Một số chỉ tiêu đánh giá quản lý tín dụng của NHHTX Chi nhánh Thanh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 75)

Để đánh giá quản lý tín dụng ta xem xét một số chỉ tiêu sau:

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng và quản lý tín dụng giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu KHON MC ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn huy động Tỷ đồng 501,6 664,5 837

Doanh số cho vay Tỷ đồng 1.309,1 1.796,7 2.352,3

Doanh số thu nợ Tỷ đồng 1.227,5 1.568,6 1.991,2 Dư nợ Tỷ đồng 824,2 1.213 1.503 Dư nợ bình quân Tỷ đồng 763 983 1.289 Nợ quá hạn Tỷ đồng 7,2 12,82 8,2 Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,49 1,59 1,54 Hiệu suất sử dụng vốn Lần 1,64 1,82 1,79 Hệ số thu nợ % 93,7 87,3 84,6

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 0,87 1,05 0,54

(Ngun: phòng kế toán và ngân qu) .

* Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng đo lường hiệu quả luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn này được đầu tư nhanh hay chậm trong một kỳ nhất định. Nhìn vào bảng 3.11 ta thấy vòng quay vốn tín dụng qua các năm như sau: 1,49 vòng năm 2011; 1,59 vòng năm 2012, năm 2013 là 1,54 vòng. Qua số liệu ta thấy Chi nhánh Thanh Hóa đã duy trì tốc độ luân chuyển vốn khá ổn định, trong năm 2012 thì tốc độ vòng quay được đẩy nhanh hơn một ít, nhưng sang 2013 lại thấp hơn. Với tốc độ bình quân trong 3 năm xấp xỉ là 1,54 thì Chi nhánh đã tạo được hiệu quả trong việc luận chuyển vốn, nhưng chưa khai thác được tối đa hiệu quả của vòng quay vốn tín dụng.

* Hiệu suất sử dụng vốn ( nợ trên vốn huy động)

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ số này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân

hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Trong 3 năm 2011, 2012, 2013 tình hình huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2011 bình quân 1,64 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng huy động vốn thấp hơn so với năm 2012 bình quân 1,82 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2013 bình quân 1,79 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động.

* Hệ sốthu nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Bảng 3.10 cho thấy hệ số thu nợ năm 2011 là 93,7% điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn rất tốt, bình quân 100 đồng cho vay thu được 93,7 đồng, 2012 hệ số thu nợ là 87,3 %, năm 2013 là 84,6%, hệ số giảm so với năm trước, nguyên nhân là do các khoản cho vay trung và dài hạn tăng nhiều hơn qua từng năm.

* Nợquá hạn trên tổng dƣ nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng một cách rõ rệt. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của ngân hàng tăng mạnh qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn còn ở mức thấp. Có được kết quả trên là do ngân hàng đã đề ra những biện pháp hữu hiệu trong quản lý nợ của mình, luôn có sự kết hợp chặt chẽ trong công tác thu nợ của bộ phận kiểm soát và bộ phận tín dụng.

3.4. Hoạt động kiểm soát

3.4.1. Hoạt động giám sát tín dụng

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng được giao cho Phòng kiểm soát nội bộ, sau đó trình lên Ban giám đốc. Nhìn chung đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đều có năng lực, phẩm chất và nhận thức chuyên môn, hầu hết cán bộ đều được đào tạo và tập huấn nghiệp vụ. Công tác kiểm soát bước đầu đã được phát huy, giúp NHHT đi vào hoạt động theo quy chế, điều lệ. Chấp hành chế độ thường trực

kịp thời với Ban giám đốc, ban điều hành một số tồn tại cần được xử lý, khắc phục giúp Chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả hơn.

Các nội dung kế hoạch kiểm soát hàng năm bao gồm đánh giá rủi ro tổng quát, các rủi ro đã xảy ra và tiềm năng đối với các khách hàng, rà soát môi trường pháp lý bao gồm những thay đổi về pháp luật và phạm vi hoạt động của từng khách hàng. So sánh các chỉ tiêu về kết quả hoạt động với kế hoạch trong thời kỳ từ 3 – 5 năm, soát xét chi tiết từng khoản mục trong báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 – 2013, Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Thanh Hóa chỉ thực hiện được việc kiểm tra – kiếm soát nội bộ 40 QTDND thành viên trong tổng số 68 QTDND đang hoạt động. Điều này một phần là do sự chuyển đổi hình thức hoạt động và quá trình cơ cấu lại nhân sự cũng như nội dung hoạt động của chi nhánh, tuy nhiên Chi nhánh cũng cần có sự kiểm soát và xây dựng quy chế hoạt động cho Phòng kiểm soát được hoạt động chuyên nghiệp hơn, nhằm tăng cường vai trò kiểm tra đối với các QTD cơ sở và đảm bảo chất lượng hoạt động.

