kết hợp các phương pháp cân đối , đối chiếu logic, phân tích đối chiếu trực tiếp với số kiểm kê và kiểm tra thực tế.. xác định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hay tổng số phát sinh ở các sổ cái ghi vào bảng cân đối tài khoản hay báo cáo tài chính. Trắc nghiệm trực tiếp số dư tập trung vào các số dư cuối kỳ trên các sổ cái tổng hợp và
các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Với khoản mục tiền các số dư trên tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và chỉ tiêu về khoản mục tiền trên báo cáo tài chính.
2.3.2: Thực hiện kiểm toán.
Kiểm toán viên thực hiện kế hoạch kiểm toán theo các phương pháp đã thể hiện trong phần lập kế hoạch kiểm toán và dựa trên cơ sở hệ thống Chuẩn mực kế toán , kiểm toán Việt Nam và một số Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi. Các bằng chứng kiểm toán được thu thập theo khoản mục chu trình .
Thực hiện các thủ tục phân tích
Các thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn này bao gồm: phân tích ngang và phân tích dọc.
- Phân tích ngang là quá trình phân tích những thay đổi của một số dư tải khaorn cụ thể hoặc một loại nghiệp vụ theo thứ tự cuat thời gian. Thủ tục này thường áp dụng với số dư hoặc loại nghiệp vụ được đánh giá có khả năng biến đổi lớn nhưng giá trị ghi sổ không biến đổi hoặc biến đổi rất ít.
- Phân tích dọc là sự so sánh giữa các thương số cũng được tính ra trên cơ sở của hai chỉ tiêu có liên quan.
Trong quá trình thực hiện các thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở sự phán đoán của kiểm toán viên.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết:
Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của tắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và tắc nghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ. Quá trình kiểm tra chi tiết thực hiện tại công ty bao gồm các bước sau:
- Lập kế hoạch kiểm tra chi tiết
- Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết - Lựa chọn khoản mục chính
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật kiểm tra chi tiết trên khoản mục đã chọn - Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết
- Xử lý chênh lệch kiểm toán
(a) : Kiểm toán tiền mặt tại quỹ
Do tập quán thanh toán và những hạn chế nhất định trong cơ sở hạ tầng hiện nay mà với hầu hết các doanh nghiệp thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn chiếm tỉ trọng rất cao trong các nghiệp vụ thanh toán của các đơn vị. Cộng với đặc
điểm dễ chuyển đổi, lưu thông , cất trữ của mình thì tiền mặt là khoản mục kiểm toán phức tạp và chứa đựng nhiều gian lận và sai sót.
A: Thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt:
Khi và chỉ khi kiểm toán viên nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thể kiểm toán hoạt động là liên tục thì thủ tục khảo sat nghiệp vụ tiền mặt mới được thực hiện. Thủ tục cho ta một cái nhìn rõ nét về sự thiết kế và vận dụng hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ. Từ đó kiểm toán viên nhận định được những điểm yếu và những nghiệp vụ thu chi tiền mặt có chứa đựng nhiều khả năng gian lận và sai sót mà thay đổi , mở rộng phạm vi kiểm toán, tăng thêm tính thuyết phục cho những ý kiến của kiểm toán viên.
Tổng hợp các thủ tục kiểm soát nghiệp vụ tiền mặt được thể hiện qua bảng 2.1.
Do yêu cầu phải tiết kiệm chi phí và thời gian cho cuộc kiểm toán mà chất lượng cuộc kiểm toán được đảm bảo thì kiểm toán viên phải cân đối và phối hợp tốt giữa hai loại trắc nghiệm ( trắc nghiệm đạt yêu cầu, trắc nghiệm độ vững trãi) trong kiểm toán.
B: Thực hiện các thủ tục phân tích đối với tiền mặt.
Với khoản mục tiền thủ tục phân tích là thủ tục không thể thiếu, có khả năng cung cấp thông tin ( bằng chứng kiểm toán) đánh giá khái quát tính hợp lí chung của các số dư tài khoản tiền trên báo cáo tài chính. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích đối với tiền mặt sẽ xem xét những biến động của tiền mặt có hợp lí không từ đó cùng với những kết quả thu được từ thủ tục kiểm soát tiền mặt mà đi đến các quyết định tăng cường hay thu hẹp các thủ tục kiểm tra chi tiết khác.
Các thủ tục phân tích được sử dụng phổ biến là :
- So sánh số dư vốn bằng tiền trên báo cáo tài chính năm hiện hành và các năm trước.
- So sánh số dư từng tháng của các tháng trong năm kiểm toán với số dư từng tháng của năm trước để loại trừ ảnh hưởng của tính thời vụ tới số dư của khoản mục tiền.
- So sánh số liệu tổng thu, chi với những ước tính của kiểm toán viên.
- So sánh số thực tế thu chi với kế hoạch thu chi mà doanh nghiệp đã đề ra. Có xem xét tới các sự thay đổi về điều kiện kinh doanh của công ty.
Kết thúc quá trình thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục tiền mặt kiểm toán viên sẽ nhận thức được tính hợp lí chung của khoản mục tiền mặt của khách hàng trên báo cáo tài chính. Khoanh vùng được những vùng có khả năng tồn tại gian lận và sai sót trọng yếu cần mở rộng các thủ tục kiểm tra chi tiết và ngược lại.