Giải đoán hàm ý truyện lớp 4, lớp 5

Một phần của tài liệu Giải đoán hàm ý trong truyện kể ở tiểu học (lớp 4, lớp 5) (Trang 55 - 68)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.1 Giải đoán hàm ý truyện lớp 4, lớp 5

MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH

1. Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược.

Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy.

Một ngày kia, bài hát lọt đến ai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan lại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng không thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.

2. Ba hôm sau tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát chính mình sáng tác.

Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng láng, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát.

Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán :

- Thế nào giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ !

Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hoả thiêu và phán :

- Hãy hát lên cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cứu sống các người.

Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên :

- Trói hắn lại ! nổi lửa lên.

3. Bị trói chặt vào giàn hoả thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu tuyền khắp đất nước.

Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bùng bùng bốc cháy như giận giữ. Nhà vua bất ngờ thét lên :

- Dập mau lửa đi, dập mau ! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!

Đây là một truyện kể hay, có nhiều tình tiết hấp dẫn đƣợc đẩy lên tạo ra mâu thuẫn, tạo "nút thắt", làm cho câu chuyện càng trở nên hấp dẫn ngƣời đọc, ngƣời

nghe. Hàm ý của câu chuyện chính là sự tháo gỡ nút thắt của câu chuyện: "Trẫm

không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!". Hàm ý câu nói của nhà vua là: Nhà thơ chân chính là nhà thơ dám nói lên sự thật, nói lên tiếng lòng của mình cho dù phải hi sinh cả tính mạng của chính bản thân mình. Và chính sự dũng cảm của nhà thơ dám nói lên sự thật, bất chấp việc phải lên giàn thiêu đã cảm hoá nhà vua, giúp cho nhà vua nhận ra đúng giá trị cuộc sống: Cƣờng quyền không thể đè bẹp và bóp méo đƣợc sự thật. Ý nghĩa giáo dục của câu chuyện thật là thấm thía và có sức lay động mạnh mẽ tới tâm hồn trẻ thơ.

BÚP BÊ CỦA AI?

1. Nga là cô bé ham chơi và chóng chán. Dạo hè, Nga đòi bằng được mẹ mua cho một con búp bê khá đẹp. Nhưng chơi được ít lâu Nga đã bỏ mặc búp bê trên nóc tủ cùng với các đồ chơi khác cho bụi bám.

Trời trở rét, búp bê chỉ có độc chiếc quần lót. Bộ váy áo của búp bê đã bị Nga nghịch lột ra, vứt đi đâu không rõ. Một đêm lạnh quá, búp bê khóc thút thít. Chị Lật đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi:

- Sao em khóc ?

- Em không có áo quần. Em rét lắm. Còn chị, may mà mũ áo gắn liền với người nên chị Nga không tháo ra được.

- Cô ấy tệ thật. - Chị Lật đật chép miệng - Cô ta bắt bọn mình làm trò vui, nhưng chẳng bao giờ chú ý tới chúng mình.

Búp bê nức nở :

- Em không muốn sống với chị ấy nữa. Em đi đây.

2. Nói đoạn búp bê tụt xuống khỏi tủ, tìm cách leo lên tường, chui qua lỗ thông hơi trên cửa ra vào, nhảy ra phố. Chị Lật đật gọi lại thế nào cũng không được. Chị gọi Nga. Nhưng Nga vẫn ngủ vùi trong chăn. Chị Lật đật tiếc rằng mình tròn xoay, không có chân. Nếu có chị cũng sẽ bỏ đi nốt.

Sáng hôm sau bảy giờ hơn, Nga mới thức dậy. Nhìn về phía tủ thấy trống trơn, Nga kêu rầm lên: “Ai lấy búp bê của con rồi ?” Mẹ bảo Nga hãy chịu khó tìm búp

bê ở góc tủ, trong gầm giường. Nga miễn cưỡng làm theo. Nhưng còn tìm đâu ra búp bê nữa !

3. Đêm hôm trước thoát được ra ngoài, búp bê sung sướng quá, chạy một mạch sang phố bên. Nhưng đêm tối, trời lạnh không thể đi tiếp được, búp bê mải tìm đến một gốc cây to, chui vào đống lá khô ai đã quét vun lại để trốn rét. Sáng hôm sau có một cô bé đi ngang qua nom thấy búp bê trong đống lá, reo lên :

- Ôi con búp bê xinh quá, ai vứt đi thế này, hoài của.

