Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 44)

phát triển dịch vụ của ngân hàng qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đặt ra.

Phương pháp so sánh, tổng hợp: Các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế

toán được so sánh qua các năm, qua đó phân tích tình hình tín dụng hiện tại của công ty, đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tín dụng và tổng hợp để đưa ra nhận xét.

Phương pháp thống kê: Thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết

luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của công ty: tính hiệu quả của hoạt động tín dụng trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng (môi trường bên trong và bên ngoài) của doanh nghiệp….

Phương pháp phân tích: Phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong, phân tích

tình hình dư nợ cho vay, doanh số cho vay, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát nội bộ v.v….: là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu của môi trường hoạt động bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra các giải pháp một cách khoa học.

2.2. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu như sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về

quản lý hoạt động tín dụng nói chung và tại Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa nói riêng.

Bước này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, quy định, hướng dẫn về công tác quản lý hoạt động tín dụng như: Luật Các tổ chức tín dụng; Giáo trình “ Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về Ngân hàng hợp tác xã …

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài viết, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tham khảo trên thư viện luận văn…

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến quản lý hoạt động tín dụng đề cập tại chương 1. Phân tích đánh giá những

mặt làm được, chưa làm được của các nghiên cứu trước đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trước chưa thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý hoạt động

tín dụng của Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013.

Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết hoạt động của NHHTX Chi nhánh Thanh Hóa, các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chương 3 tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về hoạt động tín dụng của NHHTX Chi nhánh Thanh Hóa, đánh giá những mặt ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2013.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại chi

nhánh Thanh Hóa, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Hợp tác xã – Chi nhánh Thanh Hóa.

2.3. Các công cụ đƣợc sử dụng

Các phương pháp phân tích xử lý số liệu thống kê được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên phần mềm Excel.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ – CHI NHÁNH THANH HÓA

3.1. Khái quát về Ngân hàng Hợp tác xã – Chi nhánh Thanh Hóa

3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã ở Việt Nam

Ngày 27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 390/TTg cho phép triển khai thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, QTDND Trung ương đã được thành lập cùng thời điểm để thực hiện chức năng chăm sóc và điều hòa vốn cho hệ thống QTDND cơ sở. Trong những năm đầu hoạt động, hệ thống QTDND đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc hỗ trợ thành viên là các cá nhân, hộ gia đình ở vùng nông thôn phát triển sản xuất, mở mang dịch vụ ngành nghề, đồng thời góp phần từng bước đẩy lùi các hình thức hoạt động "tín dụng đen" ở nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hệ thống QTDND vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định. Hoạt động của toàn hệ thống còn đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng, các hoạt động của QTDND cơ sở chủ yếu là huy động và cho vay. Riêng đối với QTDTW, tuy triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích, song so với yêu cầu phát triển hội nhập còn hạn chế, chưa hỗ trợ nhiều cho các QTDND trong mở rộng, khai thác tiềm năng nội lực, nhất là các tiện ích ngân hàng hiện đại.

Đáp ứng yêu cầu phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho chuyển đổi QTDND Trung ương thành Ngân hàng Hợp tác xã, để tạo sự đột phá mạnh mẽ, tạo ra các giá trị gia tăng phong phú từ các hoạt động nghiệp vụ, từng bước tiếp cận nhiều dịch vụ, phục vụ nhiều đối tượng theo đúng mục tiêu, định hướng, nâng cao vị thế, vai trò của một Ngân hàng hợp tác xã, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn. Theo Đề án Chuyển đổi mô hình QTDNDTW thành Ngân hàng hợp tác xã và dựa trên cơ sở đề xuất của QTDTW, Thống đốc NHNN đã ký Giấy phép số 166/GP-NHNN về việc thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi từ hệ thống QTDTW. Theo đó, từ ngày 24-6-2013, QTDTW và hệ thống mạng lưới đã chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi

mới là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là sự kế thừa chức năng, nhiệm vụ của QTDTW nhưng được nâng lên một tầm cao mới, qua đó khẳng định rõ hơn vai trò của Ngân hàng Hợp tác xã là ngân hàng của các QTDND; là cơ sở để tăng cường tính liên kết toàn diện trong hệ thống QTDND, giúp cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả.

