Phân tích chiến lƣợc của công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST luận văn ths quản trị kinh doanh 60 34 05 pdf (Trang 59)

2.2.3.1. Chiến lƣợc hiện tại của công ty

Chiến lƣợc mà FAST thực hiện là tập trung hóa mà cụ thể là tập trung vào sản phẩm. Hiện nay FAST đang cung cấp 4 dòng sản phẩm chính và các nhánh sản phẩm nhỏ tƣơng ứng với từng phân khúc thị trƣờng khác nhau. Do đặc thù của từng ngành, từng lĩnh vực, và cũng do đặc trƣng của nhà nƣớc ta có nền kinh tế nhiều thành phần, công ty FAST cung cấp những sản phẩm khác nhau cho khách hàng. Mỗi sản phẩm của FAST đƣợc viết ra nhằm đáp ứng một phân khúc thị trƣờng khác nhau, mỗi nhánh sản phẩm phù hợp với lĩnh vực khác nhau mà các khách hàng đang tham gia. Bởi vậy mà FAST chú trọng vào tất cả các sản phẩm của mình và không thể lơ là với 1 trong số những dòng sản phẩm đó.

2.2.3.2. Sự phù hợp của chiến lƣợc với nguồn lực của công ty

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ về lƣợng khách hàng và doanh thu qua các năm

57.7 67.6 77 7,300 9,000 10,000 - 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2011 2012 2013 Doanh Thu Khách hàng

(Nguồn : Phòng kinh doanh công ty FAST)

Từ biểu đồ trên ta thấy lƣợng khách hàng và doanh số của FAST liên tục tăng qua các năm. Năm 2011, số lƣợng khách hàng tăng lên tới 7,300 mang lại 57.7 tỷ đồng doanh thu cho FAST. Năm 2012, FAST có trên 9,000 khách hàng với trên 67.6 tỷ đồng doanh thu. Lƣợng khách hàng năm 2012 cao hơn so với 2011 là 1,700, doanh thu cũng tăng gần 10 tỷ so với 2011, tƣơng ứng với 17.3%. Năm 2013, FAST có 10.000 khách hàng mang lại 77 tỷ đồng. Khách hàng của FAST năm 2013 tăng 1.000 so với 2012, doanh thu cũng tăng lên 9.4 tỷ tƣơng ứng 14%. Nhƣ vậy, trong vòng 3 năm, lƣợng khách hàng và doanh thu của FAST đều tăng. Tuy nhiên, từ bảng tình hình tài chính và biểu đồ trên cho thấy tốc độ phát triển của năm 2013 đã có chiều hƣớng giảm so với năm 2012. Lƣợng khách hàng tăng năm 2013 đã ít hơn so với lƣợng khách hàng tăng năm 2012, cùng với đó là lƣợng tăng doanh thu và lợi nhuận của năm 2013 cũng ít hơn so với năm 2012. Nhƣ vậy, chiến lƣợc kinh doanh và marketing mà công ty đang thực hiện cần có những điều chỉnh và

thay đổi để góp phần giúp công ty thu đƣợc doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao hơn nữa.

2.2.3.3. Nhìn nhận và đóng góp cho công ty

Với chiến lƣợc hiện tại của công ty, FAST đang có số lƣợng khách hàng khá lớn, tuy nhiên nếu chỉ xét riêng về số lƣợng khách hàng thì FAST vẫn đứng sau Misa, điều này chứng tỏ chiến lƣợc tập trung hóa cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa, đặc biệt là FAST nên xem xét mảng thị trƣờng là các doanh nghiệp hành chính nhà nƣớc. Doanh nghiệp hành chính sự nghiệp là thị trƣờng chủ yếu của Misa, Misa sử dụng chiến lƣợc tập trung hóa trong một thời gian dài và đã thu đƣợc những kết quả rõ nét. Cùng với đó là sự bám đuổi của BRAVO, BRAVO hiện tại luôn có những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với FAST. Từ một công ty nhỏ, hiện nay BRAVO đang có sự phát triển nhanh chóng, vƣợt qua cả EFFECT tiến sát hơn vị trí của FAST hiện tại. Khoảng cách của FAST và các công ty có thị phần thấp hơn càng gần nhau càng chứng tỏ FAST đang có nguy cơ sẽ đánh mất thị phần.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN

LƢỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TỚI NĂM 2020 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO FAST

Trên cơ sở phân tích, đánh giá môi trƣờng vĩ mô và vi mô, có thể thấy trong thời gian hoạt động sắp tới của công ty FAST sẽ đón nhận đƣợc một số cơ hội, đồng thời cũng phải đƣơng đầu với không ít thách thức từ bên ngoài.

