Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 1985 2016

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 37 - 44)

4.1.1.1 Diễn biến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2016

Có thể nhận thấy tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 30 năm qua đã có những bước dần ổn định. Từ một nền kinh tế kiệt quệ khi rơi vào tình trạng lạm phát lên đến 3 con số (gần 775% năm theo số liệu trong nước hoặc 453% năm theo số liệu của IMF) vào năm 1986 và kéo dài đến tận 1992 vẫn còn tới 37,7% năm, và bất thường nhẹ một lần nữa vào năm 1995 với tỷ lệ lạm phát gần 17% năm.

Sau đó tình trạng lạm phát ở Việt Nam đi vào ổn định hơn 10 năm từ 1997 đến 2007, tỷ lệ lạm phát trung bình trong giai đoạn này là khoảng 5% năm. Giai đoạn này cũng chính là thời kỳ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tạo được những ấn tượng mạnh khi tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1997 – 2007 đạt 6,93% năm.

Dưới sự tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế đã khiến cho tỷ lệ lạm phát Việt Nam lên mức 23,12% và luôn ở mức cao trong 4 năm tiếp theo. Trung bình lên đến là gần 11% năm trong giai đoạn 2009 – 2012.

Với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và qua những lần biến động về môi trường kinh tế vĩ mô đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệm vô cùng đắt giá. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã có những dấu hiệu khả quan, cùng với đó là tỷ lệ lạm phát trong nước được kiểm soát tốt, trung bình trong giai đoạn 2013 – 2015 chỉ còn 3,77% năm, năm 2015 là năm có tỷ

lệ lạm phát thấp nhất kể từ năm 2000 với 0,63% năm. Dự kiến năm 2016 lạm phát Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt và đạt con số 2,5 % năm6.

Biểu đồ 4-1: Tình hình lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2016 (% năm)7.

Nguồn: Quỹ tiền tệ thế giới IMF 2015.

Có thể kết luận tình trạng lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2016 rất biến động và khó kiểm soát. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý kinh tế vĩ mô từ Nhà nước, thế nhưng lạm phát đã gây ra những tác hại không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam.

4.1.1.2Nguyên nhân gây ra lạm phát

Lạm phát do cầu kéo

Trong những nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, đặc biệt là nhóm các nước đang phát triển, tình trạng mất cân đối trong tổng cung và tổng cầu rất dễ xảy ra. Khi tổng cầu tăng nhanh và mức độ gia tăng vượt qua sự gia tăng của

6 Việt Nam: kinh tế. Ngân hàng phát triển châu Á. https://www.adb.org/vi/countries/. 7 Lạm phát Việt Nam giai đoạn 1985 – 1988 là siêu lạm phát 03 con số.

-20 0 20 40 60 80 100 120 19 89 19 90 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12 20 13 20 14 20 15 20 16

tổng cung sẽ làm cho giá cá gia tăng để bù đắp vào sự chênh lệch này. Đây chính là hiện tượng lạm phát do cầu kéo.

Lạm phát do chi phí đẩy

Sự gia tăng trong giá cả chi phí sản xuất, chủ yếu đến từ các nguyên nhiên liệu đầu vào thứ yếu như xăng, dầu,điện, than, lương thực, các nông sản cho công nghiệp chế biến hay giá nhân công tăng cao sẽ được chuyển sang cho người tiêu dùng. Hàng hóa lưu thông trong xã hội sẽ không tốt hơn về chất lượng, mẫu mã, hay giá trị gia tăng mà chỉ đơn thuần trở nên đắc đỏ hơn, điều này đã gây nên tình trạng lạm phát cho nền kinh tế. Ngoài ra việc giá cả của các hàng hóa nhập khẩu tăng lên cũng có thể tác động đến người tiêu dùng trong nước và gây ra lạm phát.

Nghiên cứu thực nghiệm về sự tác động của giá dầu thô lên lạm phát các quốc gia đã giúp chúng ta khẳng định lý luận nêu trên. Cụ thể nghiên cứu của Alessandro Cologni và Matteo Manera (2005) nghiên cứu về sự tác động của các cú sốc giá dầu trên thế giới lên lạm phát và tăng trưởng tại các quốc gia G78 trong giai đoạn 1980 - 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các cú sốc không mong đợi của giá dầu tác động làm gia tăng lạm phát và sụt giảm sản lượng đầu ra của nền kinh tế trong cả quan hệ ngắn hạn và dài hạn.

Lạm phát do cung tiền cao và liên tục

Theo quan điểm của các nhà kinh tế thuộc trường phái tiền tệ, mà đứng đầu là Milton Friedman, cung tiền cao và liên tục sẽ gây nên tình trạng lạm phát, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng mạnh, chuyển dịch từ trạng thái chưa toàn dụng đến trạng thái toàn dụng. Khi nền kinh tế chưa đạt được trạng thái toàn dụng, Chính phủ sẽ có những biện pháp kích thích khu vực tư nhân đầu tư nhiều hơn nữa, trong đó điển hình là gia tăng cung tiền để giảm lãi suất. Một khi đã đạt được trạng thái nền kinh tế toàn dụng, các yếu tố đầu vào cho sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, nhà xưởng, máy móc đã được tận dụng tối đa, sản lượng gia tăng tối đa.

