Đánh giá năng lực của giảng viên

Một phần của tài liệu Động cơ thúc đẩy hiệu quả làm việc của giảng viên trường đại học sao đỏ luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 (Trang 47 - 50)

Trong giai đoạn 2011 - 2013, nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp tăng, đặc biệt là đào tạo công nhân kỹ thuật cao và thợ lành nghề, trường Đại học Sao Đỏ đã không ngừng mở rộng quy mô đào tạo, và tuyển thêm nhiều giáo viên. Trong 4 năm qua số lượng đội ngũ giảng viên liên tục tăng lên một mặt đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà trường, một mặt chuẩn bị cho sự phát triển trương tương lại và đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhận thức giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, nhà trường đã chi hàng trăm triệu đồng để bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Trong các năm qua nhà trường đã liên kết với nhiều trường đại học để tổ chức các lớp học cao học và các lớp học nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên trẻ. Tổ chức dự giờ để kiểm tra, đánh giá, phân loại giảng viên.

41

Bảng 2.5. Bảng tình hình được đào tạo của đội ngũ giảng viên trường Đại học Sao Đỏ

(Tính đến ngày 25 tháng 3 năm 2013) TT Ngành đào tạo Số lượng (người) Tổng cộng Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học 1 Điện 05 33 27 65 2 Cơ khí 02 37 24 63

3 Kết cấu kim loại 01 27 20 48

4 Công nghệ kỹ thuật ô tô 09 17 26

5 Điện tử - tin học 02 27 16 45

6 Kinh tế 01 32 24 57

7 Du lịch và ngoại ngữ 25 20 45

8 Công nghệ may và giầy da 02 24 26

9 Công nghệ thực phẩm và hóa học 03 15 18

Tổng cộng 11 195 187 393

(Nguồn: Phòng đào tạo trường đại học Sao Đỏ)

Qua bảng tổng hợp trên ta nhận thấy trình độ của đội ngũ giảng viên về cơ bản đã đạt chuẩn. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ hơn 60%. Lực lượng này có khả năng, năng động, nắm bắt được kiến thức, công nghệ mới. Tuy nhiên, thâm niên giảng dạy, kinh nghiệm và tay nghề còn hạn chế. Nhà trường lại chưa duy trì chế độ thỉnh giảng đối với giáo viên trẻ, 100% số giáo viên này chỉ qua một vài tiết giảng là tham gia giảng dạy trực tiếp, phần lớn họ phải tự học tập và nghiên cứu để hiểu rõ công việc chuyên môn. Số giáo viên có thâm niên, có kinh nghiệm giảng dạy lại phải dạy nhiều môn, nhiều tiết do đó ít thời gian để nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới vào bài giảng. Điều này ít nhiều làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

42

Đội ngũ giảng viên được tuyển dụng từ nhiều trường đại học trên cả nước. Do đó chất lượng và trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên cũng khác nhau. Trong những năm gần đây, mặc dù nhà trường liên tục tuyển chọn và cho đi học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, nhưng cho đến nay đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chưa được đồng đều về trình độ và cơ cấu. Những giảng viên có thâm niên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy phần lớn lại trưởng thành từ giáo viên dạy nghề của một trường công nhân kỹ thuật, trình độ ban đầu là các kỹ thuật viên trung học và thợ cả, sau đó tiếp tục được đào tạo nâng lên cho đạt chuẩn dạy hệ trung học chuyên nghiệp và tiếp đó là dạy hệ Cao Đẳng, Đại học nhưng chỉ chuyên về hướng dẫn thực hành. Do đó, việc thích ứng với tốc độ và quy mô phát triển của nhà trường là một thách thức không nhỏ đối với họ. Thói quen giảng dạy, tư duy theo lối truyền thống, chậm áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến là điều đáng quan tâm đối với một số giảng viên có thâm niên trong trường. Lực lượng giảng viên trẻ chiếm hơn 60% tổng số giảng viên, là đội ngũ có khả năng thích ứng nhanh với công việc, chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ. Tuy nhiên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, lại làm việc trong môi trường không có sự cạnh tranh nên chưa phát huy hết khả năng và kiến thức. Mặt khác do thu nhập của đại bộ phận cán bộ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn nên họ chưa thực sự yên tâm và dành tất cả tâm huyết chăm lo đến sự nghiệp đào tạo.

Vì vậy, chất lượng đào tạo còn khiêm tốn, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh- sinh viên. Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy đã được triển khai áp dụng và thu được kết quả khả quan, không còn việc dạy chay, không chuẩn bị đề cương, giáo án trước khi lên lớp, đề tài sáng kiến tăng lên hàng năm cả về số lượng và chất lượng thông qua thực tế giảng dạy. Tuy nhiên chất lượng của các đề tài chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi, việc biên soạn tài liệu còn nhiều hạn chế. Nội dung công tác nghiên cứu khoa học cho giảng viên và triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được đặt ra nhưng hiệu quả của các hoạt động này chưa cao.

43

Một phần của tài liệu Động cơ thúc đẩy hiệu quả làm việc của giảng viên trường đại học sao đỏ luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 (Trang 47 - 50)