Nội dung dạy học kể chuyện ở tiểu học (lớp 4, lớp 5)

Một phần của tài liệu Giải đoán hàm ý trong truyện kể ở tiểu học (lớp 4, lớp 5) (Trang 39)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Nội dung dạy học kể chuyện ở tiểu học (lớp 4, lớp 5)

2.2.1. Chương trình dạy học phân môn Kể chuyện

Chƣơng trình Kể chuyện ở tiểu học đƣợc phân bố theo lớp nhƣ sau:

- Ở lớp 1, trong phần Học vần chƣa có giờ kể chuyện riêng, sau những bài ôn tập, có bài tập kể chuyện. Nhƣng từ phần luyện tập tổng hợp (bắt đầu từ tuần 23) mỗi tuần có 1 tiết kể chuyện.

- Ở lớp 2, mỗi tuần có 1 tiết kể chuyện.

- Ở lớp 3, mỗi tuần có 0,5 tiết kể chuyện, học chung trong một tiết với bài tập đọc đầu tuần.

- Ở lớp 4,5, mỗi tuần có 1 tiết kể chuyện.

2.2.2. Yêu cầu về kĩ năng kể chuyện

- Yêu cầu về kĩ năng kể chuyện cho HS lớp 1là sau khi nghe thầy cô kể 2,3 lần một câu chuyện đơn giản, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi, các em phải nắm đƣợc nội dung chính của câu chuyện và dựa vào trí nhớ, vào các tranh minh họa trong SGK, các câu hỏi dƣới tranh, kể lại đƣợc từng đoạn của câu chuyện.

-Các lớp 2,3 kĩ năng nghe vẫn tiếp tục đƣợc rèn luyện. Đó là các kĩ năng độc

thoại và hội thoại nhƣng với yêu cầu cao hơn lớp 1. Ở lớp 2, 3, trong độc thoại có thêm yêu cầu HS kể lại bằng lời của mình, kể có thêm một hai chi tiết sang tạo.

Trong hội thoại có thêm yêu cầu dựng lại chuyện đã học theo vai, bƣớc đầu sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp nhƣ nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…Ở lớp 3, khi rèn kĩ năng độc thoại có thêm yêu cầu kể lại chuyện theo lời một nhân vật.

- Ở lớp 4,5, học sinh vẫn tiếp tục đƣợc củng cố kĩ năng kể chuyện đã đƣợc

hình thành từ lớp dƣới, đồng thời đƣợc hình thành những kĩ năng mới. Nội dung các câu chuyện đƣợc kể ở lớp 4,5 đã phong phú hơn. So với lớp 2,3, có thêm yêu cầu mới là HS kể lại các truyện đã nghe đã đọc ngoài giờ kể chuyện. Nhƣ vậy các em cần có kĩ năng tìm kiếm truyện. Nhiều đề bài chỉ nêu ý nghĩa của câu chuyện mà không chỉ rõ các chuyện cụ thể. Ngoài ra, HS còn phải kể lại đƣợc các chuyện đã chứng kiến và tham gia.

2.2.3. Các bài học Kể chuyện

Dựa vào nguồn tƣ liệu đƣợc dùng để kể, các bài học kể chuyện chia làm ba loại: kể chuyện theo tranh, kể chuyện đã nghe, đã đọc (loại bài này đƣợc chia làm hai dạng: kể chuyện đã nghe, kể chuyện đã đọc) và kể chuyện đƣợc chứng kiến, tham gia.

2.2.3.1.Kể chuyện ở lớp 1

Ở lớp 1, trong giai đoạn Học vần, cuối mỗi tiết ôn tập, HS đã bắt đầu đƣợc nghe kể những câu chuyện đơn giản có tên truyện gắn với các vần mới học và tập

kể một vài câu về nội dung câu chuyện dựa theo tranh minh họa. Ví dụ: Hổ, Thỏ và

Sư Tử, Khỉ và Rùa, Cây khế, Sói và Cừu, Chia phần, Quạ và Công.

Phần luyện tập tổng hợp trừ những tuần ôn tập, mỗi tuần có một tiết kể

chuyện, Ví dụ: Rùa và Thỏ, Cô bé trùm khăn đỏ, Trí khôn, Sư tử và chuột nhắt.

Những câu chuyện đƣợc kể ở lớp 1 có nội dung giản dị, dễ hiểu nhằm bồi dƣỡng cho học sinh những phẩm chất, những nét tính cách quan trọng, đƣa ra những lời khuyên cần thiết, bổ ích.

2.2.3.2. Bài học Kể chuyện lớp 2

Kể chuyện ở lớp 2 gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc. Ở lớp 2, nội dung tiết kể chuyện đều kể lại những câu chuyện HS đã học trong bài tập đọc ở hai tiết mở đầu mỗi tuần.

Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim, Phần thưởng, Bạn của Nai nhỏ, Bím tóc đuôi sam, Chuyện bốn mùa, Ông Mạnh thắng Thần gió,….

