2.2.1. Phân tích môi trƣờng
2.2.1.1. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter a. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Áp lực Cao Thấp
X
Không giống các mảng thị trƣờng khác, thị trƣờng phần mềm kế toán đƣợc coi là “lãnh địa” của sản phẩm trong nƣớc. Theo thống kê chƣa đầy đủ của giới chuyên gia, phần mềm trong nƣớc chiếm tới 80% tại thị trƣờng này.
Thị trƣờng phần mềm kế toán và quản lý doanh nghiệp hiện đang có rất rất nhiều sản phẩm lớn nhỏ khác nhau của 130 nhà cung cấp nhƣ Fast, Misa, Effect, Bravo, SAP, ORACLE, FPT, Metadata, 1-V, ANSI, BORO, CMC …và phần lớn trong đó là các sản phẩm trong nƣớc. Do yêu cầu đặt ra đối với phần mềm kế toán thƣờng là phải mang tính đặc thù, ví dụ nhƣ tính đáp ứng chuẩn mực, quy định của nhà nƣớc và phù hợp với nền kế toán Việt Nam, nên phần mềm nội địa chiếm đa số bởi nhà sản xuất trong nƣớc am hiểu về thị trƣờng hơn. Bên cạnh đó, phần mềm trong nƣớc đƣợc bán với giá thấp nên sản phẩm ngoại nhập khó cạnh tranh.
Công ty CP phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST là một trong những doanh nghiệp chiếm thị phẩn lớn trên thị trƣờng phần mềm kế toán hiện nay. FAST Accounting là sản phẩm đƣợc sử dụng trong việc đào tạo ở các trƣờng đại học, cao đẳng nên tạo ra đƣợc cộng đồng ngƣời sử dụng lớn và điều này cũng đang trở thành lợi thế của nhà sản xuất cũng nhƣ các doanh nghiệp sử dụng phần mềm này.
Một số đối thủ lớn của Fast có thể kể đến nhƣ Misa với khoảng 45.000 khách hàng, Bravo có khoảng 1.300 khách hàng, Effect có khoảng gần 900
MISA là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm phần mềm cho doanh nghiệp nhà nƣớc. Với 20 năm hình thành và phát triển, hiện nay số lƣợng khách hàng của MISA lên tới 45.000 khách hàng. MISA đã giành đƣợc nhiều phần thƣởng nhƣ : 12 huy chƣơng vàng ICT Awards cho doanh nghiệp làm phần mềm và dịch vụ nội địa tốt nhất Việt Nam, top 5 đơn vị phần mềm hàng đầu Việt Nam, 11 cúp vàng BITCup, 08 giải Sao Khuê,….tuy nhiên sản phẩm mà MISA cung cấp chủ yếu dành cho doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Hiện MISA có 8 sản phẩm chính trong đó có sản phẩm phần mềm kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ MISA SME.NET 2012 là sản phẩm cạnh tranh với Fast Book. Đội ngũ nhân viên của Misa khá đông , công tác Marketing của Misa cũng rất tốt, công tác quản lý chặt chẽ, sáng tạo là một trong những điểm mạnh đáng chú ý về MISA.
EFFECT và Bravo cũng đang chiếm thị phần đáng kể đến nhƣ : EFFECT có 900 khách hàng và Bravo đang cung cấp sản phẩm cho trên 1300 khách hàng. Hai công ty này đều có sản phẩm phầm mềm ERP (hệ thống phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp) cạnh tranh với FAST Business.
Hình thành từ năm 1994, EFFECT cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể nhƣ: Giải thƣởng Top 100 doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ tiêu biểu 2010 do Bộ Công Thƣơng trao tặng, danh hiệu sao khuê năm 2011, giải nhất giải pháp CNTT hay nhất - BIT Cup 2009 về Giải Pháp Hoạch Định Nguồn Lực EFFECT-ERP do tạp chí PC World trao tặng, Huy chƣơng vàng ICT VN 2005 về sản phẩm Kế Toán Quản Trị Doanh Nghiệp do Hội Tin Học TP.HCM trao tặng, ….
Công ty Cổ phần Phần mềm BRAVO đƣợc thành lập ngày 18 tháng 10 năm 1999 (Tên tiếng anh: BRAVO Software Joint Stock Company). BRAVO chuyên sâu trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng các hệ
nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, quản trị cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh – xã hội (Sản xuất phần mềm phục vụ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh-xã hội). Sản phẩm chính của BRAVO là “Phần mềm Quản trị tài chính kế toán”. Hiện nay BRAVO cũng đang chiếm một lƣợng khách hàng không nhỏ trên thị trƣờng.