Đối với công tác tín dụng các TPKT bên ngoài, mỗi năm chi nhánh thẩm định khoảng 3.000 dự án đầu tư mà phần lớn là tín dụng ngắn hạn. Trong giai đoạn 2011 – 2013, chi nhánh đã thẩm định và tín dụng khoảng 6.000 dự án lớn nhỏ, trong đó tập trung chủ yếu vào các khách hàng quen như: Tổng công ty xây dựng Anh Phát, Tổng công ty Hà Thanh, Công ty TNHH Phương Nam, Công ty Xây dựng công trình giao thông Thanh Hoá, Công ty TNHH Thanh Nghệ, Bệnh viện Trí Đức, Bệnh viện Hàm Rồng…Bên cạnh những dự án đã đi vào hoạt động và đem lại hiệu quả kinh tế cao như những dự án của Tổng công ty xây dựng Anh Phát, Công ty TNHH Phương Nam, công ty xây dựng công trình giao thông Thanh Hoá.. thì có rất nhiều những dự án đầu tư kém hiệu quả, không thu được nợ, phải gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Các dự án này chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Cụ thể một số dự án tiêu biểu như sau:

- Công ty TNHH Hoà Bình nhập một dây chuyền may với tổng dự toán 2,1 tỷ. Chi nhánh đã cho vay tín dụng 1,5 tỷ từ năm 2009, hiện tại đã hết thời hạn dư nợ theo khế ước nhưng đơn vị mới trả được 1,2 tỷ, số còn lại là 0,3 tỷ phải chuyển thành nợ quá hạn.

- Công ty TNHH Thành Công nhập một dây chuyền sản xuất và ép ván từ tre, nứa, luồng với tổng giá trị là 3 tỷ đồng, đã được Chi nhánh cho vay 1,5 tỷ để thực hiện dự án từ tháng 6/2008 với thời hạn 36 tháng. Đến nay đơn vị mới trả được 1 tỷ, còn lại phải chuyển 500 triệu thành nợ quá hạn. Lý do là đầu tư gặp đúng thời điểm kinh tế suy thoát nên sản phẩm làm ra không có thị trường tiệu thụ.

- Bệnh viện Hàm Rồng lập dự án và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế với tổng giá trị là 100 tỷ đồng. Vay Chi nhánh 10 tỷ đồng từ năm 2006 với thời hạn 60 tháng, tuy nhiên khi đi vào hoạt động bệnh viện đã gặp khó khăn là không xây dựng được uy tín và thương hiệu nên không có nhiều bệnh nhân đến khám và chữa bệnh, do vậy bệnh viên cũng không tạo được nguồn thu nhập. Bệnh viện chi duy trì việc trả lãi tiền vay, còn gốc thì chưa trả được. Hiện tại khách hàng này đang được cơ cấu trả nợ vào thời điểm mới là tháng 8/2015, tuy nhiên khả năng thực hiện được việc trả nợ là rất khó khăn.

- Công ty TNHH Thanh Long chuyên lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu đá xây dựng, năm 2011 Công ty vay vốn lưu động số tiền 2 tỷ đồng với thời hạn 9 tháng để phục vụ phương án khai thác và chế biến sản phẩm đá ốp lát xuất khẩu. Tuy nhiên Công ty đã gặp khó khăn trong sản xuất nên không thu hồi được vốn và do đó không có khả năng trả nợ. Hiện Chi nhánh đã chuyển nợ số tiền 2 tỷ theo dõi nợ ở nhóm 5.

Dưới sự hướng dẫn của Ngân hàng Hợp tác xã TW, chi nhánh Thanh Hóa đã bước đầu hình thành được các quy chế liên quan đến hoạt động tín dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động của từng đơn vị dựa trên các quy định chung như:

Quy chế tín dụng: Quy định rõ về điều kiện vay vốn của khách hàng, đồng

thời xây dựng quy trình hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục để tiến hành thiết lập hồ sơ vay vốn. Trong quy chế tín dụng cũng quy định rõ hạn mức tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Giám đốc và hạn mức tín dụng thuộc thẩm quyền phán quyết của Ban tín dụng.

phân loại mức độ rủi ro của khách hàng; quy định về cách xác định một nhóm khách hàng liên quan để xác định một hạn mức tín dụng áp dụng đối với khách hàng.

Quy chế miễn, giảm lãi tiền vay: Quy định các trường hợp được xem xét

miễn, giảm lãi tiền vay thể hiện tôn chỉ tương trợ cộng đồng của QTDND.

