Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh trong phân khúc bán lẻ (Trang 67 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.6 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Khi nguồn lực đã hiện hữu thì ngân hàng phải có khả năng khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực này để tạo ra các giá trị thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Khả năng quản lý điều hành của ban lãnh đạo là một yếu tố then chốt giúp ngân hàng có thể có những bước đi vững vàng và phát triển.

HDBank cần trú trọng đến những giải pháp sau:

- Tiếp tục nâng cao hệ thống quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, xây

dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý danh mục tín dụng phù hợp.

- Tiếp tục tái cấu trúc hoạt động của khối quản lý rủi ro, xây dựng và hoàn thiện

hệ thống cảnh báo sớm tự động, khung khẩu vị rủi ro tín dụng, thực hiện các biện pháp giảm thiểu tổn thất trên diện rộng.

- Tiếp tục duy trì hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện

cơ chế, quy trình kiểm soát đối với mọi sản phẩm nghiệp vụ, mọi khâu của hoạt động kinh doanh, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nâng cao nhận thức về vai trò kiểm soát nội bộ ở mọi cấp cán bộ.

- Tiếp tục cơ cấu sắp xếp lại bộ phận kiểm toán nội bộ theo hướng tinh gọn đảm

bảo chất lượng và tính độc lập.

- Nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro đặc biệt ở góc độ chi

nhánh.

- Cuối cùng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý điều hành thông qua

đào tạo bồi dưỡng và trải nghiệm thực tế kinh doanh tại các đơn vị thành viên ngân hàng như chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính trong nước và quốc tế. Các cấp lãnh đạo cần được trang bị những kiến thức về quản trị điều hành một ngân hàng hiện đại, đặc biệt là nâng cao năng lực quản trị rủi ro nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền

vững, an toàn của ngân hàng. HDBank có thể mời chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đào tạo theo đơn đặt hàng. Hoặc có thể tổ chức cho cán bộ lãnh đạo tham quan học hỏi về mô hình tổ chức và kinh nghiệm của các NHTM lớn hoạt động hiệu quả trên thế giới

Ngoài ra, HDBank cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ lãnh đạo kế cận, có chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm giữ chân cũng như thu hút các bộ quản trị các cấp, hay xây dựng đội ngũ chuyên gia chất lượng cao trong lĩnh vực then chốt như phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở những điểm mạnh và yếu về nguồn lực trong phân tích ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đề ra một số giải pháp cụ thẻ để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HDBank trong thời gian tới. HDBank phải nhanh chóng nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm dịch vụ cung ứng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ bán hàng và marketing, xây dựng hạ tầng công nghệ tiên tiến hiện đại và mở rộng mạng lưới kênh phân phối rộng khắp. Từ đó từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng thị phần trong hoạt động ngân hàng bán lẻ.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự cạnh tranh là điều tất yếu và hiện nay đang trở nên ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Trước thực trạnh đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, không chỉ vì mục tiêu hoạt động an toàn và hiệu quả mà còn để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai. HDBank cũng không phải là một ngoại lệ. Qua các phân tích, đánh giá ta có thể thấy, Ngân hàng HDBank đã có những bước cải tiến vượt bậc trong những năm qua, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, so với các đối thủ lớn trên thị trường thì HDBank vẫn còn nhiều hạn chế về vị thế thị trường, phối thức thị trường và nguồn lực. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh lâu dài của Ngân hàng trong tương lai.

Vì vậy, việc ưu tiên phát triển nguồn lực đang là một trong các vấn đề cấp thiết, đòi hỏi ngân hàng HDBank phải tập trung nghiên cứu. Bằng việc phân tích, đánh giá các điểm mạnh cũng như điểm yếu của HDBank so với các đối thủ cạnh tranh khác, luận văn đã đề xuất một số giải pháp đầu tư cụ thể nhằm phát triển nguồn lực, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh lâu dài của HDBank trong giai đoạn 2015- 2020.

Tuy nhiên, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế. Vì nghiên cứu dựa trên những giả định là thị trường mục tiêu, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng HDBank được xác định là đúng, vì vậy trọng tâm của nghiên cứu chỉ tập trung phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh trên thị trường mục tiêu của ngân hàng HDBank. Mặt khác nghiên cứu chỉ dựa trên lý thuyết về ba nhóm nhân tố thành công của tác giả Rudolf Grunig – Richard Kuhn, tuy có sự điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính nhưng chưa được kiểm định bằng nghiên cứu định lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên năm 2011 đến năm 2015 của Ngân hàng TMCP Á Châu, HDBank, Techcombank.

2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước năm 2011 đến năm 2015.

3. Fahey, L. & Randall, R. M, 1994. MBA trong tầm tay chủ đề Quản lý chiến lược. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Phan Thu, 2009, TP HCM: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

4. Lê Thế Giới – Nguyễn Thanh Liêm – Trần Hữu Hải, 2009. Quản trị chiến lược: NXB Thống kê

5. Micheal E.Porter, 1985, Lợi thế cạnh tranh. Dịch tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Phúc Hoàng: NXB Trẻ, 2008.