Ngoài ra còn rất nhiều các đối thủ khác nhƣ: SAP, ORACLE, FPT, CMC… Tuy nhiên, các đối thủ này chiếm một phần rất nhỏ của thị trƣờng.
b. Các đối thủ tiềm năng
Áp lực Cao Thấp
X
Do tính đặc thù của các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của nhà nƣớc nên lĩnh vực phần mềm kế toán tại Việt Nam cũng có những rào cản nhất định đối với các phần mềm nƣớc ngoài muốn gia nhập.
Tuy nhiên, mọi doanh nghiệp phần mềm tại Việt Nam đều có thể là đối thủ tiềm năng. Bởi phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp là một lĩnh vực nhỏ trong ngành công nghiệp phần mềm. Bất cứ doanh nghiệp phần mềm nào có sự am hiểu kỹ lƣỡng và đầu tƣ nghiên cứu về kế toán và quản trị doanh nghiệp thì đều có khả năng gia nhập ngành và trở thành đối thủ của FAST.
c. Áp lực từ phía ngƣời mua
Áp lực Cao Thấp
X
Thị trƣờng phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp ngày càng trở nên sôi động với nhiều các đối thủ cạnh tranh nhau. Và khách hàng (Ngƣời mua) có quyền lựa chọn sản phẩm từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Bởi vậy mà các khách hàng thƣờng tạo áp lực về giá hoặc yêu cầu khắt khe về sản phẩm và dịch vụ mà FAST cung cấp.
d. Áp lực từ phía ngƣời bán (nhà cung ứng)
Áp lực Cao Thấp
X
Do lĩnh vực phần mềm là lĩnh vực đầu tƣ chất xám, tập trung vào trí tuệ con ngƣời, bởi vậy mà doanh nghiệp không có áp lực về phía nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên, vì là sản phẩm của con ngƣời nên ta có thể nói ngƣời cung ứng chính là nhân viên kỹ thuật trong công ty, và cách quản lý của doanh nghiệp để không bị “chảy máu chất xám” là một vấn đề không hề đơn giản.
e. Sản phẩm và dịch vụ thay thế
Áp lực Cao Thấp
X
Trƣớc kia, khi chƣa có sự xuất hiện của phần mềm kế toán thì các doanh nghiệp đều sử dụng nghiệp vụ ghi sổ để ghi chép lại các giao dịch của mình. Hiện nay, có thể nói sản phẩm thay thế của phần mềm kế toán là việc ghi sổ sách chứng từ trên giấy hoặc ngƣợc lại. Đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc rất nhỏ, các nghiệp vụ kế toán phát sinh ít thì họ có thể ghi chép bằng sổ sách. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm vào quản lý kế toán và quản trị doanh nghiệp trở nên hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp quy mô càng lớn thì càng cần thiết hơn bởi tính tiện dụng và thuận tiện của hệ thống phần mềm giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và tiền bạc trong công tác quản lý của mình.
Đặc thù của phần mềm là luôn luôn đổi mới và cải tiến, bởi vậy mà chúng luôn đƣợc thay thế, thậm chí là đƣợc thay thế một cách nhanh chóng mặt. Phiên bản vừa mới ra cách đây 06 tháng có thể đã là cũ và cần đƣợc update liên tục. Do cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các nhà cung cấp mà
các sản phẩm thay thế liên tục đƣợc tung ra nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2.2.1.2. Phân tích tổng quan về ngành công nghiệp phần mềm
Theo số liệu thống kê của Cục quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ kế hoạch và đầu tƣ tính đến tháng 9 năm 2013, Việt Nam có khoảng 468.600 doanh nghiệp đang hoạt động. Và theo số liệu thống kê không đầy đủ thì hiện nay Việt Nam có khoảng 130 nhà cung cấp phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp. Trong đó phải kể đến những nhà cung cấp có số lƣợng khách hàng đông đảo nhƣ: Misa có hơn 45.000 khách hàng, đứng đầu về thị phần phần mềm kế toán hiện nay của Việt Nam. FAST có hơn 10.000 khách hàng, Bravo có 1.300 khách hàng. Điều này cho thấy các sản phẩm phần mềm kế toán mới đáp ứng đƣợc khoảng 20 – 25% doanh nghiệp, và thị trƣờng này còn rất nhiều tiềm năng.
