Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 39)

Hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng là một đề tài thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đã được đề cập trong rất nhiều tài liệu từ các tạp chí nghiên cứu khoa học, các bài báo, nghiên cứu hay các luận văn, luận án…Trong thời gian gần đây, với sự chuyển đổi từ mô hình Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã gây được sự chú ý của nhiều tác giả, cụ thể:

- Nghiên cứu về vai trò và hoạt động của Hệ thống QTDND được lưu trữ tại Trung tâm Thông tin – thư viện, Văn phòng Quốc hội cũng đề cập đến “Vai trò của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp – nông thôn” trong đó nhấn mạnh tới sự tồn tại tất yếu của Qũy tín dụng nhân dân tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trong vai trò là đơn vị huy động nguồn vốn tại chỗ, tín dụng tại chỗ, tương trợ cộng đồng. Đó là sự đánh giá qua thực tiễn những kết quả đạt được của các QTDND trong nhiều năm, khẳng định vai trò của hệ thống tín dụng hợp tác đối với địa bàn nông nghiệp, nông thôn: chính các QTDND là một yếu tố kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập

của người dân ở các vùng nông thôn, đem lại ổn định trật tự chính trị, xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Luận văn “Huy động vốn và tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Ngô Đức Thắng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã làm rõ hơn về thực trạng tín dụng và huy động vốn tại một chi nhánh của Qũy tín dụng Nhân dân Trung ương trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009. Luận văn đã nhấn mạnh đến những hạn chế trong quá trình triển khai các sản phẩm tiền gửi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dẫn tới chưa khai thác được tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư, sản phẩm kém đa dạng, chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống; Về thực trạng tín dụng thì chất lượng các khoản vay còn thấp và đặc biệt là sự lỏng lẻo trong khâu thẩm định tín dụng dẫn tới những rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, QTD thành viên trên địa bàn ngày càng tăng du nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn và nâng cao chất lượng tín dụng tại QTDNDTW Chi nhánh Thanh Hóa, song luận văn chủ yếu chú trọng nhiều đến vấn đề huy động vốn và chỉ đề cập đến một số nội dung trong hoạt động tín dụng chứ chưa đi sâu vào công tác quản lý hoạt động tín dụng.

- TS. Nguyễn Thị Thanh Hương với đề tài “Ngân hàng hợp tác xã – Mô hình mới trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam” đã làm rõ nét hai vấn đề cơ bản đó là thực trạng hoạt động của hệ thống Qũy tín dụng nhân dân thời gian qua và tính tất yểu khách quan của sự ra đời của mô hình Ngân hàng Hợp tác. Trong đó, tác giả đã làm nổi bật những thành tựu mà Qũy Tín dụng nhân dân trong thời gian hoạt động đã đạt được đó là việc hạn chế nạn tín dụng nặng lại và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn, khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương của Đảng về phát triển các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng. Với đề án “Chuyển đổi QTDND Trung ương sang hoạt động theo mô hình NHHTX”, tác giả nhấn mạnh Ngân hàng Hợp tác xã sẽ là đầu mối và gánh vai trò trách nhiệm nặng nề đối với việc điều hòa, hỗ trợ vốn cho các quỹ tín dụng thành

tín dụng tại NHHTX sau chuyển đổi mà chỉ khái quát các hoạt động kinh doanh tại hệ thống.

- Tác giả Lê Xuân Đào với Luận văn “Hoàn thiện quản lý QTDND trên địa bàn tỉnh KomTum”, luận văn Thạc Sỹ kinh doanh và quản lý, Học viên chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả làm rõ hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND trên đại bàn tỉnh KonTum mang ý nghĩa to lớn về mặt xã hội qua những đồng vốn tương trợ trong nội bộ thành viên, nhờ đó mà xóa dần các tệ nạn chgo vay nặng lãi, cải thiện đời sống kinh tế của các hộ thành viên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn có QTDND hoạt động. Tiếp đó tác giả phân tích tình hình hoạt động của hệ thống các QTDND trên địa bàn còn nhiều hạn chế, cần phải có chính sách quản lý khoa học và hợp lý. Cuối cùng luận văn đưa ra các giải pháp quản lý hoạt động QTDND trên địa bàn tỉnh KonTum với mục đích hướng các QTDND đến với những hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Luận văn “Phân tích hoạt động tín dụng tại Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương - Chi nhánh Kiên Giang” của học viên Võ Minh Dương, trường Đại học Cần Thơ. Nội dung của luận văn đề cập đến toàn bộ quá trình trong hoạt động ngân hàng nói chung, từ khâu huy động vốn đến khâu cho vay và thu hồi nợ. Đề tài có nội dung khá bao quá hoạt động của Quỹ tín dụng Nhân dân TW - Chi nhánh Kiên Giang, phân tích và đưa ra các hạn chế trong công tác huy động vốn, trong hoạt động tín dụng. Với hoạt động huy động vốn, tác giả nêu lên những kết quả và hạn chế tồn tại của QTDNDW Kiên Giang Với hoạt động tín dụng, tác giả nhấn mạnh đến công tác tìm hiểu thị trường, phân loại đối tượng khách hàng để phân tán rủi ro, nhấn mạnh về việc thực hiện các quy định và quy trình đảm bảo tín dụng trong cho vay. Luận văn cũng đã đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn và trong hoạt động tín dụng, tuy nhiên phần lớn chú trọng đến các thao tác nghiệp vụ ngân hàng nói chung chứ chưa quan tâm đến công tác quản lý hoạt động tín dụng nói riêng.