Cơ hội:

- Chính sách khuyến khích ngành công nghiệp phần mềm phát triển của Nhà nƣớc, đặc biệt là có nhiều ƣu tiên với phần mềm trong nƣớc.

- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin.

- Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán và quản trị doanh nghiệp ngày càng lớn.

Thách thức:

- Yêu cầu về giá trị cần đƣợc thỏa mãn của khách hàng cao. - Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và càng mạnh.

- Các chế độ kế toán thuế thƣờng xuyên thay đổi khiến cho các sản phẩm phải luôn chạy theo những luật sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với chế độ mới.

Trong quá trình phân tích môi trƣờng nội bộ và đánh giá thực trạng cạnh tranh của Công ty FAST với các đơn vị cung cấp phần mềm khác cho thấy công ty FAST còn một số điểm mạnh và điểm yếu nhất định.

Điểm mạnh:

- Có thị phần tƣơng đối lớn trên cả nƣớc. - Tình hình kinh doanh luôn tăng trƣởng cao. - Uy tín thƣơng hiệu tốt.

- Đội ngũ nhân viên với trình độ kỹ thuật cao, chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp.

Điểm yếu:

- Hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP) đơn thuần chỉ là hệ thống kế toán mở rộng, còn yếu kém ở một số mảng nhƣ nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý mối quan hệ khách hàng,…chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của phần thị trƣờng khách hàng lớn và rất lớn.

- Hoạt động marketing còn nhiều khuyết điểm, chỉ hoạt động theo những phƣơng pháp truyền thống hiện đã là lối mòn, chƣa có nhiều sáng tạo đột phá.

- Môi trƣờng làm việc đang đà đi xuống, Ban lãnh đạo chƣa có những nỗ lực để khuyến khích, thúc đẩy nhân viên cống hiến hết mình cho công ty bởi vậy mà hiện tƣợng chảy máu chất xám đang diễn ra khiến cho công ty có nguy cơ đi xuống.

Trong đề tài này, trên cơ sở phân tích, đánh giá năng lực của công ty cùng những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình hoạt động, bằng ma trận SWOT sẽ chỉ ra sơ bộ các chiến lƣợc cạnh tranh thích hợp kiến nghị cho ban lãnh đạo của công ty FAST nên theo đuổi nhằm giữ vững và cải thiện vị thế của FAST trong giai đoạn sắp tới.

Thông qua ma trận SWOT luận văn sẽ đề xuất một số chiến lƣợc sử dụng các kết hợp dƣới đây:

 S – O: phải sử dụng những mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội có đƣợc từ bên ngoài? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 S – T: phải sử dụng những mặt mạnh nào để đối phó với các nguy cơ?  W – O: phải khắc phục yếu kém nào hiện nay để tận dụng tốt nhất cơ

 W – T: phải khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?

 S – W – O – T: sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt nhất cơ hội, lấp dần những yếu kém và giảm bớt nguy cơ.

Những điểm mạnh – S

- Có thị phần tƣơng đối lớn trên cả nƣớc. - Tình hình kinh doanh luôn tăng trƣởng cao.

- Uy tín thƣơng hiệu tốt.

- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các phân khúc khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên với trình độ kỹ thuật cao, chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệp.

Những điểm yếu – W

- Hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP) đơn thuần chỉ là hệ thống kế toán mở rộng, còn yếu kém ở một số mảng nhƣ nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý mối quan hệ khách hàng,… - Hoạt động marketing còn nhiều khuyết điểm, chỉ hoạt động theo những phƣơng pháp truyền thống hiện đã là lối mòn, chƣa có nhiều sáng tạo đột phá.