6. Nguyễn Hữu Lam – Đinh Thái Hoàng – Phạm Xuân Lan, 2011. Quản trị chiến

lược phát triển vị thế cạnh tranh: NXB Lao động – Xã hội

7. Nguyễn Như Ý, 1999. Đại từ điển Tiếng Việt: NXB Văn hóa Thông tin

8. Nguyễn Văn Đạm, 1999. Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng. Hà Nội: NXB Văn hóa Thông tin.

9. Nguyễn Quỳnh Hoa, 2007. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn

thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

10. Nguyễn Thị Quy, 2005. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong xu

thế hội nhập: NXB Lý luận Chính trị

11. Nguyễn Thanh Phong, tháng 5/2009. Tạp chí phát triển kinh tế số 223, trang 29. 12. Nguyễn Viết Lâm, tháng 8/2014. Kinh tế & Phát triển số 206, trang 47.

13. P.Kotler, 2001. Quản trị Marketing: NXB Lao Động

14. Rudolf Grunig – Richard Kuhn. Hoạch định chiến lược theo quá trình. Dịch giả: Phạm Ngọc Thúy. Lê Thành Long. Võ Văn Huy: NXB Khoa học kỹ thuật.

15. Samuelson P.A.W.D Nordhause, 1989. Kinh tế học. Viện Quan hệ Quốc tế 16. Từ điển Thuật ngữ kinh tế học, 2001: NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội

17. Viện Nghiên cứu và phổ biến kiến thức bách khoa,1998. Đại từ điển Kinh tế thị

trường.

18. Vũ Thị Thu Phương, 2015. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng

TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020. Luận văn thạc sĩ kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh

1. Andreas Stoffers, 2012, Retail banking at the crossroads,

http://www.vir.com.vn/retail-banking-at-the-crossroads.html> [Accessed: 16 September 2016]

2. Micheal E.Porter, 1984. On Competition: Harvard Business Review Book 3. Micheal E.Porter, 1996. What is Strategy: Harvard Business Review.

4. Porter, M.E, 2008, The five competitive forces that shape strategy, Havard Business Review. Website 1. www.hdbank.com.vn 2. www.acb.com.vn 3. www.techcombank.com.vn 4. www.sbv.gov.vn

PHỤ LỤC Phụ lục 01: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Kính chào Anh/Chị,

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đến năm 2020”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Các ý kiến đóng góp của anh/chị là thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Anh/chị

Nghiên cứu định tính (mẫu số 1) Khảo sát khách hàng

Câu hỏi số 1 Anh/Chị vui lòng cho biết Anh/Chị thường giao dịch với

ngân hàng nào nhất? Lý do? Câu hỏi số 2

Những yếu tố nào mà Anh/Chị cho là quan trọng mang lại nhiều lợi ích với Anh/Chị, khiến cho Anh/Chị muốn duy trì quan hệ giao dịch với một ngân hàng nào đó?

Câu hỏi số 3

Trong danh sách các yếu tố sau đây:

- Sự đa dạng của danh mục sản phẩm, dịch vụ

- Chất lượng dịch vụ

- Chất lượng các dịch vụ bổ sung để chăm sóc khách

hàng (các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng…)

- Hệ thống phân phói (mạng lưới chi nhánh, phòng

giao dịch và số lượng máy ATM)

Theo Anh/Chị yếu tố nào là quan trọng có ý nghĩa và ảnh hưởng nhiều tới quyết định duy trì quan hệ giao dịch với một ngân hàng của Anh/Chị?

Nghiên cứu định tính (mẫu số 2) Khảo sát các chuyên viên kinh doanh và nhà quản lý

Câu hỏi số 1 Theo kinh nghiệm của Anh/Chị, các yếu tố nào khách hàng sẽ

quan tâm khi họ đặt quan hệ giao dịch với một ngân hàng? Câu hỏi số 2

Theo Anh/Chị để đánh giá những điểm mạnh và lợi thế cảu một ngân hàng nào đó khi cạnh tranh với các ngân hàng khách thì nên so sánh dựa trên những yếu tố nào? Vì sao?

Phục lục 02: BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN Kính chào Anh/Chị

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng HDBank trong thị trường ngân hàng bán lẻ đến năm 2020”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Các ý kiến đóng góp của anh/chị là thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Anh/chị

Câu hỏi số 1 Theo kinh nghiệm của Anh/Chị, các tiêu chí nào có thẻ dùng

để đánh giá chất lượng dịch vụ của một ngân hàng? Câu hỏi số 2

Sản phẩm, dịch vụ đa dạng đem lại những lợi ích gì và ảnh hưởng như thế nào tới quyết định duy trì quan hệ giao dịch của Anh/Chị với một ngân hàng nào đó?

Câu hỏi số 3

Anh/Chị có nhận xét như thế nào về các dịch vụ chăm sóc khách hàng chương trình khuyến mãi mà các ngân hàng đang thực hiện? Hãy nêu ra những lợi ích mà chúng đem lại cho Anh/Chị?

Câu hỏi số 4

Theo kinh nghiệm của Anh/Chị, kênh phân phối của ngân hàng gồm những loại nào? Dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá hệ thống kênh phân phối của một ngân hàng có tốt hay không?

