thương mại Việt Nam
4.3.1.1 Mối quan hệ giữa lạm phát với cung tiền và độ mở thương mại
Từ các kết quả hồi quy thu được từ phương trình dạng rút gọn (3), tác giả nhận thấy được sự tác động của các biến ngoại sinh là cung tiền và độ mở thương mại lên lần lượt hai biến nội sinh là lạm phát và thâm hụt. Cụ thể cung tiền tác động đồng biến lên lạm phát, với sự gia tăng 1 phần trăm trong cung tiền sẽ làm gia tăng 3.55 phần trăm lạm phát. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Kenneth Holden và David A. Peel (1979) và Vincent N. Ezeabasili và cộng sự (2012). Bên cạnh với thâm hụt ngân sách, cung tiền cũng là một nguyên nhân lớn gây nên tình trạng lạm phát. Ta có thể nhận thấy, lạm phát là một biến số kinh tế vĩ mô nhạy cảm, đây vừa là thử thách cũng vừa là cơ hội nếu cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô có những chính sách kiểm soát phù hợp.
Một điểm đáng chú ý khác từ kết quả nghiên cứu là sự tác động của độ mở kinh tế làm sụt giảm tỷ lệ lạm phát trong nước, với sự gia tăng của 01 phần trăm GDP trong độ mở thương mại sẽ tác động làm giảm 3.99 phần trăm tỷ lệ lạm phát. Điều này cho thấy tầm quan trọng cũng như lợi ích to lớn trong việc mở của giao thương, hội nhập kinh tế tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển. Đây sẽ là một kênh giúp giảm tải áp lực gia tăng từ cung tiền, tăng trưởng hay thâm hụt đè nặng lên lạm phát nước ta.
4.3.1.2 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với cung tiền và độ mở thương mại
Tiếp theo bài luận văn đi đến kết quả kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với cung tiền và độ mở thương mại. Đối với kết quả kiểm định tại phương trình số (4), cung tiền có sự tác động làm gia tăng mức độ thâm hụt ngân sách, cụ
thể với mỗi sự gia tăng 1 phần trăm cung tiền trong nền kinh tế, sẽ khiến cho mức độ thâm hụt tăng 0.09 phần trăm
Cuối cùng, từ những tham số tác động của phương trình dạng rút gọn, kết quả nghiên cứu cho thấy, biến độ mở thương mại có sự tác động nghịch biến đối với thâm hụt, khi độ mở thương mại gia tăng 01 phần trăm sẽ giúp kéo giảm thâm hụt ngân sách 0.0704 phần trăm. Điều này có thể đượcgiải thích khi nền kinh tế càng mở, kim ngạch xuất – nhập khẩu gia tăng sẽ góp phần gia tăng nguồn thu ngân sách Chính phủ, chủ yếu xuất phát từ thuế xuất – nhập khẩu. Cũng như tự do thương mại là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo ra suất sinh lời tốt hơn cho xã hội, tạo cơ sở đánh thuế tốt hơn cho Chính phủ.