- Môi trƣờng làm việc đang đà đi xuống, Ban lãnh đạo chƣa có những nỗ lực để khuyến khích, thúc đẩy nhân viên cống hiến hết mình cho công ty bởi vậy mà hiện tƣợng chảy máu chất xám đang diễn ra khiến cho công ty có nguy cơ đi xuống. Các cơ hội – O Các chiến lƣợc – SO Các chiến lƣợc – WO

- Chính sách khuyến khích ngành công nghiệp phần mềm phát triển của Nhà nƣớc, đặc biệt là có nhiều ƣu tiên với phần mềm trong nƣớc.

- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin. - Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kế toán và quản trị doanh nghiệp ngày càng lớn.

- Phát triển thị trƣờng, mở rộng quy mô, mạng lƣới hoạt động.

- Tập trung phát triển sản phẩm, đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm. - Công tác marketing cần có sự khác biệt hóa, tạo ra cá tính riêng đặc thù của công ty.

- Tiếp tục phát triển thƣơng hiệu, xây dựng môi trƣờng làm việc tốt tạo động lực thúc đẩy nhân viên.

Các nguy cơ – T

- Yêu cầu về giá trị cần đƣợc thỏa mãn của khách hàng cao. - Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và càng mạnh. - Các chế độ kế toán thuế thƣờng xuyên thay đổi khiến cho các sản phẩm phải luôn chạy theo những luật sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với chế độ mới. Các chiến lƣợc – ST - Phát triểm nguồn nhân lực. - Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng. Các chiến lƣợc – WT - Tăng cƣờng hoạt động marketing.

- Xây dựng văn hóa kinh doanh, tạo môi trƣờng làm việc tốt.

Căn cứ vào việc phân tích môi trƣờng và ma trận SWOT, công ty FAST có thể áp dụng một số nhiệm vụ để giữ vững và cải thiện vị thế cạnh tranh của mình trong thời gian tới nhƣ sau:

1. Phát triển thị trƣờng, mở rộng quy mô, mạng lƣới hoạt động.

2. Tập trung phát triển sản phẩm, đa dạng hóa, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

3. Tiếp tục phát triển thƣơng hiệu, xây dựng môi trƣờng làm việc tốt tạo động lực thúc đẩy nhân viên.

4. Phát triển nguồn nhân lực.

5. Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng.

6. Tăng cƣờng hoạt động marketing, tạo ra cá tính riêng của doanh nghiệp, hình thành sự khác biệt hóa, nét đặc thù của công ty.

Từ những phân tích về tình hình cạnh tranh, nguồn lực của công ty cũng nhƣ những biến động về tình hình kinh tế trong những năm gần đây và nhận định cho những năm sắp tới, công ty FAST cần tiếp tục theo đuổi chiến lƣợc tập trung hóa sản phẩm, cùng với đó là kết hợp chiến lƣợc khác biệt hóa. Chiến lƣợc tập trung vào sản phẩm với nhiệm vụ chính là phát triển sản phẩm, cải tiến và nâng cấp các sản phẩm hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe của khách hàng đối với sản phẩm. Làm đƣợc nhƣ vậy giúp cho FAST không chỉ giữ vững khách hàng đã sử dụng sản phẩm mà còn là cơ hội để có thể tiến một bƣớc tiến xa hơn, hƣớng tới phân khúc thị trƣờng khách hàng lớn và cực lớn.

Chiến lƣợc khác biệt hóa giúp công ty có đƣợc nét đặc thù riêng, văn hóa công ty, công tác marketing có những khác biệt tạo ra ấn tƣợng sâu sắc đối với khách hàng.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TỚI NĂM 2020 CẠNH TRANH CHO CÔNG TY TỚI NĂM 2020

3.2.1. Sử dụng tốt các công cụ cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cần tiếp tục phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống. Hoàn thiện các sản phẩm đang cung cấp với những tính năng và tiện ích nhằm tạo ra cho khách hàng sự thuận tiện nhất trong quá trình sử dụng. Điển hình nhƣ đối với hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP), công ty cần chú trọng vào nghiên cứu và lập trình thêm các tính năng cho sản phẩm nhƣ phát triển hệ thống quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý mối quan hệ khách hàng,.. Đó là cách FAST có thể tiếp cận đối với các khách hàng là doanh nghiệp lớn và rất lớn. Một thị trƣờng không nhỏ các tập đoàn, tổng công ty lớn cả trong nƣớc và nƣớc ngoài hiện nay đang bị bỏ ngỏ bởi các phần mềm ERP trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp này, vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp rất lớn đều lựa chọn sản phẩm phần mềm nƣớc ngoài để sử dụng.