Tình trạng toàn dụng kéo dài sẽ dẫn đến việc thiếu hụt trong nguyên liệu, năng lượng hay nhân công, từ đó làm chậm lại quá trình sản xuất, gây tắc nghẽn trong nền kinh tế. Khi đó sẽ gây nên tình trạng giá cả hàng hóa – dịch vụ gia tăng do lượng cầu của nền kinh tế không thay đổi.

Đã có rất nhiều nghiên cứu kiểm định giả thuyết nêu trên và thu được kết quả phù hợp. Tiêu biểu là nghiên cứu về chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ của Pieter Korteweg (1980) thực hiện tại 16 quốc gia phát triển trong giai đoạn những năm thập niên 70 từ 1970 đến 1979, đã đi đến kết luận rằng với chính sách tăng trưởng tiền tệ ổn định sẽ góp phần duy trì thấp và ổn định tình trạng lạm phát. Tương tự các nghiên cứu trong và ngoài nước như Yan-Ki Ho (1982), Nguyễn Hữu Minh và cộng sự (2012), Mbutor O Mbutor (2013) cũng đều có chung kết luận rằng cung tiền tác động làm gia tăng lạm phát trong nước.

Các nguyên nhân khác:

Lạm phát do thâm hụt ngân sách

Khi Chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách tạm thời, để bù đắp thì cần phải phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc các khoản vay trong và ngoài nước. Điều này sẽ không làm gia tăng cơ sở tiền trong nền kinh tế do đó có thể không tác động đến lạm phát. Thế nhưng nếu tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài, các khoản tài trợ cho thâm hụt không còn có thể được huy động hoặc năng lực tài chính không cho phép buộc Chính phủ phải in tiền, điều này sẽ làm mức cung tiền tăng cao và gây ra lạm phát. Thế nhưng việc in tiền tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế, nếu như quá lạm dụng và không kiểm soát tốt, tình trạng lạm phát sẽ nghiêm trọng, có thể lên đến hai con số và lạm phát phi mã. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các quốc gia đang phát triển có thể tận dụng việc in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, còn các quốc gia phát triển thì nên tận dụng vốn vay và phát hành trái phiếu do có nguồn tài chính trong dân cư dồi dào. Tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận một cách

chắc chắn vì mỗi quốc gia có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau về đặc điển kinh tế - xã hội, trình độ nhận thức người dân, sự tin tưởng vào Chính phủ...

Lạm phát do sự tác động của tỷ giá hối đoái

Có thể nhận xét nguyên nhận phụ khiến lạm phát gia tăng này là hệ quả kết hợp giữa lạm phát tâm lý và lạm phát do chi phí đẩy. Lạm phát do tâm lý gây ra khi tỷ giá gia tăng, đồng nội tệ sẽ mất giá, người sản xuất trong nước sẽ đẩy giá lên để bù đắp lại sự gia tăng tương ứng trong tỷ giá, nhằm đảm bảo giá trị gia tăng, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu. Đồng thời lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu gia tăng do tỷ giá gia tăng, sẽ được người sản xuất kết thành vào giá và gây ra tình trạng lạm phát.

Ngoài ra có thể kể đến các nguyên nhân khác gây ra tình trạng lạm phát cao trong nước là việc điều hành kinh tế vĩ mô chưa đồng bộ và chặc chẽ, các chính sách thuế, chính sách cơ cấu kinh tế mất cân đối.

Lạm phát do tâm lý dân cư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi người dân không đặt niềm tin quá cao vào đồng nội tệ, một thực trạng ở Việt Nam hiện nay, họ sẽ tìm đến các nguồn tiết kiệm khác như vàng và ngoại tệ, đẩy cung nội tệ ra thị trường làm gia tăng sức cầu về hàng hóa, dịch vụ cũng như đầu tư, làm giá trị đồng nội tệ sụt giảm và gây nên tình trạng lạm phát. Đây được gọi tắt là tình trạng lạm phát tâm lý. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ) trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 26 tháng 9 năm 2011 đã nêu ra vấn đề lạm phát tâm lý như một nguyên nhân đẩy lạm phát tăng cao, Bộ trưởng đã phân tích: "Nếu lãi suất tăng 1% thì lạm phát chỉ tăng 0,03%, nhưng lạm phát tâm lý tăng 1% thì sẽ gây lạm phát thực là 0,64%"9.

