Phương pháp bình phương tối thiểu gián tiếp (ILS)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 33 - 37)

3.4.3.1 Phương trình dạng cấu trúc

Hệ phương trình dạng cấu trúc với biến phụ thuộc lần lượt là các biến nội sinh là lạm phát. Dựa trên các nghiên cứu về sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát của Mohammad Aslam Chaudhary và Naved Ahmad (1995), Muzafar Shah Habibullah và cộng sự (2011), Sử Đình Thành (2012) … Cùng với biến ngoại sinh cung tiền tác động đến lạm phát theo như nghiên cứu của Kenneth Holden và David A. Peel (1979), M. Golam Mortaza (2006) và Vincent N. Ezeabasili và cộng sự (2012). Ta có phương trình cấu trúc đầu tiên như sau:

Tương tự với biến phụ thuộc là thâm hụt ngân sách. Theo kết quả nghiên cứu về sự tác động hai chiều của Aghevli và Khan (1978), Vuyyuri Srivyal và Seshaiah S.Venkata (2004). Cùng với các lập luận về sự tác động của biến ngoại sinh độ mở thương mại tác động gián tiếp đến thâm hụt ngân sách của Frankel và Romer (1999), Ramkishen S. Rajan (2002) và Thomas Baunsgaard và Michael Kean (2005). Ta có phương trình cấu trúc thứ hai như sau:

𝐵𝐷𝑡 = λ + 𝜑. 𝐼𝐹𝑡 + η. 𝑇𝑂𝑡 + 𝜇𝑡 (2)

Các tham số𝛽 và𝜑 ở phương trình (1) và (2) chính là các tham số quan trọng đại diện cho sự tác động đồng thời hai chiều của hai biến nội sinh lạm phát và thâm hụt ngân sách.

3.4.3.2 Phương trình dạng rút gọn

Trước khi thực hiện bước tiếp theo của phương pháp ILS, là ước lượng OLS các phương trình dạng rút gọn trong hệ phương trình. Ta cần thực hiện biến đổi các phương trình cấu trúc (1) và (2) ở phần trên thành các phương trình rút gọn. Thực hiện thay phương trình (2) vào phương trình (1) ta có:

𝐼𝐹𝑡 = 𝛼 + 𝛽. (λ + 𝜑. 𝐼𝐹𝑡+ η. 𝑇𝑂𝑡+ 𝜇𝑡) + 𝜃. 𝑀𝑡+ 𝜀𝑡 𝐼𝐹𝑡 = 𝛼 + 𝛽. λ + 𝛽. 𝜑. 𝐼𝐹𝑡+ 𝛽. η. 𝑇𝑂𝑡+ 𝛽. 𝑢𝑡+ 𝜃. 𝑀𝑡+ +𝜀𝑡 (1 − 𝛽. 𝜑)𝐼𝐹𝑡 = 𝛼 + 𝛽. λ + 𝛽. η. 𝑇𝑂𝑡 + 𝜃. 𝑀𝑡+ 𝛽. 𝑢𝑡 + 𝜀𝑡 𝐼𝐹𝑡 = 𝛼+𝛽.λ 1−𝛽.𝜑+ 𝛽.η 1−𝛽.𝜑. 𝑇𝑂𝑡+ 𝜃 1−𝛽.𝜑. 𝑀𝑡+𝛽.𝑢𝑡+𝜀𝑡 1−𝛽.𝜑 𝐼𝐹𝑡 = 𝑎 + 𝑏. 𝑇𝑂𝑡 + 𝑐. 𝑀𝑡 + 𝑒

Tương tự ngược lại, thay phương trình (1) vào phương trình (2), ta có:

𝐵𝐷𝑡 = λ + 𝜑. (𝛼 + 𝛽. 𝐵𝐷𝑡+ 𝜃. 𝑀𝑡 + 𝜀𝑡) + η. 𝑇𝑂𝑡 + 𝜇𝑡

(1 − 𝜑𝛽). 𝐵𝐷𝑡 = λ + 𝜑. 𝛼 + η. 𝑇𝑂𝑡 + 𝜑𝜃. 𝑀𝑡 + 𝜑𝜀𝑡 + 𝜇𝑡 𝐵𝐷𝑡 =λ+𝜑.𝛼 1−𝜑𝛽 + η 1−𝜑𝛽. 𝑇𝑂𝑡 + 𝜑𝜃 1−𝜑𝛽. 𝑀𝑡 +𝜑𝜀𝑡+𝜇𝑡 1−𝜑𝛽 𝐵𝐷𝑡 = 𝑑 + 𝑓. 𝑇𝑂𝑡+ 𝑔. 𝑀𝑡 + 𝑢

