7. Cấu trúc của đề tài
2.3.2. Tổ chức dạy bài Kể chuyện ở lớp 1, 2, 3
Để tiến hành giờ kể chuyện, GV không chỉ cần có nghệ thuật kể chuyện mà còn phải biết cách tổ chức giờ học để sau khi nghe GV kể, HS nào cũng nhớ đƣợc nội dung chính của chuyện, có nhu cầu, có kĩ năng và có điều kiện đƣợc kể dù ít nhiều trƣớc lớp.
Ở lớp 1 các biện pháp sử dụng trong giờ Kể chuyện đó là: Trực quan bằng
hình vẽ, biện pháp luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp. Trong tiết Kể chuyện, HS thực hiện hai hoạt động chính: nghe GV kể, nghe bạn kể và kể cho bạn, thầy cô nghe. Quy trình thực hiện các bài dạy kể chuyện ở lớp 1 gồm các bƣớc sau: Giới thiệu bài; GV kể chuyện; HS tập kể từng đoạn dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý; HS kể toàn bộ câu chuyện (nếu SGK yêu cầu); GV giúp HS hiểu ý nghĩa câu chuyện.
Ở lớp 2,3, giờ kể chuyện chỉ có một dạng bài kể chuyện đã đọc, đã học. Tiết Kể chuyện ở hai lớp này gắn với bài tập đọc đầu tuần. Học sinh học đọc truyện trong 2 tiết (hoặc 1,5 tiết) đã hiểu và nhớ truyện, có khả năng kể lại câu chuyện ở 1 tiết (hoặc nửa tiết) tiếp theo khá dễ dàng.
Tuy chỉ có một dạng bài kể chuyện nhƣng những bài tập để thực hiện trong giờ kể chuyện ở lớp 2, 3 lại rất phong phú, đa dạng. Dựa vào độ khó và cũng là tính độc lập làm việc của HS, các bài tập kể chuyện đã học ở lớp 2, 3 đƣợc chia thành nhiều kiểu dạng: Kể chuyện theo tranh, kể theo lời gợi ý, dựa vào dung lƣợng lời kể, kể theo vai, kể một chi tiết trong truyện theo tƣởng tƣợng, phân vai dựng lại câu chuyện. Ngoài các dạng bài tập này, trong giờ Kể chuyện có những bài tập yêu cầu HS nhận xét, đánh giá nội dung câu chuyện.
Quy trình dạy bài Kể chuyện ở lớp 2, 3 nhƣ sau: Kiểm tra bài cũ, Dạy bài
mới (Giới thiệu bài, hƣớng dẫn kể chuyện, củng cố dặn dò). Ở lớp 3 do thời lƣợng
giờ học chỉ có 0,5 tiết nên bài kể chuyện có thể bắt đầu từ bƣớc hƣớng dẫn kể chuyện.