4.1.1.3Tác động của lạm phát

9 Bản tin “Chính phủ đã có cái nhìn toàn diện về lạm phát…” đăng tải ngày 27/9/2011 trên trang mạng Nhịp số kinh tế Việt Nam và thế giới VnEconomy http://vneconomy.vn/

Những tác hại của lạm phát ảnh hưởng lên tất cả mọi mặt kinh tế - xã hội, cụ thể lạm phát tác động đến các lĩnh vực như sau:

Đối với lĩnh vực đầu tư – sản xuất: Tỷ lệ lạm phát cao gây ra sự mất ổn định trong quá trình sản xuất, làm biến dạng các giá trị đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Gây ra những thay đổi trong việc hạch toán và tính toán hiệu quả kinh tế, những doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời thấp hơn tỷ lệ lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất cao.

Đối với lĩnh vực lưu thông: Tốc độ lưu thông gia tăng do việc nắm giữ tiền trong giai đoạn lạm phát cao ẩn chứa nhiều rủi ro cho những người tham gia vào chuỗi lưu thông hàng hóa, như vậy càng khiến cho hàng hóa trở nên khan hiếm và khuyết đại hơn nữa tỷ lệ lạm phát.

Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng: Sự gia tăng của lạm phát khiến cho kênh huy động tín dụng của ngân hàng trở nên khó khăn hơn do việc tiết kiệm không còn mang lại giá trị gia tăng của đồng vốn đầu tư. Từ đó khiến cho kênh tín dụng của các ngân hàng bị hạn chế đáng kể. Việc điều chỉnh lãi suất gia tăng không mang lại hiệu quả khả quan mà còn có thể gây trầm trọng hơn vấn đề lạm phát. Khiến cho chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế và không còn nguyên vẹn như trước.

Đối với công tác quản lý tài chính Công: lạm phát còn gây nên tình trạng gia tăng hầu hết các khoản chi tiêu ngân sách, đặc biệt là các khoản đầu tư xây dựng, chi sự nghiệp, các thử thách trong chính sách tiền lương cho đội ngũ cán bộ - công chức, tính hiệu quả của các chương trình chính sách phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó tình trạng lạm phát cao còn gây ra những thiệt hại trong cơ cấu nguồn thu ngân sách. Tổng thể gây nên tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước, làm hạn chế việc triển khai các lĩnh vực cấp thiết, gây khó khăn trong việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

Với những tác động tiêu cực của lạm phát gây ra, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp kịp thời và hiệu quả nhằm kiểm soát tỷ lệ lạm phát, tránh những tổn hại không đáng có cho nền kinh tế.

4.1.1.4Giải quyết tình trạng lạm phát Việt Nam trong thời gian qua

Trong giai đoạn hơn 30 năm qua, với những diễn biến bất ổn định của nền kinh tế nước nhà nói chung, Chính phủ đã có rất nhiều biện pháp kiểm soát tỷ lệ lạm phát tương đối chặt chẽ và cũng ít nhiều thu được kết quả như mong muốn. Có thể kể đến một vài giải pháp chính nhằm giải quyết tính trạng lạm phát Việt Nam trong thời gian qua như sau:

Thực hiện chính sách tiền tệ thắc chặt

Nguyên nhân tiền tệ luôn là nguyên nhân chính yếu, quan trọng tác động trực tiếp đến lạm phát. Mức cung tiền trong lưu thông dư thừa là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt năm 2007 – 2008 và 2011. Do đó nhận thấy vấn đề này, Chính phủ đã có những giải phải kiểm soát tổng phương tiện thanh toán tổng dư nợ tín dụng.

Giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách

Để thực hiện nhiệm vụ cắt giảm ngân sách, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ cho toàn bộ các Bộ - ngành, địa phương và các thành phần kinh tế sử dụng vốn Ngân sách nhà nước đẩy mạnh rà soát, đánh giá hiệu quả các công trình đầu tư Công, tránh tình trạng lãng phí, tham nhũng vốn đã gây áp lực lên tổng cầu trong thời gian dài, góp phần đẩy lạm phát gia tăng.

Điều hành các khu vực kinh tế ổn định , tăng trưởng

Cân đối giữa tổng cầu và tổng cung tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là nông sản, công nghiệp chế biến và xuất – nhập khẩu. Với những điều kiện mở rộng nền kinh tế và hội nhập, phát triển sản xuất sẽ trở thành giải pháp gốc nhằm giúp nền kinh tế tạo nguồn cung dồi dào, cân bằng cán cân thươn mại và giảm lạm phát.

Tăng cường công tác quản lý thị trường

Thời gian qua Chính phủ đã có nhưng động thái quyết liệt kiểm soát tình trạng lạm dụng biến động thị trường trong nước và thế giới nhằm để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Đặc biệt là các mặt hàng quan trọng như lương thực, xăng dầu, điện, sữa, thuốc, vật liệu xây dựng…

4.1.2 Thâm hụt ngân sách Việt Nam trong giai đoạn 1985 – 2016 4.1.2.1Diễn biến thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 1985 – 2016

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 37 - 44)