ vai anh thanh niên:

- Thôi chú sửa soạn ăn cơm kẻo đói! Những chuyến sau đi biển cố đánh thật nhiều cá .

(Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU , NXB Kim Đồng, 1999)

Truyện “Bác Hồ đến thăm nhà cháu đó” là một câu chuyện hay trong chuỗi

những câu chuyện nói về Bác Hồ kính yêu. Câu chuyện này kể lại việc Bác Hồ đến thăm nhà của một ngƣời nông dân ở làng chài, đến đây Bác đã đến hỏi thăm tình hình gia đình của ngƣời nông dân làng chài đó, xem cuộc sống của họ nhƣ thế nào. Từ những sự việc trên ta càng thêm phần kính yêu Bác, đã có tấm lòng quan tâm sâu sắc đến nhân dân. Khi đọc đến phần cuối câu chuyện Bác Hồ đã nói một câu

nói: “Thôi chú sửa soạn ăn cơm kẻo đói!”. Chúng ta có thể thấy rằng câu nói này

của Bác có chứa hàm ý. Có thể hiểu rằng: Bác Hồ có ý muốn nói với anh thanh niên rằng đã muộn rồi, đã đến lúc Bác phải đi.

BÁC CHỈ MUỐN CÁC CHÁU ĐƢỢC HỌC HÀNH

Sau khi Pháp rút quân khỏi Hà Nội, trên đường đi công tác, Bác vào thăm một thôn nhỏ. Thôn này nằm trong vùng du kích những ngày kháng chiến. Khắp thôn, những ngôi nhà nhỏ vừa dựng lại, mái rạ vàng tươi.

Hay tin Bác đến, nhân dân trong thôn mừng cuống, chạy đến quanh người mà vẫn ngờ ngợ chưa tin. Bác hỏi thăm các cụ già, các cháu thanh niên về việc đánh giặc, chia ruộng đất. Người dậy bảo việc xây dựng lại làng xóm. Bác chia kẹo cho các cháu thiểu nhi. Các cháu rất sung sướng, vừa bóc ăn, vừa nhìn Người. Có một cháu gái chừng năm sáu tuổi, tay cầm kẹo nhìn Bác không chớp mắt. Thấy vậy, đồng chí cán bộ đứng bên cạnh Bác âu yếm bảo cháu:

- Ăn kẹo đi, cháu!

- Cháu để phần mẹ cháu.

Tiếng cháu nho nhỏ đủ nghe. Câu trả lời của cháu làm mọi người phải chú ý. Đồng chí cán bộ liền lấy thêm phần kẹo khác đưa cháu và bảo:

Cháu bé cầm lấy kẹo nhưng vẫn không ăn, cứ nhìn Bác mãi. Chia kẹo xong, Bác quay nhìn Cháu bé và bảo:

- Cháu bé ăn kẹo đi!

- Cháu chờ mẹ cháu cùng ăn ạ.

Nghe câu trả lời dễ thương của cháu nhỏ, Bác cúi xuống vuốt mái tóc của cháu và nói:

- Cháu tên là gì ?

- Mẹ cháu gọi là cái Chiến . Bác gật đầu nhắc lại: - Tên cháu là Chiến.

Như đã quen với việc giải thích về cái tên của mình, cháu bé nói luôn: - Mẹ cháu bảo phải đuổi hết giặc mới sống được nên gọi là cái Chiến.

Bác kéo bé Chiến vào lòng. Một cụ già trong thôn liền kể để Bác nghe về hoàn cảnh của cháu Chiến: ông cháu bị giặc bắt đi phu không thấy về, bố cháu bị giặc giết khi vừa ra đời. Mẹ cháu vừa sản xuất vừa chiến đấu nuôi cháu bằng ngần ấy tuổi, vì vậy cháu rất quý mẹ và căm thù giặc.

Nghe chuyện, Bác rất cảm động. Người khuyên bà con chăm sóc các cháu, các gia đình thương binh liết sĩ.

Đứng bên Bác Hồ, nghe cụ già kể chuyện về mình, bé Chiến tỏ vẻ nóng ruột như muốn hỏi Bác điều gì. Khi thấy các chú cán bộ cùng đi với Bác lên xe, bé Chiến níu tay Bác hỏi:

- Bác ơi! Cháu lớn lên còn giặc để đánh không?

Nghe cháu hỏi, Bác cúi xuống thơm lên trán cháu rồi người nhẹ nhàng bảo: - Bác chỉ muốn các cháu được học hành, lớn lên xây dựng đất nước.

Bà con trong thôn tiễn Bác lên xe. Xe đã đi xa, bé Chiến vẫn còn ngây người nhìn theo xe Bác...

(Theo tập sách BÁC HỒ KÍNH YÊU, NXB Kim Đồng, 1999)

Truyện kể “Bác chỉ muốn các cháu được học hành” , hàm ý của truyện đƣợc

thể hiện qua đoạn hội thoại giữa Bác Hồ và bé Chiến ở phần cuối truyện: “Đứng

Bác điều gì. Khi thấy các chú cán bộ cùng đi với Bác lên xe, bé Chiến níu tay Bác hỏi:

- Bác ơi! Cháu lớn lên còn giặc để đánh không?

Nghe cháu hỏi, Bác cúi xuống thơm lên trán cháu rồi người nhẹ nhàng bảo: - Bác chỉ muốn các cháu được học hành, lớn lên xây dựng đất nước.

