Kiến nghị với Ngân hàng Hợp tác Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 99 - 102)

Đề nghị Ngân hàng Hợp tác xã thành lập mới Phòng nghiệp vụ Kiểm soát nợ và xử lý rủi ro tại Chi nhánh Thanh Hóa để chuyên môn hóa nghiệp vụ quản lý nợ, đồng thời tăng cường được tiến độ và hiệu quả trong công tác thu hồi nợ hơn.

- Hiện tại, phần mềm giao dịch và quản lý tại Chi nhánh vẫn là phần mềm cũ được dùng từ khi thành lập Chi nhánh những năm 2000 nên đã có nhiều lạc hậu so với công nghệ mới, cụ thể là phần mềm chỉ cho biết được thời điểm trả nợ và khoản vay nào bị quá hạn, còn việc tra soát các khoản vay chậm trả lãi đều được thực hiện thủ công. Ngoài ra phần mềm cũng chưa có chức năng tra soát thông tin khách hàng. Vì vậy đề

nghị Ngân hàng Hợp tác nghiên cứu và nhanh chóng ứng dụng cho hệ thống NHHT một phần mềm giao dịch và quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, để hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo an toàn cho các QTDND, Ngân hàng HTX cần phải thường xuyên và liên tục tổ chức các buổi hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với QTDND thành viên.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển hệ thống QTDND, đến nay nước ta đã thực hiện được mục tiêu là hình thành mô hình kinh tế HTX trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn. Các QTDND đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của các thành viên; thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo; hạn chế tín dụng nặng lãi ở nông thôn. Việc chuyển đổi QTDNDTW thành Ngân hàng HTX có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ khẳng định Ngân hàng Hợp tác xã là một định chế tài chính hoàn thiện mà còn phát triển thành một Ngân hàng Hợp tác đa năng, liên kết chặt chẽ các QTDND trong hệ thống.

Nằm trong Ngân hàng Hợp tác, Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa thời gian quan đã có những bước phát triển đáng kể. Mặc dù đang trong giai đoạn chuyển đổi và hình thành nền móng của một chi nhánh vững chắc, liên kết các QTD cơ sở trên địa bàn nhưng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng của chi nhánh đã có nhiều thành công lớn. Đặc biệt đó là việc duy trì tỷ trọng tín dụng đối với các QTD thành viên và tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo. Tuy trong quá trình hoạt động còn có nhiều khó khăn như thiếu một quy trình tín dụng chặt chẽ, thiếu sự chuyên môn hóa trong bộ phận thẩm định, kiểm soát và xử lý rủi ro và sản phẩm tín dụng chưa có sự đa dạng hóa. Nhận thức được vấn đề, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Văn Bạn,2009 “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

2. Chính phủ, 1993. Quyết định số 390/TTg ngày 27/07/1993 về triển khai đề án

thì điểm thành lập QTDND. Hà Nội.

3. Chính phủ, 2000. Quyết định số 135/2000/QĐ-TTg ngày 28/11/2000 về củng

cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Hà Nội.

4. Lê Xuân Đào, 2007. Hoàn thiện quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh KomTum.

Luận văn Thạc Sỹ kinh doanh và quản lý. Học viên chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Hữu Hải, 2010. Định hướng chiến lược phát triển hệ thống Quỹ tín

dụng nhân dân trong thời kỳ mới. MS: KHBĐ-15, VPTW Đảng.

6. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2013. Ngân hàng hợp tác xã - Mô hình mới trong hệ

thống tổ chức tín dụng Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

7. Trần Quang Khánh, 2011. Giải pháp chuyển đổi mô hình hoạt động của Quỹ tín

dụng nhân dân trung ương thành Ngân hàng hợp tác xã. MS: KNH 2011-08.

8. Ngân hàng hợp tác - Chi nhánh Thanh Hóa, 2011-2013. Báo cáo kết quả hoạt

động kinh doanh. Thanh Hóa.

9. Ngân hàng hợp tác - Chi nhánh Thanh Hóa, 2011-2013. Bảng cân đối nguồn

vốn và sử dụng vốn. Thanh Hóa.

10. NHNN, 2012. Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về

Ngân hàng hợp tác xã. Hà Nội.

11. Nghiên cứu khoa học lưu trữ tại Trung tâm Thông tin – thư viện, 2012.“Vai trò của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp –

nông thôn”. Văn phòng Quốc hội.

12. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội: NXB chính trị quốc gia. 13. Ngô Đức Thắng, 2011. Huy động vốn và cho vay tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)