Dựa trên kết quả kiểm định và kết luận thu được, bài luận văn đưa ra các giải pháp chủ yếu tập trung vào giải quyết tình trạng lạm phát tại Việt Nam. Đó chính là ba nhóm giải pháp chính nhằm kiểm soát thâm hụt ngân sách, cung tiền và độ mở thương mại sẽ tạo thành một chuỗi những phản ứng nối tiếp nhau cải thiện tình trạng lạm phát và cũng có thể tạo phản ứng tích cực lại những biến số kinh tế vĩ mô này.
5.2.1 Kiểm soát thâm hụt ngân sách Việt Nam
Trước tiên là giải quyết tình trạng lạm phát, Chính phủ cần phải xử lý tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài thông qua thực hiện chính sách tài khóa chặc chẽ. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, thực hiện mở rộng các chính sách nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu cho ngân sách, chống thất thu, lãng phí, thực hành chi tiêu tiết kiệm, nêu cao tinh thần hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn chi tiêu công. Nghiên cứu và điều chỉnh hợp lý các khoản chi thường xuyên, vốn đã chiếm 80% tổng chi ngân sách nhà nước. Tinh giản bộ máy hành chính, đầu tư công đúng đối tượng, đúng năng suất sử dụng và đề cao tính kinh tế, vấn đề hiệu quả xã hội.
Kiểm soát tốt tình trạng lạm phát nhằm hạn chế sự tác động của lạm phát vào cơ cấu thu – chi ngân sách của Chính phủ, từ đó khắc phục được sự tác động gián tiếp của lạm phát lên tình trạng thâm hụt ngân sách hiện tại. Nguyên nhân thứ hai tác động làm giảm mức độ thâm hụt ngân sách theo kết luận nghiên cứu là độ mở thương
mại. Bên cạnh đó còn có những biện pháp hữu ích khác góp phần giảm mức độ thâm hụt rất hiệu quả có thể kể đến như sau:
Thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước: Lĩnh vực thuế và
hải quan cần phải phát huy vai trò là đầu tàu trong công tác thu ngân sách nhà nước. Trong thời gian tới cần phải tăng cường quản lý thu và chống thất thu. Tăng cường công tác truy quét buôn lậu, chống gian lận và trốn thuế, chuyển giá, tập trung xử lý, thu hồi nợ thuế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, bất động sản, xuất nhập khẩu, các công ty có tính chất sở hữu Nhà nước.Bên cạnh đó cần phải ra sức hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Xóa bỏ những vấn đề tồn dai dẳn tồn tại trongngành, rèn luyện đạo đức ngành kiên định. Ngoài ra cần phải ra sức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, vững nghiệp vụ của cán bộ thuế,như thế có như thế mới đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong thời đại mới, đủ sức đối phó với tệ nạn trốn thuế, chuyển giá ngày càng tinh vi, phức tạp hiện nay.
Quản lý chi, thực hành tiết kiệm: Tiếp tục thực hiện sâu rộng Chỉ thị số 21/CT-TW
ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 30/CT- TTgngày 26 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Điều này đã cho thấy tinh thần và sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước. Cụ thể là yêu cầu tất cả các ngành, các địa phương thực hiện nghiêm túc việc rà soát, quản lý chặc chẽ các khoản chi, đặc biệt là các khoản chi mua sắm xe công, tổ chức các cuộc hội nghị, hội họp, tiếp khách, chi cho các lễ kỷ niệm, các chuyến đi công tác không thật sự cần thiết. Kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản, tránh tình trạng đua nhau xây dựng các công trình cóvốn đầu tư lớn nhưng không mang lại hiệu quả cho xã hội. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.