Với định hướng, vai trò mới - ngân hàng đầu mối của hệ thống - NHHTX được trao trách nhiệm khá nặng nề đối với hệ thống QTDND, với hoạt động chủ yếu là điều hòa, hỗ trợ vốn cho các QTDND thành viên. Ngoài ra, NHHTX còn có trách nhiệm hỗ trợ các QTDND về hoạt động, về nghiệp vụ thông qua việc đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ kiểm toán; tham gia xử lý đối với Quỹ tín dụng nhân dân thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động; quản lý tiền gửi điều hòa vốn của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân...

Tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 7 khóa XII năm 2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. Theo đó:

- Khoản 7 Điều 4 quy định: “Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX) là ngân hàng của tất cả các QTDND do các QTDND và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các QTDND”.

- Điều 73 quy định: “Tổ chức tín dụng hợp tác là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Tổ chức tín dụng là Hợp tác xã bao gồm NHHTX, QTDND”.

Theo Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã, định nghĩa:

Ngân hàng hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô

nhân dân. Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân”.

Việc hình thành Ngân hàng Hợp tác xã là sự chuyển đổi mô hình và nâng cấp hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương lên một cấp độ cao hơn với mục tiêu thực hiện điều hòa vốn, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm cho hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) trên phạm vi toàn quốc hoạt động an toàn và phát triển bền vững hơn, đồng thời vươn tới phục vụ ngày càng nhiều hơn đối với các loại hình hợp tác xã khác trong phạm vi năng lực của Ngân hàng Hợp tác.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có tên viết tắt bằng tiếng Việt là Ngân hàng Hợp tác; tên đầy đủ bằng tiếng Anh là Co-operative Bank of Vietnam; tên viết tắt bằng tiếng Anh là Co-opBank; Tên giao dịch là Ngân hàng Hợp tác hoặc Co- opBank. Vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng; Thời hạn hoạt động 99 năm; Trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) trải rộng 53 tỉnh, thành phố với 27 Chi nhánh trực tiếp chăm sóc, điều hoà vốn hỗ trợ gần 1.200 QTDND Cơ sở thành viên trong cả nước, tăng cường mối liên kết trong hệ thống.

3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng hợp tác xã – Chi nhánh Thanh Hóa

3.1.2.1. Sự hình thành và phát triển

Kể từ ngày 24/06/2013, Quỹ tín dụng Trung ương chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi mới là Ngân hàng Hợp tác xã cùng với đó là 27 Chi nhánh cũng được chuyển đổi thành các Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã tại các địa phương, trong đó QTDNDTW Chi nhánh Thanh Hóa cũng được tiến hành chuyển đổi.

QTDNDTW Chi nhánh Thanh Hóa có tiền thân là QTDND khu vực Thanh Hóa, được đặt trụ sở tại Ngân hàng nhà nước Tỉnh Thanh Hóa và đảm nhiệm các nhiệm vụ đơn thuần liên quan đến hoạt động tín dụng trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân như nhận tiền gửi và cho vay các QTDND. Cho đến tháng 3/2001, QTDNDTW Chi nhánh Thanh Hóa chính thức ra đời, thay thế cho Cấp Quỹ tín dụng nhân dân khu vực. Đến tháng 09/2008, QTDNDTW Chi nhánh Thanh Hóa chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại trụ sở mới 25 Phan Chu Trinh –

Phương Điện Biên – TP Thanh Hóa, qua đó chính thức tách riêng trụ sở ra khỏi Ngân hàng nhà nước tỉnh Thanh Hóa.

