Biện pháp 3: Sử dụng hợp lý, đúng thời điểm các phương tiện và đồ

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 75 - 77)

7. Đóng góp của Luận văn

2.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng hợp lý, đúng thời điểm các phương tiện và đồ

dùng dạy học để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc phát hiện và giải quyết vấn đề

Xuất phát từ quan điểm cho rằng, việc dạy học nếu bắt đầu từ sự nghiên cứu các sự vật hiện tượng, các quá trình thực tế sẽ đem lại hiệu quả sư phạm cao.

Phương tiện trực quan không chỉ tham gia vào quá trình hình thành khái niệm mà còn hỗ trợ đắc lực cho dạy học định lí, dạy giải bài tập Toán… phương tiện trực quan là cầu nối, là khâu trung gian trong giai đoạn trừu tượng hóa (từ cụ thể trừu tượng lên khái niệm lí thuyết) và cả trong giai đoạn cụ thể hóa (tái tạo ra cái cụ thể trong tư duy).

Mối quan hệ đó được thể hiện ở sơ đồ sau:

Trong dạy học môn Toán, nhất là nội dung Hình học, việc sử dụng hợp lí các phương tiện trực quan tượng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, các phương tiện trực quan không chỉ tham gia vào quá trình hình thành khái niệm mà còn hỗ trợ đắc lực cho dạy học định lí, dạy học giải bài tập Toán.

Chẳng hạn, ta biết hình thành khái niệm là một quá trình phức tạp theo sơ đồ: cảm giác - tri giác - biểu tượng - khái niệm, cho nên, nói chung vai trò của trực giác rất quan trọng, tuy nhiên, bên cạnh việc khẳng định vai trò trực quan, ta cũng không nên tuyệt đối hóa vai trò của nó. Đối với việc hình thành khái niệm Toán học có liên quan đến phạm trù vô hạn (như khái niệm đường thẳng; tính trù mật của tập hữu tỉ, khái niệm giới hạn; …), thì trình độ cảm tính đóng vai trò rất nhỏ, bởi chúng ta không ở trong trạng thái lĩnh hội cái vô hạn. Trong trường hợp đó, trực quan lại là vật cản.

Chức năng, vai trò của các phương tiện trực quan, đặc biệt là phương tiện trực quan tượng trưng trong quá trình hình thành các khái niệm Toán

Hình 12 Phương tiện trực quan Cái cụ thể hiện thực Cái trừu tượng lí thuyết

Trừu tượng hóa

học đã được đề cập khá rõ trong các tài liệu về phương pháp dạy học môn Toán.

Từ những kết quả có được, chúng tôi thấy trong dạy học Toán ở nhà trường phổ thông việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là cần thiết, nhưng để có được hiệu quả mong muốn thì phải chú ý đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan trước hết phải đáp ứng được mục đích của việc dạy, học Toán trong nhà trường phổ thông.

- Nguyên tắc 2: Việc xây dựng và sử dụng các phương tiện dạy học trực quan phải đảm bảo sự tôn trọng và kế thừa chương trình (SGK) hiện hành.

- Nguyên tắc 3: Việc xây dựng và sử dụng phương tiện trực quan phải dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, trong đó đáng chú ý là phải tạo cho học sinh một môi trường hoạt động tích cực, tự giác.

- Nguyên tắc 4: Việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan phải chú trọng đến việc học sinh tự lực khám phá, độc lập tìm tòi phát hiện vấn đề và độc lập giải quyết vấn đề.

Chúng tôi thấy rằng, nếu làm cho học sinh có ý thức sử dụng các phương tiện trực quan tượng trưng, thì việc tìm ra hướng giải quyết bài toán sẽ đỡ khó khăn hơn, cách lập luận sẽ có căn cứ xác đáng hơn, những sai sót trong tính toán (về dấu, về chuyển sang mệnh đề tương đương, …) sẽ ít mắc sai lầm hơn.

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn trong chương trình hình học 10 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w