Đảm bảo cân đối ngân sách: Tiết kiệm, chống lãng phí không là chưa đủ. Đứng trước tình hình khó khăn hiện nay, cần thực hiện chi tiêu công một các hợp lý nhất, cần ưu tiên trên hết cho các chương trình giảm nghèo, nông thôn mới, các địa phương khó khăn, biên giới, hải đảo của đất nước. Ưu tiên chi tiêu cho sự nghiệp giáo dục, y tế và phúc lợi người dân. Chính phủ phải nghiên cứu sử dụng đồng vốn chi tiêu công thật sự hiệu quả.Mạnh dạn đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, học tập kinh nghiệm nước bạn như Nhật Bản, Hàn Quốc trong công tác kiểm soát và quản lý các doanh nghiệp nhà nước, tránh tình trạng tham nhũng, thất thoát, các vụ án kinh tế nghiệm trọng như trong thời gian qua.
Tăng cường chế tài, xử lý nghiêm những vi phạm: Mạnh tay trong việc xử lý các
trường hợp làm thất thoát, tham nhũng, lãng phí, các vụ án kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọngcho ngân sách nhà nước, song song với việc ban hành các văn bản quy định để lắp đầy những lỗ hỏng trong quản lý ngân sách. Lấy lại lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
5.2.2 Kiểm soát cung tiền
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ mức cung tiền hợp lý, duy trì mức lãi suất phù hợp, bên cạnh đó là mở rộng điều hành hiệu quả thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán để đạt được mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế, từ đó góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Có thể kể đến một vài biện pháp cụ thể như sau:
Ổn định mặt bằng lãi suất cùng với việc giảm sức ép lên lãi suất cho vay, ổn định tỷ giá và tăng dự trữ ngoại hối;
Đưa ra tiêu chí tăng trưởng tín dụng hợp lý trong trung hạn và dài hạn. Từ đó làm cơ sở để thị trường tín dụng tăng trưởng hợp lý, tập trung được vào các lĩnh vực ưu tiên theo từng giai đoạn;
Kiểm soát chặc chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ, ngăn chặn tình trạng đô-la hóa, kết hợp với hạn chết lạm phát tâm lý, không còn quá đặt nặng vấn đề dự trữ ngoại tệ và vàng, tạo niềm tin hơn nữa của người dân vào đồng nội tệ;
Để thực hiện được những nhiệm vụ quan trọng nêu trên, các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban kinh tế Trung ương cần phải bám sát tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và diễn biến tình hình kinh tế khu vực và trên thế giới trong thời gian tới. Vận hành tốt mức cung tiền nói riêng và toàn thể nền kinh tế chung thông qua nghiệp vụ thị trường mở, quy định lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, hạn mức lãi suất, hỗ trợ thanh khoản, nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt quan tâm đến kiểm soát tình trạng nợ xấu, giảm lãi suất cho vay.
5.2.3 Kiểm soát độ mở thương mại
Bài luận văn sử dụng gợi ý kiểm soát độ mở thương mại để nói lên hai vấn đề là vừa gia tăng xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế thế nhưng vẫn đảm báo phát triển sản xuất trong nước, gia tăng xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, nền kinh tế hưởng lợi từ việc hội nhập nhiều hơn là thiệt hại. Hai gợi ý bao gồm:
Gia tăng xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế: Đây là một giải pháp hiệu quả nhằm góp phần làm sụt giảm tình trạng lạm phát. Trong thời gian tới để có thể thúc đẩy độ mở thương mại tại Việt Nam, cần phải có nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khi tham gia hội nhập bằng cách nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Cụ thể là các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư cần phối hợp tạo môi trường kinh doanh hiệu quả, giảm tải thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm mạnh hơn nữa thời gian khai báo thuế, khai báo Bảo hiểm xã hội. Thúc đẩy thành lập các hiệp hội doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng, mở rộng các hội chợ thương mại tạo điều kiện để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác. Chính phủ cần phải là người bạn đồng hành
cùng doanh nghiệp trong thời đại hội nhập, cần phải hướng dẫn, thông tin, tư vấn đến cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến quy định, cam kết qua từ các hiệp định thương mại đã và đang chuẩn bị ký kết, thông qua nhiều hơn nữa các buổi đối thoại, hội nghị, các kênh thông tin và đường dây nóng hỗ trợ.