Những câu chuyện trong các bài học góp phần quan trọng trong hình thành ở học sinh những nhận thức đúng đắn về thế giới xung quanh và trách nhiệm của bản thân các em và tình cảm gia đình, tình bạn bè, đức kiên trì, nhẫn nại,…

2.2.3.3. Bài học kể chuyện lớp 3

Kể chuyện ở lớp 3 cũng gắn bó chặt chẽ với phân môn Tập đọc. Ở lớp 3, các

bài kể chuyện đều là kể lại những câu chuyện HS đã học trong bài tập đọc mỗi tuần,

Ví dụ:Người mẹ,Người lính dũng cảm, Đất quý đất yêu, Nắng phương Nam, Người

con của Tây Nguyên, Người liên lạc nhỏ, Hũ bạc của người cha, Đôi bạn, Người đi săn và con vượn, Cóc kiện trời, Sự tích chú cuội cung trăng.

So với lớp 2, những câu chuyện học ở lớp 3 có đề tài rộng hơn và tình tiết phức tạp hơn. Bên cạnh những truyện về tình cảm gia đình, thầy trò, bạn bè, làng xóm, HS còn đƣợc học về gƣơng chiến đấu của các anh hùng liệt sĩ trong lịch sử, gƣơng lao động của các nhà khoa học, các nghệ sĩ, các vận động viên thể thao, về tình hữu nghị của các dân tộc, về công cuộc chinh phục thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng… Qua những câu chuyện này, HS có đƣợc vốn từ phong phú, đa dạng hơn, hiểu biết và năng lực suy nghĩ của các em cũng đƣợc nâng lên một mức cao hơn hẳn lớp 2.

2.2.3.4. Các dạng bài học Kể chuyện ở lớp 4,5

Ở lớp 4, 5 có 3 dạng bài học kể chuyện: kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp, kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện đã đƣợc chứng kiến, tham gia.

Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp đƣợc thực hiện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm 3 tuần học. Trong trƣờng hợp này, câu chuyện (có độ dài khoảng trên dƣới 500 chữ) đƣợc in trong SGV, trình bày thành tranh hoặc kèm lời dẫn giải ngắn gọn trong SGK. Câu chuyện đƣợc thầy, cô kể cho HS nghe rồi học sinh kể lại. Bên cạnh mục đích chung là rèn luyện kĩ năng nói cho HS, kiểu bài này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe. Ở nhiều bài có thêm điểm tựa để nhớ truyện là tranh minh họa và gợi ý dƣới tranh.

Kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ kể chuyện yêu cầu HS phải tự sƣu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe ngƣời thân hoặc ai đó kể) để kể lại. Kiểu bài này trƣớc đây chỉ có trong giờ Tập làm văn. Bên

cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho học sinh, kiểu bài kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài giờ kể chuyện còn có mục đích kích thích học sinh ham đọc sách.

Kiểu bài kể lại câu chuyện đã đƣợc chứng kiến hoặc tham gia yêu cầu học sinh kể những chuyện ngƣời thật, việc thật có trong cuộc sống xung quanh mà các em đã biết, đã thấy, cũng có khi chính các em là nhân vật của câu chuyện. Kiểu bài này trƣớc đây chỉ có trong giờ Tập làm văn. Các bài kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia rất đa dạng vì chúng gắn với các chủ điểm của SGK. Bên cạnh mục đích rèn kĩ năng nói kiểu bài kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia còn có mục đích rèn cho HS kĩ năng quan sát, ghi nhớ, xây dựng cốt truyện.

So với các câu chuyện ở lớp 2,3 thì các chuyện ở lớp 4,5 có độ dài lớn hơn, tình tiết phức tạp hơn. Những câu chuyện này nói về những phẩm chất tốt đẹp mà con ngƣời cần phải rèn luyện gắn với các chủ điểm học tập.

Các bài học kể chuyện lớp 4 đƣợc phân bố theo các tuần học nhƣ sau: 1. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Sự tích hồ Ba Bể).

2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc bài thơ Nàng tiên ốc và kể lại). 3. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng nhân hậu). 4. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Một nhà thơ chân chính). 5. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tính trung thực). 6. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng tự trọng). 7. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Lời ước dưới trăng).

8. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện về những ƣớc mơ đẹp hoặc những ƣớc mơ viển vông, phi lí).

9. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một ƣớc mơ đẹp của em hoặc bạn bè, ngƣời thân).

10. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Bàn chân kì lạ).

11. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì, vƣợt khó).

12. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Kể một câu chuyện về một ngƣời có nghị lực).

13. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện thể hiện tinh thần kiên trì, vƣợt khó).

14. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (kể một câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em).

15. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện có liên quan đến đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em).

16. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Một phát minh nho nhỏ).

17. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Bác đánh cá và gã hung thần).

18. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể câu chuyện về một ngƣời có tài).

19. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về một ngƣời có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt mà em biết).

20. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Con vịt xấu xí).

21. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác).

22. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về việc em (hoặc ngƣời xung quanh đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đƣờng phố, trƣờng học) xanh, sạch đẹp).

23. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Những chú bé không chết).

24. Kểchuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm).

25. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đƣợc chứng kiến hoặc tham gia).

26. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Đôi cánh của ngựa trắng).

27. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về du lịch hay thám hiểm). 28. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em đƣợc tham gia).

29. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Khát vọng sống).

30. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan yêu đời).

31. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể câu chuyện về một ngƣời vui tính mà em biết).

Ngoài ra, chƣơng trình còn có tiết ôn tập giữa kì và cuối học kì. Các bài học kể chuyện lớp 5 đƣợc phân bố theo các tuần học nhƣ sau:

2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nƣớc ta).

3. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hƣơng đất nƣớc mà em biết).

4. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai).

5. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện ca ngợi hòa bình chống chiến tranh).

6. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề: Kể một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nƣớc/Nói về một nƣớc mà em biết qua truyền hình, phim ảnh).

7. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Cây cỏ nước Nam).

8. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên).

9. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một câu chuyện về một lần em đi thăm cảnh đẹp ở địa phƣơng em hoặc ở nơi khác).

10. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Người đi săn và con nai).

11. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện có nội dung bảo vệ môi trƣờng).

12. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề:

Kể một việc làm tốt của em hoặc ngƣời xung quanh đề bảo vệ môi trƣờng/Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trƣờng).

13. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Pastơ và em bé).

14. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về những ngƣời đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu vì hạnh phúc nhân dân).

15. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình).

16.Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những ngƣời biết sống

đẹp, biết mang niềm vui, niềm hạnh phúc cho những ngƣời xung quanh).

18. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những tấm gƣơng sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh).

19. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong các đề bài sau: Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa/Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông/Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thƣơng binh, liệt sĩ).

20. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Ông Nguyễn Đăng Khoa).

21. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện về những ngƣời đã góp sức mình bảo vệ trật tự an ninh).

22. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ an ninh nơi làng xóm, phố phƣờng).

23. Kể chuyện Vì muôn dân.

24. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Một câu chuyện về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt nam).

25. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề bài sau: Kể một câu chuyện trong cuộc nói lên truyền thống tôn sƣ trọng đạo của ngƣời Việt Nam/Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô).

26. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Lớp trưởng lớp tôi).

27. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài).

28. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Kể về một việc làm tốt của bạn em).

29. Kể chuyện đã nghe thầy, cô kể trên lớp (Nhà vô địch).

30. Kể chuyện đã nghe, đã đọc (Kể một câu chuyện nói về gia đình, nhà trƣờng và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trƣờng và xã hội).

31. Kể chuyện đƣợc chứng kiến hoặc tham gia (Chọn một trong hai đề sau: Kể

một câu chuyện em biết về một gia đình, nhà trƣờng hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi/Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội).

2.3. Tổ chức dạy học kể chuyện

2.3.1. Các bước rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh tiểu học

2.3.1.1. Tập cho học sinh kể lại một số chi tiết hoặc từng đoạn chuyện a) Bước chuẩn bị

- Giúp học sinh nắm vững, hiểu và có cảm xúc với câu chuyện sắp kể. Nhờ vậy các em mạnh dạn tự tin và chủ động. Đây là một việc làm quan trọng quyết định sự thành công của HS khi tham gia kể chuyện.

- Tạo cho HS tâm thế muốn đƣợc kể chuyện cho cô, cho bạn nghe, không ngƣợng ngùng, rụt rè. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh tiểu học vì các em còn nhỏ, chƣa quen giao tiếp trƣớc đám đông, thiếu tự tin. Lời động viên của cô giáo, không khí thi đua giữa các tổ, nhóm, sự trang trí hoặc bố trí lớp học gợi không khí câu chuyện… là những cách thức có hiệu quả tạo tâm thế mong muốn đƣợc tham gia kể chuyện trong tiết học.

b) Bước tập kể từng phần câu chuyện

Học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý còn hạn chế. Vì thế lúc đầu nên để các em tập kể từng phần câu chuyện. Tập kể một số chi tiết, tình tiết quan trọng, tập kể từng đoạn trong câu chuyện. Khi tập kể từng đoạn, do dung lƣợng ngắn, học sinh có điều kiện vận dụng các kĩ năng thích hợp với nội dung đoạn truyện, giáo viên dành thời gian giúp học sinh luyện tập kĩ năng này. Đối với lớp 2 và lớp 3, giáo viên nên hƣớng dẫn các em cách nhấn giọng, kéo dài giọng

Một phần của tài liệu Giải đoán hàm ý trong truyện kể ở tiểu học (lớp 4, lớp 5) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)