Như vậy, sau khi nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan thì có thể khẳng định rằng đề tài Ngân hàng Hợp tác xã tiền thân là QTDNDTW đã có nhiều

tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến giai đoạn trước khi chuyển đổi thành mô hình Ngân hàng Hợp tác và các nội dung chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung của các QTD, chứ chưa hoàn toàn đi sâu vào đề tài quản lý hoạt động tín dụng tại NHHTX. Như vậy, từ sau khi phát triển thành mô hình Ngân hàng hợp tác xã, chưa có một đề tài thực sự nào đề cập đến quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hợp tác xã và ở phạm vi hẹp hơn là các chi nhánh, trong đó có chi nhánh Thanh Hóa.

Một vấn đề đặt ra hiện nay là phải nghiên cứu khung khổ lý thuyết về quản lý hoạt động tín dụng và áp dụng nó vào thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa để phân tích thực trạng, cũng như chỉ ra những tồn tại và hạn chế để có định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Đây là phương pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đối tượng nghiên cứu và để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng, sự vật; không phải trong trạng thái tĩnh mà trong trạng thái phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.

Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; không nghiên cứu những quy luật cục bộ, riêng biệt, chi phối sự phát triển của các hiện tượng mà nghiên cứu dựa vào những quy luật chung nhât và phổ biến nhất. Vận dụng các quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định nhằm chỉ ra nguồn gốc, cách thức và khuy hướng phát triển của sự vật hiện tượng.

Khi sử dụng phương pháp luận này dẫn đường cho việc nghiên cứu sẽ cho phép trong nghiên cứu đứng trên quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển, đồng thời vận dụng các nguyên lý của phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và trong vận động. Điều đó cho phép trong nghiên cứu xác định, phân loại những mối liên hệ của quản lý tín dụng với hoạt động ngân hàng; xem xét quản lý tín dụng với hoạt động chủ yếu là cho vay xem xét quản lý tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác – Chi nhánh Thanh Hóa trong các hình thức vận động, giúp đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và phù hợp với thực tế hơn.

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.1.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc

bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ.

Trong phạm vi nghiên cứu này, các số liệu và thông tin về hoạt động dịch vụ ngân hàng được thu thập từ các báo cáo qua các năm của Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa như Báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo quyết toán cũng như các tư liệu nghiên cứu hiện có về hoạt động tín dụng của chi nhánh được đăng tải trên website, báo, tạp chí và Internet…

Ngoài ra tác giả cũng tham khảo và kế thừa một cách hợp lý các báo cáo khoa học, luận văn của các nghiên cứu trước.

2.1.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp trong luận văn được thu thập thông qua phương pháp quan sát. Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các biến cố hoặc tác phong của con người. Qua cảm nhận nơi mình đang sống hay hành động, con người có thể ghi nhận và lượng định các sự kiện bên ngoài. Quan sát gồm hai hành động của con người: nghe nhìn để cảm nhận và lượng định. Quan sát là một phương pháp thu thập dữ liệu đơn giản dễ thực hiện nhưng rất hữu ích, dù đây không phải một phương pháp điều tra vì không có các câu hỏi hay câu trả lời như thường lệ.

Quan sát, nghiên cứu những tài liệu có sẵn: Đây là hình thức quan sát, nghiên

cứu những tài liệu đã có sẵn hoặc cố định về bản chất trong một khoảng thời gian nhất định (không có tính hành vi). Trong nghiên cứu này, tác giả phân tích những ghi chép có được trong thời gian trước đó hay trong hiện tại từ những bản quyết toán tài chính, những dữ liệu kinh doanh ...

Quan sát bằng con người: Theo cách này, tác giả đã sử dụng các giác quan của mình

để tiến hành quan sát các đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: quan sát xem có bao nhiêu người đi quanh và bao nhiêu người ra vào các phòng giao dịch tại chi nhánh; quan sát và đo đếm số lượng của các hồ sơ vay vốn tại các phòng giao dịch ở những thời điểm khác nhau; quan sát về hành vi ứng xử trong các cán bộ tín dụng giao dịch với khách hàng.

2.1.3. Phương pháp phân tích số liệu

phát triển dịch vụ của ngân hàng qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra.

Phương pháp so sánh, tổng hợp: Các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế

toán được so sánh qua các năm, qua đó phân tích tình hình tín dụng hiện tại của công ty, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và tổng hợp để đưa ra nhận xét.

Phương pháp thống kê: Thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết

luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của công ty: tính hiệu quả của hoạt động tín dụng trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng (môi trường bên trong và bên ngoài) của doanh nghiệp….

Phương pháp phân tích: Phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong, phân tích

tình hình dư nợ cho vay, doanh số cho vay, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát nội bộ v.v….: là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu của môi trường hoạt động bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra các giải pháp một cách khoa học.

2.2. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về

quản lý hoạt động tín dụng nói chung và tại Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, quy định, hướng dẫn về công tác quản lý hoạt động tín dụng như: Luật Các tổ chức tín dụng; Giáo trình “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về Ngân hàng hợp tác xã …

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến quản lý hoạt động tín dụng đề cập tại chương 1. Phân tích đánh giá những

mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý hoạt động

tín dụng của Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết hoạt động của NHHTX Chi nhánh Thanh Hóa, các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương 3 tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về hoạt động tín dụng của NHHTX Chi nhánh Thanh Hóa, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại chi

nhánh Thanh Hóa, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã – Chi nhánh Thanh Hóa.

2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng

Các phương pháp phân tích xử lý số liệu thống kê được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm Excel.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 39)