Thực hiện thử nghiệm cơ bản Thực hiện thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tiền trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán quốc tế PNT thực hiện (Trang 63 - 70)

C: Kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng:

3.2.2.2: Thực hiện thử nghiệm cơ bản Thực hiện thủ tục phân tích

Thực hiện thủ tục phân tích

So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước, giải thích những biến động bất thường.

Phân tích tỷ trọng số dư tiền gửi trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường.

- Mục tiêu: so sánh, phân tích số liệu

- Nguồn tài liệu: Số dư tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, chỉ tiêu tổng tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ

- Bước thực hiện

Bước 1: Thực hiện so sánh về mặt giá trị tương đối và giá trị tuyệt đối của

khoản tiền và tương đương tiền kỳ này so với kỳ trước. So sánh về tỷ trọng của các khoản tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản ngắn hạn kỳ này và kỳ trước.

Bước 2: Đưa ra đánh giá về sự biến động của khoản tiền và tương đương trên

và đưa ra nhận định xem sự biến động trên là hợp lý hay bất hợp lý. Nếu có sự bất lý, tìm hiểu nguyên nhân giải thích

Bước 3: Mô tả vào giấy làm việc những đánh giá và nhận định trên.

Phụ lục 09 : Thủ tục chung Công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến thiết Hòa Bình.

Phụ lục 10 : Thủ tục chung Công ty TNHH Minh Giang.

Thực hiện kiểm tra chi tiết

+ Thu thập bảng tổng hợp số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết, Sổ Cái và BCTC

- Nguồn tài liệu: bảng tổng hợp số dư tiền mặt, TGNH tại tại thời điểm cuối kỳ, sổ chi tiết, sổ cái, báo cáo tài chính kỳ này

- Bước thực hiện

Bước 1 Thực hiện đối chiếu số dư cuối kỳ của khoản mục tiền và tương tiền

theo trình tự với các sổ cái tài khoản, sổ chi tiết, bảng tổng hợp số dư

Bước 2: Mô tả vào GLV nội dung đối chiếu. Nếu có phát sinh chênh lệch, tìm

hiểu nguyên nhân chênh lệch và giải thích.

+ Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt (bao gồm cả vàng, bạc, đá quý, nếu có) tại ngày khóa sổ và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày khoá sổ, đảm bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê. Trường hợp chứng kiến kiểm kê tiền mặt trước hoặc sau ngày khóa sổ, tiến hành chọn mẫu kiểm tra phiếu thu/ chi đối với các nghiệp vụ phát sinh sau hoặc trước thời điểm kiểm kê, thực hiện đối chiếu xuôi/ngược đến số dư tiền thực tế trên sổ quỹ tại ngày khóa sổ bằng cách điều chỉnh các nghiệp vụ thu chi phát sinh tương ứng. Phát hiện và tìm ra nguyên nhân gây nên chênh lệch (nếu có).

- Mục tiêu: Đánh giá tính hiện hữu của khoản tiền mặt tại thời điểm cuối kỳ, đồng thời cho nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ với tiền mặt

- Nguồn tài liệu: Các sổ quỹ tiền mặt - Bước thực hiện

Bước 1 Chuẩn bị biên bản kiểm kê tiền, ít nhất là 2 bản, có đầy đủ nội dung

liên quan tới đơn vị chứng kiến kiểm kê, người tham gia kiểm kê, ngày giờ kiểm kê

Bước 2: Chứng kiến việc kiểm đếm của đơn vị, nếu số lượng ít, có thể để thủ

quỹ kiểm đếm toàn bộ, còn nếu nhiều có thể chọn mẫu kiểm đếm, chú ý cách đơn vị bảo quản, phân loại tiền mặt

Bước 3: Mô tả vào biên bản kiểm kê số lượng tiền đã kiểm đếm, thu thập đầy

đủ chữ ký của đại diện kiểm toán và đại diện doanh nghiệp

Bước 4: Thực hiện đối chiếu số dư tồn quỹ thực tế và số dư tồn quỹ trên sổ

quỹ tại thời điểm kiểm kê, sau đó thực hiện rút số dư cho thời điểm cuối kỳ dựa trên số tồn quỹ thực tế, số thu và số chi trên sổ quỹ trong giai đoạn từ cuối kỳ kiểm toán

tới thời điểm kiểm kê (nếu có). Đối chiếu số dư đã rút tại thời điểm điểm cuối kỳ với số liệu thực tế trên sổ quỹ và sổ chi tiết tiền mặt tại thời điểm cuối kỹ

Bước 5: Mô tả vào GLV số liệu đã đối chiếu, nếu có phát sinh chênh lệch,

tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch. Có thể kết hợp thêm việc đánh giá hệ thống KSNB đối với tiền mặt của doanh nghiệp qua quá trình chứng kiến kiểm kê.

