Biện pháp 2: Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh liên tưởng, huy động tr

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 74 - 75)

7. Đóng góp của Luận văn

2.3.2.Biện pháp 2: Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh liên tưởng, huy động tr

thức nhằm tiếp cận, khai thác các tình huống để tiến tới nhận biết, khám phá vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề

Mối quan tâm của các nhà liên tưởng là tốc độ và mức độ liên kết các hình ảnh, các biểu tưởng đã có, tức là quan tâm chủ yếu đến cách tái tạo các mối liên tưởng. Theo họ, có bốn loại liên tưởng là: liên tưởng giống nhau, liên tưởng tương phản, liên tưởng gần nhau về không gian và thời gian, liên tưởng nhân quả.

Liên tưởng nhân quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong các quá trình trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ là quá trình tích lũy các mối liên tưởng. Sự khác biệt về trình độ trí tuệ được qui về sự khác nhau về lượng các mối liên tưởng, về tốc độ hóa các liên tưởng đó.

Mặc dầu không thiên về quan điểm của trường phái liên tưởng, nhưng chúng tôi thấy rằng: trong một số tình huống cụ thể, quan điểm này không phải hoàn toàn không có lí.

Tác giả Bùi Văn Huệ chia liên tưởng thành bốn loại: liên tưởng gần nhau về không gian và thời gian, liên tưởng giống nhau về hình thù hoặc nội dung, liên tưởng trái ngược nhau, liên tưởng nhân quả. Theo tác giả liên tưởng có vai trò rất quan trọng trong ghi nhớ và nhớ lại.

Theo Vũ Dương Thụy: “Trong dạy học, cần chú ý rèn luyện cho HS kĩ năng biến đổi xuôi chiều và ngược một cách song song với nhau, nhằm giúp cho việc hình thành các liên tưởng ngược diễn ra đồng thời với việc hình thành các liên tưởng thuận” [10, tr.174].

Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng, vai trò của liên tưởng, huy động kiến thức là rất quan trọng trong khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề.

Các kiến thức mà học sinh lĩnh hội được là sản phẩm của hoạt động, nó được đặt ra trước mắt học sinh như là một bài toán và muốn chiếm lĩnh thì học sinh cần phải trải qua những hoạt động tương ứng.

Việc phát hiện, làm rõ mâu thuẫn trong tình huống có vấn đề kích thích hứng thú của học sinh, dẫn tới sự “chuyển động” của những tri thức có trước đây vào nhu cầu tìm tòi cái chưa biết, tạo cho giáo viên khả năng điều khiển học sinh phân tích tình huống, tiếp nhận và giới hạn được vấn đề (do giáo viên định hướng hoặc học sinh tự ý thức tùy vào mức độ khó khăn của vấn đề).

Do đó, cần đảm bào những kiến thức Toán học cơ bản cần thiết làm nền để bồi dưỡng năng lực huy động kiến thức, tái hiện kiến thức, kĩ năng đã học liên quan đến tình huống chứa vấn đề.

Chẳng hạn, việc hình thành khái niệm cho học sinh đều phải dựa trên một loạt các kiến thức nền. Do đó muốn phát hiện biểu tượng và hình thành khái niệm mới, trước hết cần phải huy động, tái hiện được kiến thức nền. Học sinh cần tách biệt được từ hệ thống kiến thức đã có những kiến thức, kĩ năng liên quan đến khái niệm. Ở đây, các khái niệm Toán học mà học sinh được học đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nói chung và trong học tập nói riêng.

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 74 - 75)