Ngay từ những năm 90, Chính phủ đã đề ra mục tiêu đƣa ngành công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn và để thực hiện mục tiêu đó, Chính phủ đã có một số chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp này. Song trên thực tế cho đến nay, kết quả đạt đƣợc so với mục tiêu để ra cũng khá xa vời. Nhìn toàn cảnh bức tranh của ngành công nghệ thông tin Việt Nam thì mảng sáng tập trung chủ yếu ở kinh doanh thiết bị phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng… còn kinh doanh và thiết kế phần mềm lại rất khiêm tốn. Doanh thu phần mềm của cả nƣớc năm 2001 ƣớc đạt 21 triệu USD. Tuy nhiên, số doanh thu này cũng chỉ chiếm khoảng từ 10- 15% tổng doanh thu của hoạt động tin học. Nhìn chung có thể đƣa ra một đánh giá khái quát về ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung và phần mềm kế toán nói riêng bằng hai chữ khiêm tốn. Khiêm tốn từ số lƣợng doanh nghiệp, quy mô hoạt động, cho đến nguồn lực lao động, phạm vi và thị
200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có kinh doanh phần mềm và gần 100 tổ chức gồm các trung tâm tin học, viện nghiên cứu có tham gia cung cấp phần mềm. Đa số các công ty kinh doanh phần mềm có tuổi đời rất trẻ, có 65,8% công ty đƣợc thành lập từ năm 1996 trở lại đây. Chính vì vậy các công ty đó còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mới mẻ này. Không chỉ thiếu về kinh nghiệm mà còn yếu cả về nguồn lực (vốn, con ngƣời). Có đến 86% trong tổng số các công ty TNHH, công ty tƣ nhân hoặc công ty cổ phần. Công ty liên doanh và 100% vốn nƣớc ngoài chỉ chiếm 8,8%, thuộc sở hữu nhà nƣớc còn ít hơn : 5.1%. Vì đa phần thuộc sở hữu tƣ nhân nên nguồn vốn hoạt động còn nhiều hạn chế. Nguồn lực con ngƣời cũng đang là vấn đề nan giải của các công ty phần mềm hiện nay. Lao động trong các công ty phần mềm vừa ít, vừa thiếu kinh nghiệm. Trung bình một công ty chỉ có khoảng 30 lao động, cá biệt có hai công ty có số nhân viên đông nhất là công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) có 927 nhân viên, Công ty đầu tƣ phát triển công nghệ (FPT) có 750 nhân viên.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia sản xuất phần mềm, các lập trình viên Việt Nam còn thiếu về kinh nghiệm, yếu về kỹ năng lập trình và kiến thức chuyên môn liên qua đến các lĩnh vực ứng dụng phần mềm và đặc biệt là yếu về trình độ tiếng Anh. Đa số nhân viên lập trình chỉ có kinh nghiệm làm phần mềm từ 3 đến 5 năm. Trong khi đó để có các hợp đồng gia công phần mềm có tính cạnh tranh cao, công ty phần mềm phải có những lập trình viên có trên dƣới 10 năm kinh nghiệm làm việc, có khả năng viết dự án khả thi, giỏi về kỹ thuật để thuyết phục khách hàng khi tham gia đấu thầu. Đây là một trong những trở ngại chính trong quá trình phát triển công nghệ phần mềm Việt Nam.
thƣờng kinh doanh cả phần cứng, cung cấp giải pháp, thiết kế mạng… Vì vậy hoạt động kinh doanh phần mềm trong nội bộ mỗi doanh nghiệp cũng thƣờng bị tranh chấp nguồn lực với các hoạt động khác. Bên cạnh đó, sự tập trung sản xuất và cung ứng quá mức vào một số sản phẩm phẩn mềm đã dẫn đến tình trạng trùng lặp trong sản xuất và cung cấp các sản phẩm phần mềm giữa các doanh nghiệp, làm cho hiện tƣợng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt. Hiện tại có khoảng 80 loại sản phẩm phần mềm đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau chủ yếu là kế toán, xây dựng cơ bản, ngân hàng, tài chính, bƣu chính viễn thông, quản lý nhân sự, quản trị văn phòng… Trong đó, các phẩn mềm kế toán, quản lý công ty đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành. Cụ thể, có 83,3% số doanh nghiệp cung cấp phần mềm quản lý cho khách hàng, 55,6% tham gia cung cấp phần mềm kế toán, 66,7% cung cấp sản phẩm phần mềm quản trị văn phòng.