Phụ lục 03: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Kính chào Anh/Chị,

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh Tế TPHCM. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng HDBank trong thị trường ngân hàng bán lẻ đến năm 2020”. Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian để trả lời một số câu hỏi sau đây. Các ý kiến đóng góp của anh/chị là thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Anh/chị!

Để trả lời câu hỏi Anh/Chị vui lòng:

Đánh dấu x vào đáp án Anh/Chị lựa chọn

Khoanh tròn đáp án sai, đánh dấu x vào đáp án Anh/Chị lựa chọn mới PHẦN A

Anh/Chị vui lòng cho biết đôi điều về bản thân?

Q1. Giới tính  Nam  Nữ

Q2. Độ tuổi  20 - 25  25 – 40  Trên 40

Q3. Thu nhập/tháng

 Dưới 5 tr  5 tr -> dưới 10 tr  10 tr -> dưới 15 tr  Trên 15tr

Q4. Nghề nghiệp

 Công nhân viên chức  Nội trợ  Lao động tự do  Nhân viên văn

phòng  Chủ doanh nghiệp/quản lý cấp cao

1.1Anh/Chị có giao dịch ngân hàng trong vòng một tháng qua hay không? (Câu hỏi

1 lựa chọn)

Có 1 Tiếp tục phỏng vấn

1.2 Tên ngân hàng mà hiện nay Anh/Chị đang giao dịch:………

PHẦN B:

Quy ước ngân hàng mà Anh/Chị đang giao dịch gọi là ngân hàng X và quy ước cách đánh giá với thang đo quãng 5 điểm như sau:

1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý

3: Trung lập 4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

1. Hoàn toàn không đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý 1.3 Sự đa dạnh của danh mục sản phẩm

1.3.1

Sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng X rất đa dạnh thỏa mãn nhu cầu của tôi tốt hơn

1 2 3 4 5

1.3.2 Sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ cho tôi

nhiều sự lựa chọn hơn khi giao dịch 1 2 3 4 5

1.3.3

Đầu tư danh mục sản phẩm đa dạng đem lại nhiều lợi thế kinh doanh cho ngân hàng X

1 2 3 4 5

1.4 Chất lượng dịch vụ

1.4.1

Nhân viên của ngân hàng sẵn sàng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của tôi

1 2 3 4 5

1.4.2 Nhân viên ngân hàng X có chuyên

môn, nghiệp vụ cao 1 2 3 4 5

1.4.3 Cơ sở vật chất của ngân hàng X thì

hiện đại và sạch sẽ 1 2 3 4 5

1.4.4 Thời gian giao dịch nhanh chóng thủ

1.5 Các dịch vụ chăm sóc khách hàng bổ sung

1.5.1

Các chương trình chăm sóc khách hàng giúp gia tăng sự gắn kết lâu dài giữa tôi và ngân hàng X

1 2 3 4 5

1.5.2

Các chương trình khuyến mãi phong phú là nguyên nhân khiến tôi giao dịch với ngân hàng X nhiều hơn

1 2 3 4 5

1.5.3

Việc quan tâm, chăm sóc tốt nhu cầu của khách hàng cũng đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng X

1 2 3 4 5

1.5.4

Tôi hài lòng vì nhận được nhiều lợi ích từ các chương trình khuyễn mãi, chăm sóc khách hàng của ngân hàng X

1 2 3 4 5

1.6 Hệ thống kênh phân phối

1.6.1

Mạng lưới chi nhánh phân bố rộng giúp tôi dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng X

1 2 3 4 5

1.6.2

Mạng lưới máy ATM phân bố rộng giúp tôi tiết kiệm thời gian khi giao dịch rút tiền, chuyển khoản

1 2 3 4 5

1.6.3

Các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng X giúp tôi dễ dàng tự chủ động thực hiện giao dịch tại nhà

1 2 3 4 5

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin Anh/Chị cung cấp trên đây chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu và phải được giữ bí mật hoàn toàn. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị cho dự án nghiên cứu này.

Phụ lục 04: QUY ĐỔI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ THỊ TRƯỜNG CỦA HDBANK SO VỚI ACB

Các chỉ tiêu/ Điểm quy đổi HDBank ACB

Hình ảnh ngân hàng 8 9

Tổng tài sản 8 9

Vốn điều lệ 8 9

Số lượng điểm giao dịch 8 9

Số lượng máy ATM 6 9

Thị phần và thay đổi thị phần 7 9

Lợi nhuận trước thuế 8 9

Phụ lục 05: QUY ĐỔI ĐIỂM ĐÁNH GIÁ PHỐI THỨC THỊ TRƯỜNG CỦA HDBANK SO VỚI ACB

STT Các yếu tố tạo giá trị khách hàng Điểm quy đổi

HDB ACB

1 Sản phẩm, dịch vụ đa dạng 8 6

2 Chất lượng dịch vụ 7 6

3 Các dịch vụ chăm sóc khách hàng bổ sung 5 8

4 Hệ thống kênh phân phối 6 8

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh trong phân khúc bán lẻ (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)