Hỏi mấy nhà xung quanh không có ai nhận, cô bé ôm búp bê về, lau rửa cẩn thận. Cô bảo :

- Búp bê sao không có áo ? Tội nghiệp, chị sẽ may váy áo cho em.

Thế rồi, ngay tối đó, cô bé hí húi cắt may cho búp bê một bộ váy áo rất đẹp. Rồi cô ôm cả búp bê đi ngủ. Trong vòng tay âu yếm của cô, dưới chăn len ấm áp, búp bê vô cùng sung sướng. Nó thỏ thẻ bên tai cô bé đang mơ màng trong giấc ngủ:

- Chị ơi, em muốn ở với chị suốt đời.

HỒ PHƢƠNG (Tiếng Việt, lớp 4)

Câu chuyện này kể về con búp bê và câu chuyện có tính chất của truyện ngụ

ngôn, tức là lấy chuyện con búp bê để nói chuyện con ngƣời. Bản thân tiêu đề câu chuyện là một câu hỏi "Con búp bê của ai?". Hàm ý của truyện kể này chính là câu trả lời cho đầu đề câu chuyện. Câu nói thỏ thẻ của con búp bê bên tai cô gái: "Chị ơi, em muốn ở với chị suốt đời." là một sự giải mã hàm ý của câu chuyện này. Hàm ý của câu chuyện này là chúng ta phải có lòng yêu thƣơng, yêu quý mọi ngƣời, mọi vật xung quanh chúng ta thì chúng ta mới có đƣợc sự yêu thƣơng của mọi ngƣời, mọi vật. Câu chuyện tƣởng chừng nhƣ đơn giản nhƣng ý nghĩa giáo dục của câu chuyện này quả thực nhẹ nhàng mà sâu lắng, có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc.

NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT

Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng

cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo… Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không gặp sự chống cự của du kích, chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít

nhớn nhác hỏi nhau : “Bắn ở đâu thế ?” Một tên lính hấp tấp từ ngoài chạy vào, nói : “Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa ! Đã bắt được một tên du kích !”

Một lát sau, máy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi :

- Mày là ai ?

Chú bé kiêu hãnh trả lời : - Tao là du kích !

Tên sĩ quan quát :

- Đội du kích của chúng mày ở đâu ? Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ : - Tao không biết!

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú không nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn.

Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi : - Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời: - Tao là du kích!

Tên sĩ quan phát xít không còn tin vào mắt mình nữa. Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rền rĩ:

- Ối lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ! Rồi hắn gào lên:

- Treo cổ! Treo cổ nó lên!

Mệnh lệnh của hắn được thi hành ngay.

Sang đêm thứ ba, bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh hẳn vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là

một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí:

- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn :

- Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy.

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên.

QUY-RA-XKÊ-VÍCH (Tiếng Việt, lớp 4)

Ngay từ đầu đề câu chuyện "Những chú bé không chết" đã gợi trí tò mò của HS lứa tuổi tiểu học. Tình tiết câu chuyện có yếu tố li kì nhƣ chính đầu đề câu chuyện. Đó là hình ảnh chú bé mặc áo sơ mi xanh với hàng cúc trắng và kiêu hãnh khi trả lời tên chỉ huy phát xít Đức: "Tao là du kích" và bị lính Đức sát hại. Nhƣng chúng sát hại chú bé này thì lại xuất hiện chú bé khác nhƣ vậy vào đêm sau tiếp tục tấn công tiêu diệt phát xít Đức. Câu chuyện có màu sắc li kì đó chỉ đƣợc giải mã qua lời của ngƣời phiên dịch: "Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy". Hàm ý của truyện kể này thông qua lời kể của tác giả: " Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy". Hàm ý câu chuyện này là tội ác man rợ của tên sĩ quan phát xít Đức đã nhẫn tâm giết hại những chú bé dũng cảm chúng đều là con của ngƣời cha đang ngồi trƣớc mặt hắn. Ngƣời cha và những ngƣời con dũng cảm, ngoan cƣờng không bao giờ chết họ chiến đấu dù chịu muôn ngàn nỗi đau đớn mất mát, ngƣời cha vẫn chiến đấu khi mất hai đứa con của mình, ngƣời em vẫn chiến đấu khi mất đi các anh của mình. Họ chiến đấu nhƣ khẳng định những ngƣời con, ngƣời anh của mình còn sống mãi và đất nƣớc Nga là đất nƣớc của những con ngƣời không bao giờ biết khuất phục trƣớc quân thù.

ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG

Ngày xưa, có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú ta yêu chú ta nhất, lúc nào cũng dặn:

- Con phải ở cạnh mẹ đấy. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé!

Ngựa mẹ gọi con suốt ngày. Tiếng ngựa non hí thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc đá hậu thật mạnh mẽ.

Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng Núi. Đó là một con chim non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.

Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng. - Anh Đại Bàng ơi làm thé nào để có cánh như anh? Đại Bàng cười :

- Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh !

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy “đôi cánh” đâu nhưng Ngựa ta đã gặp bao nhiêu là cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối, và thấp thoáng đâu đây đã lấp lánh những đốm sao.

Bỗng có tiếng “hú ... ú ... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi từ trong bóng tối hiện ra một con sói xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ.

Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm đến. - Ối! ...

Không phải tiếng Ngựa Trắng thét lên mà là tiếng Sói Xám rống to. Một cái gì từ trên cao giáng thật mạnh xuống giữa trán Sói làm nó hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng từ trên cao đã lao tới kịp thời.

Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ. Đại Bàng Núi vỗ nhẹ cánh dỗ dành : - Đừng khóc ! Anh đưa về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh!

Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân ngựa :

- Cánh của em đây chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn cả anh nữa ấy chứ!

Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng.

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn, lấy chuyện loài vật để nói chuyện loài ngƣời. Cho nên bản thân truyện ngụ ngôn đã chứa đựng hàm ý. Truyện ngụ ngôn thƣờng giúp cho ngƣời đọc, ngƣời nghe tự rút ra cho mình bài học nhẹ nhàng mà thấm thía. Hàm ý của truyện này là khi đã lớn, cần phải rời xa mẹ, có thể gặp trắc trở nhƣng mới trƣởng thành đƣợc. Hàm ý thứ hai của câu chuyện này là mỗi cá thể có những thế mạnh riêng mà cần phải tự lập mới bộc lộ đƣợc khả năng còn tiềm ẩn

của mình. Và câu kết chuyện đã giải đoán hàm ý đó: "Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa

Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng".

CON VỊT XẤU XÍ

Sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Vì đứa con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải nghỉ lại dọc đường. May mắn, ở chỗ dừng chân, chúng gặp một cô vịt đang chuẩn bị cho đàn con rời ổ. Hai vợ chồng liền nhờ cô chăm sóc giùm thiên nga con và hứa sang năm sẽ quay trỏ lại đón con.

Thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Nó buồn lắm vì không có bạn. Vịt mẹ thì bận bịu suốt ngày vì phải kiếm ăn, chăn dắt cả thiên nga con lẫn mười một đứa con vừa rời ổ. Còn đàn vịt con thì luôn tìm cách chành chọe, bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Đối với chúng, thiên nga là một con vịt vô tích sự và vô cùng xấu xí: Cái cổ thì dài ngoẵng, thân hình gầy guộc, lại rất vụng về…

Một năm sau, thiên nga bố mẹ trở lại tìm gặp vịt mẹ. Cả hai vô cùng sung sướng khi thấy thiên nga con giờ đã cứng cáp, lớn khôn. Thiên nga con gặp lại bố mẹ cũng vô cùng mừng rỡ. Nó quên luôn những ngày tháng cô đơn, buồn tẻ trước đây, quên cả cách cư xử chẳng lấy gì làm thân thiện của đàn vịt con. Nó chạy đến cảm ơn vịt mẹ, và bịn rịn chia tay với các bạn vịt con để còn theo bố mẹ lên đường,

Một phần của tài liệu Giải đoán hàm ý trong truyện kể ở tiểu học (lớp 4, lớp 5) (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)