Vài nét về khó khăn trong dạy học khám phá có hướng dẫn (Trong

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 39 - 40)

7. Đóng góp của Luận văn

1.6. Vài nét về khó khăn trong dạy học khám phá có hướng dẫn (Trong

GV và trong HS)

Phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn cũng bộc lộ những hạn chế sau đây:

- Tốc độ chậm, không phải mọi chủ đề đều có thể áp dụng được.

- Phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và năng lực của giáo viên và học sinh. Vì vậy, nếu giáo viên không nắm vững năng lực của học sinh và thiếu công phu trong công tác chuẩn bị thì việc tổ chức dạy học khám phá sẽ kém hiệu quả.

Qua thực tiễn dạy học, đồng thời qua quan sát thăm dò trong giáo viên và trong học sinh. Luận văn nhận thấy mức độ dạy và học theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá cụ thể như sau:

*Đối với giáo viên: Về thực trạng dạy học khám phá cũng như thực trạng

dạy học theo các xu hướng dạy học không truyền thống. Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ, quan sát và điều tra theo phiếu, tôi thấy rằng: Phương pháp dạy học của giáo viên vẫn nặng theo kiểu thuyết trình, chưa phát huy được năng lực tư duy của học sinh. Thực tế này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

• Phân phối của Bộ Giáo Dục và Đào tạo còn chưa thật hợp lí, kiến thức khó đòi hỏi tư duy cao mà lại phải dạy theo đúng phân phối chương trình quy định nên trong việc cho học sinh tiếp thu kiến thức mới có nhiều chỗ còn áp

đặt. Đồng thời, việc giáo viên mở rộng khai thác sâu các khái niệm, tính chất, định lí, bài tập chưa triệt để sâu sắc.

• Có một số giáo viên vẫn đã bắt đầu tiếp cận phương pháp dạy học tích cực, tuy nhiên việc làm này chưa nhiều và chưa thường xuyên, một phần do thời lượng, một phần do chưa thật sự hiểu tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh cách suy nghĩ. Đối với học sinh giỏi, đa phần còn học tập theo lối thực dụng, luyện thi làm đi làm lại thật nhiều bài toán rời rạc chưa hệ thống, đề cao việc nhận dạng và học thuộc mẹo làm toán....

* Đối với học sinh:

Là học sinh đầu cấp nên các em còn bỡ ngỡ với thầy cô và bạn bè, nên việc hòa nhập và ổn định để tiếp thu những kiến thức mới còn hạn chế.

Học sinh nắm kiến thức một cách hình thức, còn lẫn lộn giữa các khái niệm, các định nghĩa, các tính chất, các công thức trong hình học với nhau.

Đặc thù của môn học đòi hỏi học sinh có tư duy trừu tượng, có khả năng liên tưởng, tưởng tượng, hình dung, dự đoán. Các công thức phần lớn được phát biểu dưới dạng bằng lời, như vậy đòi hỏi học sinh phải nắm chắc kiến thức. Vì như thế mà các em dự đoán sai, nhận định sai hướng giải bài toán

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w