Áp dụng những tiến bộ công nghệ thông tin vào việc khai thác và phát triển sản phẩm dịch vụ. Lĩnh vực công nghệ thông tin là một lĩnh vực luôn cải tiến, biến động, bởi vậy là công ty cần liên tục cập nhập những tiến bộ mới để có thể nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm dịch vụ hiện đại nhất, luôn nắm bắt xu thế mới của thị trƣờng. Trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, công ty cần tiếp tục chú trọng vào mô hình sản phẩm online dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Sản phẩm online giúp cho công ty giảm đƣợc giá thành, tăng tính linh hoạt và tiện ích cho các khách hàng khi sử dụng.

FAST cần có những cải tiến về phƣơng thức, cách thức phục vụ. Công ty cần tiếp tục phát huy sự chuyên nghiệp hóa trong quá trình giải quyết công việc để thực hiện các vấn đề phát sinh nhƣng vẫn đảm bảo tính nhanh chóng

và chính xác cho khách hàng. Cần bỏ qua các khâu trung gian, các thủ tục hành chính không cần thiết cho khách hàng.

3.2.2. Thực hiện tốt công tác marketing

Bộ phận Marketing là một bộ phận chuyên trách mang tính chất chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao để thực hiện vai trò đƣa thƣơng hiệu của công ty ngày càng lên tầm cao mới, ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, đƣa ra những chiến lƣợc tập trung dài hạn về marketing vì mục tiêu hiệu quả, chất lƣợng kinh doanh của công ty.

Công tác marketing cần chú trọng là mở rộng mạng lƣới hoạt động bằng việc phát triển hệ thống chi nhánh và văn phòng giao dịch nhằm tạo ra cho khách hàng sự thuận lợi mà không cảm thấy có khoảng cách về địa lý.

Bộ phận marketing cũng cần kết hợp với các bộ phận khác trong công ty nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng. Dù là khách hàng lớn hay nhỏ, công ty cũng cần đi sâu đi sát với khách hàng thì mới có thể thỏa mãn đƣợc yêu cầu, mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp.

Thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng để mở rộng mạng lƣới hoạt động ở những nơi thực sự cần thiết nhƣ trung tâm kinh tế, các Khu công nghiệp để có thể phát triển đầu tƣ một cách ổn định, an toàn và hiệu quả cũng nhƣ nâng cao khả năng phục vụ kịp thời về nhu cầu dịch vụ cho khách hàng.

Hệ thống marketing của công ty cũng cần tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin qua các phƣơng thức nhƣ quảng cáo trên báo đài, băng rôn, khẩu hiệu trên những tuyến đƣờng quan trọng hoặc trong các khu công nghiệp xa trung tâm.

Nội dung quảng cáo phải mang tính hiện đại, hấp dẫn ngƣời xem, tác động trực tiếp để lại ấn tƣợng cho khách hàng. Cần tập trung quảng cáo cho

có tính chất tập trung. Đồng thời, trong nội dung quảng cáo luôn phải đƣa ra đƣợc thông điệp sứ mạng cuối cùng mà công ty muốn mang đến cho khách hàng, đặc trƣng tạo nên sự khác biệt trong giá trị mang lại cho khách hàng.

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, quảng cáo để giới thiệu hình ảnh, thông tin, sản phẩm dịch vụ của công ty để nâng cao nhận thức của khách hàng về công ty. Có thể thông qua nhiều kênh khác nhau để thực hiện giải pháp này, nhƣ kênh trực tiếp: mọi nhân viêc sẽ trực tiếp thực hiện việc quảng bá khi có cơ hội tiếp xúc với khách hàng. Định kỳ tổ chức hội nghị hội thảo khách hàng, … để tiếp nhận đƣợc trực tiếp những ý kiến đóng góp, phản hồi

Một phần của tài liệu Chiến lược cạnh tranh cho công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST luận văn ths quản trị kinh doanh 60 34 05 pdf (Trang 59)