Tuy nhiên, chất lƣợng sản phẩm phần mềm Việt Nam mới thực sự là điều đáng nói tới. Tinh tiện dụng và khả năng thích tứng với các điều kiện sử dụng thực tế của các phần mềm trong nƣớc còn nhiều hạn chế. Khi sử dụng phần mềm phát sinh khá nhiều trục trặc, trong khi dịch vụ bán hàng trong cung ứng phần mềm còn rất yếu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Phần lớn phần mềm là các sản phẩm nhỏ lẻ, đơn giản chứ chƣa có nhiều các phần mềm hệ thống lớn với các giải pháp tổng thể. Trên thị trƣờng phần mềm trong nƣớc, chƣa thực sự tồn tại một phần mềm nào có đủ sức cạnh tranh về cả chất lƣợng và dịch vụ khách hàng với các phần mềm nhập khẩu. Hơn thế nữa, vấn đề vi phạm bản quyền ở Việt Nam đƣợc thống kê là cao nhất thế giới. Điều này cũng ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển của công nghiệp phần mềm.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trƣờng phần mềm hiện tại của Việt Nam còn rất khiêm tốn nhƣng trong tƣơng lai gần, với nhu cầu tin học
trƣờng, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý hành chính các cấp sẽ phải tăng cƣờng ứng dụng tin học vào hoạt động của mình. Trƣớc hết đó là các ngành viễn thông, hàng không, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, dầu khí… Hiện tại, theo nghiên cứu của Hội tin học TP.HCM thị trƣờng phần mềm và dịch vụ trong khu vực ứng dụng cho doanh nghiệp đã chiếm 30,83%, cho khu vực quản lý nhà nƣớc chiếm 21,4%. Điều này rõ ràng cho thấy ngành công nghiệp phần mềm đang trong giai đoạn đầu của chuỗi chu kỳ với sự tăng trƣởng mạnh mẽ.
2.2.1.3. Thực trạng sử dụng phần mềm kế toán tại Việt Nam
Theo thống kê của Hội tin học, một trong số các phần mềm đƣợc sử dụng nhiều nhất và chiếm thị phần lớn nhất trong ngành công nghiệp phần mềm tại Việt Nam là phần mềm kế toán. Các doanh nghiệp quy mô dù lớn hay nhỏ đều lựa chọn cho mình một phần mềm kế toán. Với số liệu thống kê không đầy đủ thì có khoảng 130 nhà cung cấp phần mềm kế toán. Nhƣ vậy có thể thấy sự phong phú của các phần mềm kế toán. Nhƣng để có thể lựa chọn đƣợc cho mình một phần mềm kế toán phù hợp với quy mô của doanh nghiệp thì không phải là vấn đề đơn giản.
Hiện nay trên thị trƣờng, ngoài các phần mềm kế toán do các công ty chuyên viết phần mềm của Việt Nam thì cũng có một số phần mềm kế toán có nguồn gốc từ Mỹ nhƣ Solomon, Sun System, Exact Software, Peachtree Accounting… Tuy nhiên, với phân khúc thị trƣờng bao gồm các doanh nghiệp vừa và lớn, vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập thì phần mềm kế toán Việt Nam vẫn đƣợc lựa chọn nhiều hơn các phần mềm nƣớc ngoài. Nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là giá thành. Do tận dụng nguồn nhân lực trong nƣớc và áp dụng các chƣơng trình ít phức tạp nên giá thành của các phần mềm Việt Nam thấp hơn phần mềm quốc tế rất nhiều. Giá chỉ dao động
từ vài trăm đến vài nghìn USD. Đây chính là ƣu điểm cạnh tranh lớn nhất giúp phần mềm kế toán Việt Nam giành đƣợc thị trƣờng trong nƣớc.
Nguyên nhân thứ hai là giao diện. Phần mềm kế toán Việt Nam sản xuất ra nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam là chính, vì thế giao diện và tài liệu hƣớng dẫn sử dụng đều bằng tiếng Việt, thuận lợi cho việc khai thác thông tin và sử dụng. Các phần mềm chuyên nghiệp sản xuất trong nƣớc đƣợc xây dựng trên hệ thống kế toán Việt Nam nên hoàn toàn phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Các thay đổi thƣờng xuyên của Bộ tài chính trong hệ thống tài khoản, hạch toán, hệ thống báo cáo cũng đƣợc cập nhật