Công tác kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 80)

Phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao, kiểm soát các hoạt động tín dụng ngay khi vừa phát sinh nghiệp vụ và thực hiện việc kiểm soát theo định kỳ, theo kế hoạch. Ngoài ra Ngân hàng Hợp tác xã là Ngân hàng của tất cả các QTDND với mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hoà vốn trong hệ thống các QTDND. Theo quy định, Ngân hàng Hợp tác xã được yêu cầu các QTDND cung cấp báo cáo phục vụ cho mục đích điều hoà vốn và giám sát an toàn hệ thống; kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ, việc thực hiện các quy định về an toàn của QTDND; kiểm toán, hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ của các QTDND thành viên.

Thực tế hiện nay, việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các QTDND đã và đang được Ngân hàng Hợp tác thực hiện thông qua công tác kiểm tra khi cho vay các QTDND theo quy chế điều hoà vốn và giám sát tình hình hoạt động thông qua báo cáo của các QTDND gửi Ngân hàng Hợp tác xã theo quy định của NHNN. Ngoài những hoạt động trên, Ngân hàng Hợp tác đã và đang tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm toán cho các QTDND, hướng dẫn các QTDND về kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của mình để các QTDND thực hiện đúng quy định tại

về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” nhằm giúp các QTDND thực hiện đúng các quy định của luật pháp và hoạt động an toàn, hiệu quả. Trong năm 2013, với sự trợ giúp từ Hội sở, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ cho các QTDND trên địa bàn, giúp các QTDND ở đây hiểu và làm tốt hơn công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của mình và hiện nay đang chuẩn bị tài liệu để hỗ trợ các QTDND tại các huyện vùng sâu tập huấn nội dung này.

Hiện nay quy mô hoạt động của các QTDND còn rất khiêm tốn nên việc bố trí nhân sự gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nhân sự làm công tác kiểm toán nội bộ. Vấn đề này rất dễ dẫn đến rủi ro cho các QTDND do số lượng nhân viên ít, mỗi nhân viên phải kiêm nhiệm các công việc, hạn chế hoạt động kiểm soát của mỗi nhân viên được phân công thực hiện. Thực tế Ngân hàng Hợp tác xã đã thực hiện trong việc hỗ trợ thanh khoản đối với một số QTDND gặp khó khăn về thanh khoản trong năm 2013, cụ thể là cho vay chi trả tiền gửi số tiền 8,2 tỷ đối với QTDND Hoằng Đồng, 5,5 tỷ cho QTDND Ngư Lộc, do quỹ gặp khó khăn trong chi trả tiền gửi khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt, cho thấy do công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của QTDND còn thiếu chặt chẽ đối với các hoạt động nên các QTDND này đã để xảy ra rủi ro dẫn đến mất thanh khoản cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng Hợp tác để ổn định hoạt động.

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hợp tác xã – Chi nhánh Thanh Hóa

3.5.1. Những thành tựu đạt được

Quy mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỗ doanh số tín dụng và dư nợ luôn tăng lên không ngừng qua các năm. Tín dụng ngắn hạn được Chi nhánh đáp ứng một cách nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp. Tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Cùng với sự tăng trưởng này Chi nhánh đã góp phần mở rộng sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của xã hội, góp phần đẩy lùi nạn tín dụng nặng lãi tại các vùng nông thôn, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng trong ba năm qua đều chiếm trên tỷ trọng cao trong tổng thu nhập tại chi nhánh. Chi nhánh tiếp tục khẳng định được vai trò của mình trong việc điều hoà vốn tín dụng, đã chủ động cân đối được nguồn vốn để đáp ứng đủ và kịp thời cho QTD thành viên vay vốn, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển ổn định hệ thống QTD thành viên trên địa bàn tỉnh. Cơ chế lãi suất linh hoạt trong khuôn khổ mức lãi suất do NHNH quyết định. So với các Chi nhánh khác thì Ngân hàng Hợp tác xã Chi nhánh Thanh Hóa luôn đi đầu trong việc thực hiện chủ trương chính sách, định hướng của NHNN.

Công tác lựa chọn khách hàng được Chi nhánh thực hiện khá tốt, thông qua việc thực hiện triệt để cơ cấu khách hàng, phân loại và định hướng khách hàng mục tiêu, đồng thời luôn tuân thủ các chỉ tiêu giới hạn và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu tín dụng được giao. Chi nhánh thực hiện triệt để việc cơ cấu lại khách hàng tín dụng, hạn chế dần và đi đến chấm dứt với các khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc trây ỳ không hoàn trả nợ đúng hạn.

Công tác chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn trong việc thẩm định tín dụng, quản lý giám sát vốn vay và thu nợ được tăng cường và dần đi vào nề nếp, quy củ, phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Gần đây chi nhánh đã sử dụng có hiệu quả công cụ kế hoạch trong việc định hướng và điều tiết tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn được giảm dần qua các năm và luôn được kiểm soát ở mức an toàn. Đồng thời công tác thu nợ quá hạn và nợ khó đòi được thực hiện dứt điểm nên đã đạt được những kết quả rất khả quan.

Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi do tín dụng được chấp hành nghiêm túc đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

3.5.2. Một số tồn tại, hạn chế

Công tác huy động vốn tại các QTDND cơ sở còn thấp chưa thực sự tự lực được nguồn vốn còn cần sự điều hoà vốn của NHHTX cũng như chưa gửi điều hòa để hỗ trợ nguồn vốn cho NHHTX hoạt động trong công tác điều hòa vốn cho hệ thống.

Cơ cấu nguồn vốn đã có xu hướng chuyển dịch nhưng thực sự vẫn chưa vững chắc do chi nhánh còn phụ thuộc vào nguồn vốn từ Hội sở. Hơn nữa, nguồn vốn của chi nhánh có tỷ trọng vốn có kỳ hạn ngắn lớn, đây là một nguồn vốn không ổn định, do đó mà việc cấp tín dụng trung, dài hạn còn hạn chế.

Hiệu suất sử dụng vốn thấp, tức là nguồn vốn huy động chưa sử dụng có hiệu quả, song chi nhánh chưa thực sự mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực, dịch vụ mới, cũng vì nguồn kênh thông tin khách hàng không đạt chất lượng nên chi nhánh không dám mạo hiểm. Do đó hoạt động dịch vụ của chi nhánh được đánh giá là chưa phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng, Dịch vụ chưa phong phú đa dạng, chưa có nhiều hoạt động quảng bá, phát triển sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là tín dụng bán lẻ còn yếu.

Chất lượng thẩm định khách hàng, thẩm định dự án đầu tư vẫn còn hạn chế do hoạt động thu thập thông tin còn yếu và không đa dạng, thông tin về ngành quá thiếu thốn ngay cả nguồn thông tin thu thập từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN cũng rất sơ sài do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Bên cạnh đó đội ngũ nhân viên tín dụng tại chi nhánh còn thiếu thốn, nhiều cán bộ mới vào nghề nên kinh nghiệm trong công tác tín dụng chưa nhiều do vậy trong việc thẩm định, đánh giá khách hàng cũng còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Hoạt động phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng chưa được chú trọng.

Việc kiểm tra, phân tích hoạt động các QTD cơ sở, khách hàng sau khi cho vay vốn phải được tiến hành thường xuyên. Nhưng thực tế tại chi nhánh công việc này chưa được tiến hành thường xuyên. Chi nhánh mới chỉ kiểm tra được một số lượng nhỏ các QTDND cơ sở cũng như khách hàng. Số lần cán bộ tín dụng đến kiểm tra thực tế tại cơ sở còn chưa nhiều, có những dự án thời gian dài, tài sản thế chấp bị giảm giá nhưng chi nhánh vẫn không tổ chức đánh giá lại. Đồng thời việc kiểm tra của lãnh đạo đối với nhân viên cấp dưới cũng chưa thường xuyên.

Công tác thu hồi đối với các khoản nợ hạch toán ngoại bảng gặp nhiều khó khăn. Do chưa quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tài sản xiết nợ, Các tài sản xiết nợ được hạch toán vào tài khoản phải thu nhưng chưa có các quy định cụ thể về quản lý, sử dụng và hạch toán nên gây ứ đọng vốn, đặc biệt là chưa xử lý phát mãi được những tài sản thế chấp vì hợp đồng thế chấp lỏng lẻo và tài sản bị trượt giá lớn so với gia trị ghi trên hợp đồng thế chấp làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế, thiếu thốn. Khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn so với các TCTD khác còn thua kém.

Có thể thấy những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cạnh tranh của chi nhánh. Vì vậy trong dài hạn để có thể phát triển bền vững thì chi nhánh cần khắc phục kịp thời những yếu điểm trên. Để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh nói chung.

3.5.3. Một số nguyên nhân chính

Nguyên nhân từ phía Chi nhánh

Một số hoạt động của Chi nhánh còn chưa đúng chế độ, có hồ sơ tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản chưa đủ chứng từ pháp lý. Về mặt chủ quan cán bộ tín dụng còn nể nang mang tính chất thân quen, gia đình, còn quá tin tưởng vào tài sản thế chấp nên coi nhẹ việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tài sản thế chấp, cầm cố trước khi cho vay. Hơn nữa, mọi hoạt động liên quan đến tín dụng, thẩm định và kiểm soát chủ yếu đều được tiến hành tập trung tại phòng kinh doanh, chưa được chuyên môn hóa nên khiến cho việc quản trị hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Như đã phân tích ở trên thì chất lượng kênh thông tin về khách hàng là chưa cao, đặc biệt là các khách hàng mới đã gây ra khó khăn cho chi nhánh trong việc ra quyết định cấp tín dụng bao nhiêu là an toàn. Các khách hàng truyền thống thì Chi nhánh có phần lơ là, chủ quan mà quyết định cấp tín dụng khi thông tin chưa đầy