Phát triển sản xuất trong nước: Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề đặt ra với mỗi địa phương và Trung ương. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế dẫn hàng hóa nhập khẩu thì nền kinh tế nước ta cần có một bước chuyển biến rõ nét, vận dụng triệt để quy luật cung – cầu, quy luật thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp trong nước cụ thể qua các giải pháp như: hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong nước, hoàn thiện cơ chế pháp lý, đẩy mạnh các kênh phân phối, xâm nhập mạnh hơn nữa vào chỗi cung ứng toàn cầu, tạo mối liên hệ mật thiết giữa chính phủ, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để đẩy mạnh xuất khẩu, v.v...
KẾT LUẬN
Cuối cùng, từ những kết quả nghiên cứu, bàn luận và gợi ý chính sách về mối quan hệ giữa lạm phát, thâm hụt ngân sách và các biến kinh tế vĩ mô khác là cung tiền và độ mở thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 32 năm từ 1985 - 2016 được trình bày. Có thể đưa ra kết luận tổng quan rằng lạm phát và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam có mối quan hệ mật thiết, chặc chẽ, tương quan đồng thời hai chiều với nhau, chủ yếu gián tiếp thông qua kênh tài trợ thâm hụt và thay đổi cơ cấu thu – chi ngân sách. Thêm vào đó, bài luận văn đã chỉ ra được sự tác động làm gia tăng lạm phát cũng như thâm hụt ngân sách của cung tiền, một phát hiện khác mang dấu hiệu khả quan là độ mở thương mại càng cao sẽ góp phần làm sụt giảm cả tỷ lệ lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Do có mối quan hệ đồng thời hai chiều đồng biến với nhau giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách, cùng với những tác động từ cung tiền và độ mở thương mại nên bài luận văn đã đưa ra những gợi ý chính sách giúp kiểm soát tình trạng lạm phát thông qua ba nhóm giải pháp về kiểm soát thâm hụt ngân sách, cung tiền và độ mở thương mại. Tạo thành một chuỗi những gợi ý mang tính tác động kép giúp cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và cụ thể là lạm phát và thâm hụt ngân sách nói riêng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bài luận văn, vẫn tồn tại các hạn chế như sau: Chiều tác động của cáctham số cung tiền và độ mở thương mại lên hai biến lạm phát và thâm hụt ngân sách chỉ hợp lý trong phương trình dạng rút gọn, khi tính toán qua các tham số ở phương trình dạng cấu trúc, chiều tác động lại trái ngược với cơ sở lý thuyết và kỳ vọng của bài nghiên cứu. Ngoài ra bài luận văn vẫn chưa phân tích sâu hơn được độ trễ của các biến lạm phát và thâm hụt, nên chưa thể tìm kiếm mối quan hệ ngắn hạn cũng như dài hạn trong mô hình tác động đồng thời, tương quan hai chiều của hai biến lạm phát và thâm hụt ngân sách.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cũng như khai thác được sâu rộng và triệt để hơn mô hình ước lượng hệ phương trình tác động đồng thời (SEM). Hướng nghiên cứu tiếp theo cho những bài nghiên cứusau là gia tăng thêm các biến nội sinh, ngoại sinh trong mô hình như tăng trưởng, lãi suất, tỷ giá, cũng như các biến độ trễ của lạm phát hoặc của thâm hụt ngân sách…Mở rộng thêm nghiên cứu với các phương pháp tối ưu hơn, chẳng hạn như là phương pháp bình phương tối thiểu hai giai đoạn - 2SLS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu trong nước
1. Chỉ thị 21-CT/TW ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung Ương về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Nguyễn Thị Thu Hằng & Nguyễn Đức Thành, 2010. Các yếu tố kinh tế vĩ mô và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: Bằng chứng và nghiên cứu. VEPR.
4. Sử Đình Thành, 2012. Thâm hụt Ngân sách và Lạm phát: Minh chứng thực nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế,số 259, 5/2012.
Danh mục tài liệu nước ngoài
1. Alessandro Cologni and Matteo Manera, 2005. Oil Prices, Inflation and Interest Rates in a Structural Cointegrated VAR Model for the G-7 Countries. ELSEVIER,30: 856-888.
