Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 55 - 57)

Sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát là đồng biến, hoặc có thể nói mức độ thâm hụt càng cao thì lạm phát càng tăng.Khi thâm hụt ngân sách gia tăng 1 điểm phần trâm thì lạm phát tăng lên đến 56.633 phần trăm.Bên cạnh đó, sự tác động ngược lại của tỷ lệ lạm phát làm gia tăng thêm mức độ thâm hụt, như kết quả cho thấy thâm hụt ngân sách sẽ tăng 0.0255 phần trăm với mỗi sự tăng lên 1 điểm phần trăm từ lạm phát. Điều này cho thấy sự tác động của thâm hụt ngân sách lên lạm phát là mạnh mẽ hơn chiều tác động ngược lại. Như vậy cùng với các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác như lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng… tác động làm gia tăng lạm phát, thì thâm hụt đã trở thành một nguyên nhân đáng quan tâm khác. Đây chính là minh chứng cho tác động gián tiếp từ thâm hụt đến lạm phát thông qua cung tiền.

Tại một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam,với nhu cầu lớn về đầu tư công, đặc biệt là các lĩnh vực giao thông, giáo dục, y tế và an ninh - quốc phòng, cùng với vấn đề tồn tại trong cơ cấu tài chính công, thâm hụt ngân sách đã trở thành một vấn nạn lớn, một thử thách lớn đối với Chỉnh phủ hiện tại. Chưa kể đến là tình trạng lãng phí, tham nhũng, đầu tư không hiệu quả của các cấp chính quyền, của các tổng

công ty, tập đoàn có tính chất sở hữu Nhà nước đang làm cho tình trạng Ngân sách nước ta càng thêm báo động.

Kết quả nêu trên còn cho thấy sự tác động ngược lại đồng thời của lạm phát làm cho nghiêm trọng hơn tình trạng thâm hụt. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự tác độ vào tiền lương của người lao động là lợi nhuận của doanh nghiệp, làm sụt giảm giá trị gia tăng và thặng dư xã hội, kìm hãm tăng trưởng. Từ đó đe dọa gián tiếp đến các nguồn thu tài trợ cho thâm hụt ngân sách, tiêu biểu là nguồn thu thuế, không còn giữ được giá trị tuyệt đối như dự toán ban đâu, cũng như các khoản chi tiêu công phải gia tăng thêm từ các kế hoạch trung và dài hạn.

 Sau khi đạt được đầy đủ các kết quả cần thiết cho bài luận văn, về chiều tác động của hai biến cung tiền và độ mở thương mại lên lạm phát và thâm hụt ngân sách, cũng như mối quan hệ tương quan giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách. Cuối cùng, dựa trên những kết quả kiểm định này, bài luận văn đưa ra những kết luận về mối quan hệ giữa hai chỉ số quan trọng này, bên cạnh đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và thâm hụt ngân sách tại Việt Nam trong thời gian tới cũng như tự nhận xét những hạn chế, khuyết điểm của bài luận văn và đề xuất phương hướng nghiên cứu hoàn thiện hơn trong tương lai.

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và thâm hụt ngân sách tại việt nam (Trang 55 - 57)