Phụ lục 11: Chứng kiến kiểm kê tiền mặt của công ty TNHH Minh Giang Phụ lục 12: Chứng từ gốc công ty TNHH Minh Giang.

+ Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản để gửi đến ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có).

- Mục tiêu: Đánh giá tính hiện hữu của khoản tiền gửi NH tại thời điểm cuối kỳ.

- Nguồn tài liệu: Các sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng - Bước thực hiện

Bước 1 Thu thập mẫu thư xác nhận số dư tiền gửi của công ty kiểm toán. Lâp

bảng tổng hợp danh sách các tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng nơi doanh nghiệp có mở tài khoản tiền gửi cùng với địa chỉ của các Ngân hàng trên (có thể đề nghị doanh nghiệp cung cấp)

Bước 2: Thực hiện điền tên ngân hàng, địa chỉ, số tài khoản và số dư tiền gửi

chi tiết theo sổ sách kế toán mà doanh nghiệp đang theo dõi

Bước 3: Chuyển thư xác nhận trên cho doanh nghiệp và đề nghị doanh

nghiệp đóng dấu và ký tên lãnh đạo doanh nghiệp hoặc chủ tài khoản

Bước 4: Nhận lại thư xác nhận số dư tiền gửi và gửi tới các nhân hàng theo

địa chỉ đã có

Bước 5: Tổng hợp kết quả của thư xác nhận gửi về, đối chiếu với số dư trên

sổ chi tiết. Mô tả vào GLV việc đối chiếu, nếu có phát sinh chênh lệch, giải thích nguyên nhân gây ra chênh lệch.

+ Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần).

- Mục tiêu: Kiểm tra các nghiệp vụ có nội dung bất thường - Nguồn tài liệu: Sổ cái, sổ chữ T đối ứng tài khoản

- Bước thực hiện:

Bước 1 Thu thập sổ cái tài khoản, sổ chữ T đối ứng tài khoản Bước 2: Đọc lướt sổ cái và sổ chữ T đối ứng tài khoản

Bước 3: Chọn lọc ra nghiệp vụ và đối ứng bất thường, chọn mẫu các nghiệp

vụ được coi là bất thường và kiểm tra tới tài liệu gốc

Bước 4: Mô tả vào GLV các nghiệp vụ đã kiểm tra, đưa ra kết luận các

nghiệp vụ được cho là bất thường trên có hợp lý hay không hợp lý. Nếu không hợp lý, đưa ra điều chỉnh cho phù hợp.

.+ Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với các số dư tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ. Kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá.

- Mục tiêu: Kiểm tra việc áp dụng chuẩn mực chênh lệch tỷ giá hối đoái - Nguồn tài liệu: Sổ chi tiết tiền ngoại tệ đối với tiền mặt và tiền gửi (sổ quy đổi VNĐ và sổ theo dõi theo nguyên tệ)

- Bước thực hiện

Bước 1: Thu thập Sổ chi tiết tiền ngoại tệ đối với tiền mặt và tiền gửi (sổ quy

đổi VNĐ và sổ theo dõi theo nguyên tệ)

Bước 2: Thực hiện kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện đánh giá chênh

lệch tỷ giá hối đoái tại thời điểm cuối kỳ hay không, tỷ giá mà doanh nghiệp áp dụng là tỷ giá nào, có phù hợp với chuẩn mực và thông tư 179/2012/TT-BTC hay không. Sau đó mô tả vào GLV nội dung kiểm tra đánh giá

Bước 3: Kiểm tra chọn mẫu nghiệp vụ thu chi và tỷ giá mà doanh nghiệp

đang áp dụng có phù hợp hay không. Đối với nghiệp vụ thu phải dựa vào tỷ giá thực tế, nghiệp vụ chu phải dựa vào tỷ giá xuất quỹ được xác định theo 1 trong 4 phương

pháp tính giá. Mô tả vào GLV nội dung kiểm tra chọn mẫu, đánh giá về việc áp dụng tỷ giá có phù hợp hay không

Bước 4: Đưa ra kết luận tổng thể.