Hàm ý đƣợc thể hiện ở câu nói của Bác là: “Bác chỉ muốn các cháu được học

hành, lớn lên xây dựng đất nước”. Bác đã không trả lời câu hỏi cảu bé Chiến là có hay không, mà Bác có một mong muốn là các cháu đƣợc học hành, lớn lên xây dựng đất nƣớc, sống trong 1 đất nƣớc hòa bình không còn chiến tranh.

ĐÔI GUỐC BỎ QUÊN

Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. Ừ, quả thực đầu Việt có hâm hấp nóng. Mẹ nói với bố đi ngang qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học ngày hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong bố mẹ sửa soạn đi làm.

Bố khóa cửa lại.

Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con, thỉnh thoảng con lại xuống nhà đi đái. Bố sợ con bỏ cửa trống.

Con không đi chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về. Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm:

Ừ, bố để chìa khóa ở nhà đó. Con nhớ đừng đi đâu nhé. Bố khép cửa lại rồi đi làm.

Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập họa báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân rụi nó chơi trò gì mà vui thế nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tý nó cười to thế nhỉ? Lại có cái Na nữa, có nó thì bao giờ cái tập thể ở dưới kia cũng dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng là, mình đoán không sai. Có đủ mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi... Bỗng cu Hùng ngước lên. Nó hét to: “Ơ Việt, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên!”.

Ừ, hay cứ xuống đó chơi một tị thôi mà. Còn lâu bố mẹ mới về. Cu Việt mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong cuộc chơi nào, cu Việt cũng góp phần nổi bật.

Cu Việt mải chơi quên sốt, quên đói.Và điều này mới nguy: Quên cả thì giờ. Cho đến lúc ngoài đường, trong ngõ tấp nập người, xe, cu Việt mới sực nhớ là đã đến giờ tan tầm.

Sao chóng thế nhỉ? Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng cái, cu Việt đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. À, lấy tờ họa báo để bên cạnh mẹ về sẽ nghĩ: Con nó xem họa báo rồi ngủ thiếp đây mà. Rồi mẹ sờ vào trán cu Việt, nói nhỏ với bố:

Con nó còn hâm hấp nóng. Chiều nay xin cho nó nghỉ thêm buổi nữa.

Nghĩ đến đó, cu Việt cảm thấy yên tâm. Dẫu sao cũng còn may. Chậm một tí thế nào bố mẹ cũng bắt gặp đang chơi ngoài sân...

Chắc lúc này bố mẹ đang rẽ xuống con đường vào khu nhà tập thể. Đó, bố đang dắt chiếc xe đạp vào ngõ. Bố đang đến cây bàng ở đầu sân. Nguy rồi! Cu Việt cuống lên. Còn đôi guốc sáng nay cu Việt xuống sân chơi vứt bên gốc cây bàng nằm ngay lối đi... Đôi guốc sơn màu đỏ... Có họa là bé bằng cái kim bố mẹ mới không trông thấy. Làm thế nào bây giờ nhỉ? Chạy xuống lấy lên ư? Không kịp nữa rồi. Kìa, hình như nghe văng vẳng có tiếng của mẹ.

Ủa, sao lại có đôi guốc của cu Việt ở dưới này nhỉ...

Cu Việt nhắm mắt. Nhưng không thể nào yên được, lo quá! Sẽ nói với bố mẹ thế nào đây. Tại sao đôi guốc lại ở dưới sân? Chẳng lẽ lại nói liều là con không biết à. Hay đổ tại con mèo nó mang ra đó? Thế mà hóa hay cơ đấy. Chả có lần mẹ vẫn kể chuyện cổ tích, có con mèo biết đi hia cơ mà. Mèo đi hia được thì đi guốc cũng được chứ gì. Nhưng cả khu tập thể này lâu nay chẳng thấy một chú mèo... Hay mình cứ bảo là...

Chưa kịp nói hết câu thì cửa phòng bỗng mở. Qua lỗ chăn thủng Việt liếc nhìn ra. Mẹ đã về, tay mẹ cầm đôi guốc. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp đợi bố bỏ chiếc cặp xuống, mẹ đã đưa đôi guốc ra:

Bố nó xem, tôi đã bảo, đi phải khóa cửa lại. Bố nhìn đôi guốc thong thả nói:

Mẹ nó cứ để đôi guốc nguyên chỗ cũ. Con dậy, nó khắc biết. Tôi tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con nó phạm tội nói dối nữa.

Mẹ nghe lời bố, đặt đôi guốc xuống cạnh giường, rồi đi nấu cơm.

Cu Việt nằm trong chăn nghe thấy mọi chuyện. Tự dưng nước mắt cứ chảy ra lúc nào không biết.

Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bố sờ vào trán cu Việt rồi bảo:

Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con.

Cả nhà ngồi ăn vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Việt những phần ngon.

Đến chiều, cu Việt dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học. Tiếng guốc gõ nhẹ trên cầu thang, vang lên một khúc nhạc vui...

(Theo VĂN BIỂN - Tuyển tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi từ sau cách mạng tháng tám,NXB Giáo dục, 2002)

Câu chuyện bắt đầu từ lúc cu Việt bị ốm, bố mẹ chuẩn bị đi làm Việt đã xin bố

Một phần của tài liệu Giải đoán hàm ý trong truyện kể ở tiểu học (lớp 4, lớp 5) (Trang 68 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)