đầy đủ thông tin chính xác về khách hàng thì rủi ro là điều khó tránh khỏi. Dẫn đến chất lượng tín dụng cũng không được đảm bảo,

Dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dạng, phong phú, chưa có những sản phẩm dịch vụ riêng biệt để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng bán lẻ, thanh toán quốc tế… vẫn còn yếu kém. Ngoài ra hoạt động Marketing còn nhiều hạn chế, không có nhiều biện pháp tuyên truyền các dịch vụ của NHHTX khiến cho người dân chưa biết được các dịch vụ cũng như tiện ích của nó mang lại.

Chi nhánh chưa có hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chi nhánh đã có sự kết hợp với các ngân hàng khác nhưng chưa đạt hiệu quả cao, chưa có sự trao đổi thông tin khách hàng giữa các TCTD với nhau một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sự phối hợp về công nghệ còn hạn chế, mang tính manh mún, mạnh ai nấy làm.

Năm 2013 là năm đầu tiên chuyển đổi mô hình hoạt động từ Quỹ tín dụng Trung ương sang Ngân hàng hợp tác xã, với tên gọi và thương hiệu mới, bước đầu có những khó khăn nhất định. Đối với hoạt động của thành viên là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong năm 2013 đã có những diễn biến bất lợi, số lượng Quỹ đông nhưng năng lực hoạt động của một số Quỹ rất yếu, việc chấp hành các nguyên tắc chế độ trong hoạt động chưa nghiêm túc đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động.

Nguyên nhân từ phía các khách hàng

- Với nhóm khách hàng là QTDND: Do đặc điểm tỉnh Thanh Hoá là một tỉnh

ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, mà QTDND cơ sở hoạt động phần lớn ở khu vực nông nghiệp nông thôn, hiện nay có 65/68 QTDND cơ sở hoạt động ở khu vực nông thôn, nên phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, hiện tượng mất mùa thiên tai, dịch bệnh như vừa qua Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Đây là một trong những yếu tố khó khăn trong việc đầu tư của QTDND cơ sở, nhiều rủi ro có thể xảy ra, mà hệ thống QTDND cơ sở chưa có chủ trương xoá nợ, khoanh nợ do bất cứ yếu tố khách quan đối với hoạt động của QTDND cơ sở.

Khách hàng của QTDND cơ sở thành viên chủ yếu là thành phần kinh tế cá thể, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ năng lực tài chính còn yếu, trình độ và kinh

nghiệm hạch toán kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, kinh tế hội nhập như hiện nay còn rất hạn chế, chưa theo kịp với những thách thức mới của nền kinh tế, đặc biệt là môi trường kinh tế hiện nay chưa ổn định, nên làm ăn của một số thành viên kém hiệu quả, Đây cũng là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro đối với tín dụng tín dụng tại các QTDND cơ sở.

Một số QTDND cơ sở chưa nhận thức đúng về tính chất và mục tiêu hoạt động của QTDND, chạy theo lợi nhuận kinh doanh, cho vay sai đối tượng, sai mục đích, vượt tỉ lệ cho phép dẫn đến chất lượng tín dụng của một số QTDND chưa cao. Mới đây nhất là vụ việc QTDND Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa vì chạy theo lợi nhuận nên QTDND Hoằng Đồng đã có một số khoản tín dụng không đúng quy chế tín dụng hiện hành, dẫn đến mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, một số khách hàng vay tiền tại Quỹ đã chây ỳ trong việc trả nợ, trong khi đó những người gửi tiền đồng loạt yêu cầu được rút tiền đã dẫn đến tình trạng mất thanh khoản và mất khả năng chi trả của quỹ. Riêng quỹ này cũng đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, cho vay sai đối tượng, lập khống chứng từ, giả mạo hồ sơ để hợp thức hóa các khoản tín dụng của doanh nghiệp, tín dụng hộ gia đình với số tiền lớn. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 90%, toàn bộ tiền gửi đều đã quá hạn mà không có khả năng thanh toán, gây bức xúc cho người gửi tiền, có nguy cơ mất ổn định về an ninh chính trị trên địa bàn. Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh đã phải duy trì tình trạng kiểm soát đặc biệt. Bên cạnh đó áp dụng các biện pháp kiểm soát trực tiếp, toàn diện tại QTD Hoằng Đồng; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của Quỹ, chỉ thực hiện giải ngân khi xác định chính xác nguồn gốc khoản vay, huy động là hợp pháp.

Công tác kiểm tra kiểm soát tín dụng chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ tại một số QTDND cơ sở nghiệp vụ chưa sâu, phần lớn chưa được đào tạo bài bản về kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tại một số QTDND chưa quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ nên có những sai sót không được phát hiện kịp thời để sữa chữa khắc phục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)