Phụ lục 13: Kiểm tra việc đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ, nghiệp vụ đánh giá chênh lệch tỷ giá trong kỳ Công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến thiết Hòa Bình.

+ Đối với các khoản tương đương tiền: Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương tiền. Tiến hành đối chiếu với các xác nhận ngân hàng, đồng thời ước tính thu nhập tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi tại ngày khóa sổ.

- Mục tiêu: Kiểm tra việc phân loại và hạch toán đầy đủ đối với khoản mục tiền và tương đương tiền.

- Nguồn tài liệu: phần hành “Các khoản đầu tư tài chính”, các hợp đồng tiền gửi (nếu có)

- Bước thực hiện:

Bước 1: Trao đổi với KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài

chính” để tìm hiểu xem doanh nghiệp có khoản đầu tư tài chính nào. Sau đó tiến hành kiểm tra việc phân loại của doanh nghiệp với các khoản đầu tư tài chính kể trên

Bước 2: Mô tả vào GLV các khoản đầu tư tài chính đã kiểm tra việc phân

loại. Nếu các khoản này được phân loại chưa đúng trên báo cáo tài chính thì đưa ra điều chỉnh cho phù hợp

Bước 3: Thu thập lãi suất của các hợp đồng tiền gửi. Trên cơ sở lãi suất, giá

trị khoản tiền gửi, ngày có hiệu lực của hợp đồng tiền gửi và thời điểm khóa sổ, thực hiện ước tính số lãi có thể thu được tại thời điểm khóa sổ kế toán (Chú ý: để đảm báo nguyên tắc kê toán thận trọng, cần áp dụng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để ước tính do giả định ở đây khoản tương tiền phải có tính thanh khoản cao, việc rút tiền gửi có kỳ hạn dẫn tới hủy bỏ hợp đồng tiền gửi, lãi suất mà các ngân hàng thường áp dụng là lãi suất không kỳ hạn)

Bước 4: Mô tả vào GLV nội dung ước tính lãi suất, so sánh với số ước tính

mà doanh nghiệp đã thực hiện, nếu có sự chênh lệch thì cân nhắc đưa ra bút toán điều chỉnh (trao đổi thêm với trưởng nhóm)

Bước 5: Kết luận tổng thể nội dung đã kiểm tra.

Phụ lục 14: Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương tiền.

3.2.3: Kết thúc kiểm toán.

Đối với kiểm toán các phần hành , giai đoạn kết thúc kiểm toán chính là công việc tổng hợp kết quả kiểm toán của các kiểm toán viên. Sauk hi thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên kết thúc kiểm toán cho phần hành của mình và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, đi đến hoàn thiện giấy tờ làm việc.

Kiểm toán viên cần xem xét có sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ hay không và nếu có xảy ra thì nó có ảnh hưởng như thế nào đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp để từ đo đưa ra ý kiến ngoại trừ. Kiểm toán viên phải soát xét những sự kiện tới ngày lập báo cáo kiểm toán, những sự kiện sau ngày lập báo cáo kiểm toán và những phát sinh sau khi phát hành báo cáo kiểm toán.

Đơn vị khách hàng mà PNT kiểm toán đều không có sự kiện gì xảy ra làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp .

Kiểm toán khoản mục tiền và các khoản tương tương tiền tại công ty Xổ số Một thành viên Hòa bình và công ty TNHH Minh Giang đã được kiểm tiasn viên thực hiện khá đầy đủ và nêu được tất cả những thông tin cần thiết về đối tượng. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền đã hoàn thành.

Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính thực chất là một bản thông báo về kết quả của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho người sử dụng. Công việc này được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán.

Đối với hai công ty kiểm toán viên đều phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần bởi tuy khoản mục tiền và tương đương tiền chênh lệch không đáng

kể, không ảnh hưởng đến báo cáo tài chính nhưng một số khoản mục trong báo cáo tài chính vẫn còn sai sót và những chênh lệch.

Phụ lục 15: Trích dẫn báo cáo kiểm toán của Công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến thiết Hòa Bình

Phụ lục 16: Trích dẫn báo cáo kiểm toán của Công ty TNHH Minh Giang.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tiền trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán quốc tế PNT thực hiện (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w