2. Alfred V. Guender and Sharon McCaw, 1999. The Inflationary Bias in a Model of the Open Economy. Journal of Economic Literature,E5 F4.
3. ADB (Asian Development Bank), Asian Development Outlook 2000, 2009, 2016. Data Vietnam.
4. Bijan B. Aghevli và Mohsin S. Khan, 1978. Government Deficits and the Inflationary Process in Developing Countrie. IMF Economic Review, 25: 383.
5. David Romer, 1993. Openness and Inflation: Theory and Evidence. The
Quarterly Journal of Economics,Vol.CVIII, Issue 4.
6. Harald Badinger, (2008). Globalization, the Output-inflation trandeoff and Inflation. FIW Working Paper,10.
7. Huu Minh Nguyen, 2012. The determinants of Inflation in Vietnam, 2001-
8. IMF (International Monetart Fun) 2015, Dữ liệu quốc giaViệt Nam, Thư viện điện tử http://data.imf.org/?sk=85b51b5a-b74f-473a-be16-49f1786949b3 [Ngày truy cập: 10 tháng 8 năm 2016].
9. Jeffrey A. Frankel and David Romer, 1999. Does Trade Cause Growth? The American.Economic Review,89: 379-390.
10.John A.Taton, 1985. Two views of the effect of government budget deficits in the 1980s. Federal Reserve Bank of ST. Louis (Octorber-1985).
11.Kenneth Holden and David A.Peel, 1979. The relationship between prices and money supply in Latin American. The review of economics and statistics, 61: 446-450.
12.Kivilcim Metin, 1998. The Relationship between Inflation and the Budget Deficit in Turkey. Journal of Business & Economic Statistics, 16: 412-422. 13.M Solomon and W A de Wet, 2004. The Effect of a Budget Deficit on
Inflation: The Case of Tanzania. SAJEMS NS,7.No1 (2004).
14.M. Golam Mortaza, 2006. Sources of Inflation in Bangladesh: Recent Macroeconomic Experience. Research Economist, Policy Analysis Unit
Research Department Bangladesh Bank – WP 0704.
15.Majeed Ali Hussain & Afaf Abdull J.Saaed, 2014. The Relationship between Budget Deficits and Macroeconomics variables in United Arab Emirates: An Empirical investigation. Journal of Emerging Trends in Economics and
Management Sciences, 5:449-456.
16.Mbutor O Mbutor, 2013. Inflation in Nigeria: How much is the function of money?. Journal of economics and International Finance,6: 21 – 27.
17.Muzafar Shah Habibullah e.t, 2011. Budget Deficits and Inflation in Thirteen Asian Developing Countries. International Journal of Business and Social Science, Vol. 2 No. 9.
18. Natalie Chen et,2004. Competition, Globalization and the Decline of Inflation .CEPR.
19.O.Cevdet Akcay et, 1996. Budget Deficit, Money Supply and Inflation: Evidence from Low and High Frequency Data for Turkey. Boğaziçi
University Department of Economics Research Papers,ISS/EC-1996-12.
20.Osekhebhen Eigbiremolen & Johnson Ezema, 2015. Dymamics of Budget deficit and Macroeconomic fundamentals: further evidence from Nigeria.
International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences,Vol.5, No.5.
21.Pieter Korteweg, 1980, Exchange-rate policy, monetary policy, and real exchang-rate variability. Essays in international finance,No.140,
22.Ramkishen S. Rajan, 2002, Trade liberalization and poverty: revisiting the age-old debate. Economic and Political Weekly, 2002 – JSTOR.
23.Robert Geske and Richard Roll, 1983. The Fiscal and Monetary Linkage Between Stock Returns and Inflation. The Journal of Finance, 38: 1 – 33. 24.Robert J.Barro, 1989. The Ricardian Approach to Budget deficits. The
Journal of Economic Perspectives, 3: 37-54.
25.Shalabh, IIT Kanpur.“Econometrics - Chapter 17 - Simultaneous Equations Models”.
26. Tahir Mukhtar, 2010. Does trade openness reduce inflation? Empirical evidence from Pakistan. The Lahore Journal of Economics,15: 35-50.