Căn cứ Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam số 166/GP-NHNN ngày 4-6-2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Căn cứ Văn bản số 3914/NHNN-TTGSNH ngày 4-6-2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấp thuận đổi tên các đơn vị thuộc mạng lưới của Quỹ tín dụng Trung ương, kể từ ngày 1-7-2013, Quỹ tín dụng Trung ương – Chi nhánh Thanh Hóa chính thức đổi tên thành Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Thanh Hóa.

Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hoá có trách nhiệm kế thừa và tiếp tục thực hiện mọi quyền hạn và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp cũng như có trách nhiệm xử lý mọi tồn tại, phát sinh từ QTDTW Chi nhánh Thanh Hóa phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan.

Lĩnh vực hoạt động chính của chi nhánh là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng; là ngân hàng đầu mối thực hiện liên kết hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh Thanh Hóa:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Ban giám đốc Phòng Kế toán và ngân quỹ Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính nhân sự Phòng Giao dịch Phòng Kiểm tra nội bộ BAN GIÁM ĐỐC

 Giám đốc là người có quyền cao nhất đối với mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác về mọi hoạt động của chi nhánh.

 Phó Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.

Phòng kế toán và ngân quỹ

Bộ phận kế toán

 Lập kế hoạch tài chính theo định kỳ trình Giám đốc duyệt trước khi gửi Ngân hàng Hợp tác.

 Tham mưu cho Giám đốc về quản lý thu chi nghiệp vụ và các loại tài sản theo chế độ của Nhà nước và phân cấp của Ngân hàng Hợp tác.

 Tổ chức công tác hạch toán kế toán, mở sổ sách nội bảng, ngoại bảng để theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và theo dõi quản lý an toàn tài sản của Chi nhánh.

 Trực tiếp giao dịch với Quỹ tín dụng nhân dân và khách hàng

 Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu nghiệp vụ theo quy định.

 Mở và thực hiện các giao dịch trên tài khoản gửi thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.

 Xây dựng và gửi các báo cáo kế toán theo định kỳ cho QTD, Chi nhánh NHNN, tổ chức bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán theo quy định.

 Quản lý, khai thác, sử dụng, bảo mật phần mềm kế toán theo quy định.

Bộ phận ngân quỹ

 Trực tiếp thu chi tiền mặt, nhập, xuất giấy tờ có giá với Quỹ tín dụng thành viên và khách hàng ngoài hệ thống

 Tổ chức giao nhận, vận chuyển tiền mặt, giấy tờ có giá với Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Tổ đại diện, Chi nhánh NHNN và các TCTD

 Thực hiện kiểm quỹ cuối ngày, kiểm kê cuối tháng hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Giám đốc.

Phòng kinh doanh

 Lập kế hoạch, tổng hợp nhu cầu vốn của các Quỹ tín dụng thành viên và khách hàng ngoài hệ thống, nghiên cứu quan hệ cung cầu trên địa bàn để xây dựng kế hoạch nguốn vốn, sử dụng vốn, theo định kỳ trình Giám đốc duyệt trước khi gửi Ngân hàng Hợp tác.

 Đề xuất ý kiến điều chỉnh kế hoạch, tăng giảm mức cho vay, tham mưu cho Giám đốc về mức lãi suất tiền gửi, cho vay theo từng thời kỳ.

 Thẩm định đề xuất mức cho vay đối với Quỹ tín dụng thành viên và khách hàng, tiến hành thủ tục cho vay để trình Giám đốc ký duyệt.

 Kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu nợ, đề xuất biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng.

 Tổng hợp các báo cáo của Quỹ tín dụng thành viên và khách hàng để khai thác, sử dụng tại chi nhánh, lập báo cáo gửi Ngân hàng Hợp tác, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước theo quy định.

 Tư vấn, chăm sóc Quỹ tín dụng thành viên

Phòng hành chính,nhân sự

Bộ phận nhân sự

 Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí, điều động, quản lý, khen thưởng kỷ luật, thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ nhân viên của Chi nhánh

 Đề xuất tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ theo quy định của Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng hợp tác xã chi nhánh thanh hóa luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)