Đây chính là hệ phương trình dạng rút gọn có được từ việc biến đổi các phương trình dạng cấu trúc trong bài nghiên cứu:

𝐼𝐹𝑡 = 𝑎 + 𝑏. 𝑇𝑂𝑡 + 𝑐. 𝑀𝑡+ 𝑒 (3)

𝐵𝐷𝑡 = 𝑑 + 𝑓. 𝑇𝑂𝑡 + 𝑔. 𝑀𝑡+ 𝑢 (4)

Phương trình rút gọn chính là sản phẩm được cấu thành bởi biến phụ thuộc là lần lượt các biến nội sinh, các biến tự do là tất cả các biến ngoại sinh được đưa vào mô hình ban đầu.

3.4.3.3 Cách xác định các tham số tác động

Ta có 6 phương trình con được rút ra từ hệ phương trình dạng rút gọn (a, b, c, d, f, g) với 6 ẩn sốcần tìm là các tham số của phương trình dạng cấu trúc (𝛼, 𝛽, 𝜃, λ, 𝜑, η). Đây là trường hợp nhận định chính xác trong mô hình SEM, như vậy có thể sử dụng Phương pháp ILS để thực hiện kiểm định.

Bước tiếp theo là hồi quy phương trình dạng rút gọn bằng phương pháp OLS. Sau khi có kết quả hồi quy từ phương pháp OLS, ta sẽ xác định được tham số tác động của các biến ngoại sinh lên từng biến nội sinh. Cụ thể là sự tác động của cung tiền, độ mở thương mại lần lượt lên lạm phát và thâm hụt ngân sách.

Quan trọng hơn là từ các tham số dạng rút gọn của hệ phương trình dạng rút gọn, ta có thể xác định được tham số tác động của các biến nội sinh với nhau trong phương trình cấu trúc. Công thức liên hệ của các tham số trong phương trình dạng cấu trúc với các phương trình dạng rút gọn được thể hiện cụ thể như sau:

𝑎 = 𝛼 + 𝛽. λ 1 − 𝛽. 𝜑 𝑏 = 𝛽. η 1 − 𝛽. 𝜑 𝑐 = 𝜃 1 − 𝛽. 𝜑 𝑑 = λ + 𝜑. 𝛼 1 − 𝛽. 𝜑 𝑓 = η 1 − 𝛽. 𝜑 𝑔 = 𝜑. 𝜃 1 − 𝛽. 𝜑 Như vậy ta có thể tính tham số phương trình cấu trúc:

𝑏 = 𝛽.η 1−𝛽.𝜑 = 𝛽. 𝑓𝛽 = 𝑏 𝑓 𝑔 = 𝜑.𝜃 1−𝛽.𝜑 = 𝜑. 𝑐𝜑 = 𝑔 𝑐

Từ đó ta có thể xác định được các tham số tác động của hai biến lạm phát và thâm hụt ngân sách với nhau. Điểm quan trọng là các tham số tác động của các biến trong phương trình dạng cấu trúc phải có ý nghĩa thống kê tương đối cao để giúp cho việc xác định các tham số của phương trình cấu trúc được tốt.

 Chương III đã trình bày đầy đủ các nội dung cần thiết cho Mô hình và phương pháp nghiên cứu, sau khi thực hiện chạy mô hình trên phần mềm Stata bằng phương pháp bình phương tối thiểu chuẩn tắc OLS cho hai phương trình dạng cấu trúc, bài luận văn đã thu thập được kết quả các tham số của phương trình này. Chương IV tiếp theo sẽ đề cập đến kết quả kiểm định của bài luận văn, nhưng trước tiên, tác giả xin phép điểm qua tổng quan tình hình lạm phát và thâm hụt ngân sách Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 1985 – 2016, kèm theo đó là các nhận định về nguyên nhân, tác động và các giải pháp xử lý được Chính phủ Việt Nam áp dụng trong thời gian qua.

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1Tổng quát tình hình lạm phát và thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 1985 - 2016

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)