Quy định về cơ cấu lại nợ: quy định các trường hợp được xem xét cơ cấu lại

nợ nhằm chia sẻ và tạo điều kiện để thành viên vượt qua khó khăn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của

khách hàng vay vốn: Quy định rõ về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn,

sử dụng vốn của khách hàng từ khi tiến hành lập hồ sơ vay vốn đến quá trình vay vốn nhằm cảnh báo sớm đối với những khách hàng tiềm ẩn rủi ro…

Trích lập dự phòng rủi ro: Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự

phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Hợp tác xã đã và đang cố gắng thực hiện đúng các quy định của luật pháp về trách nhiệm của mình đối với các QTDND được quy định trong Luật các TCTD và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước (nghị định của Chính phủ, thông tư của NHNN) điều chỉnh đối với hệ thống TCTD là hợp tác xã. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Hợp tác xã còn gặp không ít khó khăn do một số QTDND chưa hiểu và chưa thực hiện đúng, đủ các quy định của luật pháp điều chỉnh hoạt động đối với QTDND; còn nhiều ý kiến trái chiều đối với các quy định về trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã đối với sự an toàn hệ thống như: việc kiểm tra, giám sát hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã đối với các QTDND, việc tham gia Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống, việc thực hiện góp vốn thường niên, ý kiến tham gia về nhân sự của QTDND của Ngân hàng Hợp tác xã…Mặc dù những vấn đề này đã được NHNN làm rõ bằng văn bản.

Công tác quản trị, điều hành, kiểm soát đôi khi còn có thiếu sót, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn hoạt động, chưa có quy chế rõ ràng ban hành theo tiêu chuẩn từ chi nhánh cho nên Phòng kiểm tra, mới chỉ là làm theo các văn bản từ trên xuống chứ chưa có các văn bản mang tính chất điều chỉnh phù hợp với tình hình hoạt động trên địa bàn; giám sát còn hoạt động cầm chừng, chưa phát huy được tính chủ động trong hoạt động kiểm soát, không tự phát hiện được các sai phạm trong hoạt động của quỹ. Hệ thống quản trị, hệ thống kiểm soát nội bộ của các QTDND cơ sở chưa đạt hiệu quả cao.

Chất lượng đội ngũ cán bộ điều hành QTDND còn nhiều hạn chế, cá biệt có cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức dẫn đến các hành vi sai trái, tham ô trục lợi, làm thất thoát tài sản gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng hoạt động của QTDND.

3.4.2. Công tác kiểm soát nội bộ

Phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao, kiểm soát các hoạt động tín dụng ngay khi vừa phát sinh nghiệp vụ và thực hiện việc kiểm soát theo định kỳ, theo kế hoạch. Ngoài ra Ngân hàng Hợp tác xã là Ngân hàng của tất cả các QTDND với mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hoà vốn trong hệ thống các QTDND. Theo quy định, Ngân hàng Hợp tác xã được yêu cầu các QTDND cung cấp báo cáo phục vụ cho mục đích điều hoà vốn và giám sát an toàn hệ thống; kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ, việc thực hiện các quy định về an toàn của QTDND; kiểm toán, hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ của các QTDND thành viên.

Thực tế hiện nay, việc kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các QTDND đã và đang được Ngân hàng Hợp tác thực hiện thông qua công tác kiểm tra khi cho vay các QTDND theo quy chế điều hoà vốn và giám sát tình hình hoạt động thông qua báo cáo của các QTDND gửi Ngân hàng Hợp tác xã theo quy định của NHNN. Ngoài những hoạt động trên, Ngân hàng Hợp tác đã và đang tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm toán cho các QTDND, hướng dẫn các QTDND về kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của mình để các QTDND thực hiện đúng quy định tại

về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” nhằm giúp các QTDND thực hiện đúng các quy định của luật pháp và hoạt động an toàn, hiệu quả. Trong năm 2013, với sự trợ giúp từ Hội sở, Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ cho các QTDND trên địa bàn, giúp các QTDND ở đây hiểu và làm tốt hơn công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với hoạt động của mình và hiện nay đang chuẩn bị tài liệu để hỗ trợ các QTDND tại các huyện vùng sâu tập huấn nội dung này.

Hiện nay quy mô hoạt động của các QTDND còn rất khiêm tốn nên việc bố trí nhân sự gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nhân sự làm công tác kiểm toán nội bộ. Vấn đề này rất dễ dẫn đến rủi ro cho các QTDND do số lượng nhân viên ít, mỗi nhân viên phải kiêm nhiệm các công việc, hạn chế hoạt động kiểm soát của mỗi nhân viên được phân công thực hiện. Thực tế Ngân hàng Hợp tác xã đã thực hiện trong việc hỗ trợ thanh khoản đối với một số QTDND gặp khó khăn về thanh khoản trong năm 2013, cụ thể là cho vay chi trả tiền gửi số tiền 8,2 tỷ đối với QTDND Hoằng Đồng, 5,5 tỷ cho QTDND Ngư Lộc, do quỹ gặp khó khăn trong chi trả tiền gửi khi người gửi tiền rút tiền ồ ạt, cho thấy do công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của QTDND còn thiếu chặt chẽ đối với các hoạt động nên các QTDND này đã để xảy ra rủi ro dẫn đến mất thanh khoản cần có sự hỗ trợ của Ngân hàng Hợp tác để ổn định hoạt động.

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng hợp tác xã – Chi nhánh Thanh Hóa

3.5.1. Những thành tựu đạt được

Quy mô hoạt động tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng thể hiện ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)