Biện pháp 7: Tập luyện cho học sinh sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu Toán

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 104 - 107)

7. Đóng góp của Luận văn

2.3.7. Biện pháp 7: Tập luyện cho học sinh sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu Toán

học để diễn đạt các nội dung Toán học; diễn đạt vấn đề theo những cách khác nhau, từ đó chọn ra cách diễn đạt tối ưu nhất tạo thuận lợi cho việc khám phá và giải quyết vấn đề. Đồng thời rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng các kiến thức Toán học để giải các bài toán thực tiễn

Ngôn ngữ là một yếu tố góp phần tích cực làm cho các quá trình tâm lí của người khác về chất so với của con vật, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình tâm lí của con người, đặc biệt là các quá trình nhận thức.

Ngôn ngữ được phân thành nhiều loại cũng như nhiều phong cách khác nhau. Con người nói chung, học sinh trung học phổ thông nói riêng thường sử dụng hai phong cách ngôn ngữ chính là phong cách ngôn ngữ thông thường (hay còn gọi là phong cách ngôn ngữ thông tục) và phong cách ngôn ngữ khoa học.

Phong cách ngôn ngữ thông thường là ngôn ngữ chưa có sự gia công, trau dồi, ít gắn với những chuẩn mực nguyên tắc, thường được dùng trong giao tiếp thông thường.

Phong cách ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được trau dồi, chọn lọc, gắn liền với những chuẩn mực nguyên tắc, thường được sử dụng trong những văn bản khoa học nói hoặc viết.

Mỗi một bộ môn khoa học lại có một phong cách ngôn ngữ khoa học riêng. Trong giải Toán Hình học, học sinh cũng sử dụng ngôn ngữ riêng của bộ môn khoa học này khi phát biểu định nghĩa hoặc khi trình bày lời giải của một bài toán.

Tuy nhiên, trên thực tế do khả năng diễn đạt của các em chưa lưu loát, do vốn từ ngữ chưa phong phú đặc biệt là vốn từ ngữ Hình học, vì vậy các em khó diễn đạt ý hiểu của mình bằng ngôn ngữ Hình học.

Chính vì vậy, để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh, giáo viên cần rèn luyện cho các em khả năng chuyển đổi ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ Toán học, mà cụ thể ở đây là nội dung Hình học. Ngôn ngữ Toán học là ngôn ngữ khoa học đòi hỏi sự ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu, học sinh vẫn thường yếu kém trong việc diễn đạt ngôn ngữ Toán học biểu hiện ở nhiều khía cạnh như không nắm các được hình thức phát biểu khác nhau của bài toán, không chuyển được về bài toán tương đương...

Ví dụ 2.12. Xét quan hệ của hai điểm A(a, b) và B(a, -b)

Về mặt phương pháp khi dạy vấn đề này, cần chú ý các cách diễn đạt về mặt nội dung như sau:

Ngôn ngữ tọa độ: "A, B là hai điểm có hoành độ như nhau và tung độ đối nhau".

Ngôn ngữ Hình học tổng hợp: "Trục hoành là trung trực của AB".

Ngôn ngữ biến hình: "A và B đối xứng nhau qua trục hoành (Phép đối xứng qua trục hoành biến A thành B)".

Giáo viên cũng có thể đưa ra đối với học sinh khá giỏi, các dạng: Hai điểm đối xứng qua đường phân giác thứ nhất (A(a, b) và A'(b, a), thứ hai (A(a, b) và A'(-b, -a) hoặc qua một điểm bất kỳ cho trước.

Học sinh giải quyết tốt các vấn đề còn tùy thuộc vào khả năng chuyển đổi ngôn ngữ trong nội tại một nội dung Toán học và chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để diễn đạt cùng một nội dung Toán học. Khi xác định năng lực huy động kiến thức chúng tôi cho rằng khả năng biến đổi vấn đề, biến đổi các bài toán đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ quá trình biến đổi

vấn đề, biến đổi các bài toán học sinh có thể quy các vấn đề trong tình huống mới, các bài toán lạ về các vấn đề quen thuộc, các bài toán tương tự đã giải.

2.4. Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu các năng lực khám phá của học sinh trong học Hình học 10. Chương 2 luận văn đã hoàn thành các nội dung sau:

* Phân tích nội dung và phương pháp nghiên cứu hình học 10.

* Dựa trên cơ sở các định hướng, đề xuất 7 biện pháp sư phạm nhằm tổ chức dạy học cho học sinh theo hướng tăng cường tổ chức các hoạt động khám phá có hướng dẫn . Đồng thời, nghiên cứu hệ thống ví dụ nhằm cụ thể hoá các biện pháp.

Luận văn cũng nhận định rằng: Có rất nhiều tiềm năng để tổ chức các hoạt động khám phá. Tuy nhiên, giáo viên cần có sự lựa chọn tình huống phù hợp và tổ chức hợp lí các hoạt động để nhấn mạnh trọng tâm của chương trình đồng thời đảm bảo thời luợng trên lớp.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thử nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao năng lực khám phá trong dạy học hình học 10.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, Thanh Chương, Nghệ An. Giáo viên đã tiến hành dạy 11 tiết chương 1: Hình học 10 của nhóm tác giả: Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) - Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên) – Nguyễn Văn Đoành – Trần Đức Huyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Tổ chức cho GV dạy Hình học 10 ở các lớp10C3và 10C4 tại Trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, giáo viên lớp TN đã tiến hành dạy thử theo giáo án mà tác giả đã soạn sẵn. Cuối mỗi tiết có phát phiếu học tập để kiểm tra trình độ của HS.

Tuỳ vào nội dung từng tiết dạy, chúng tôi lựa chọn một vài trong số các biện pháp sư phạm đã nêu trong luận văn một cách hợp lí để qua đó góp phần bồi dưỡng năng lực khám phá kiến thức trong dạy học Hình học.

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w