C: Kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng:
2.3.3: Kết thúc kiểm toán.
Thực chất đây là giai đoạn tổng hợp , soát xét các bằng chứng kiểm toán đã thu được trong các giai đoạn trước và sau thực hiện một số thủ tục kiểm toán khác để đi đến ý kiến cuối cùng về báo cáo tài chính của khách hàng. Các công việc phải được thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán là:
• Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ:
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 “ Các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính” nếu rõ: Kiểm toán viên phải xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính đối với báo cáo tài chính. Các sự kiện này phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính để kiểm toán đến ngày kí báo cáo kiểm toán. Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ là sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đòi hỏi phải điều chỉnh và các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính nhưng do tầm quan trọng của thông tin nên cần phải thuyết minh trên báo cáo tài chính.
• Xem xét giả định hoạt động liên tục:
Giả định hoạt động liên tục là điều kiện cơ sở cho việc lập báo cáo tài chính. Xem xét giải thiết hoạt động liên tục của khách hàng có đứng vững không là công việc không thể thiếu cho mỗi cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Khi lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán cũng như khi đánh giá và trình bày ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên phải luôn luôn xem xét sự phù hợp của giả định hoạt động liên tục mà doanh nghiệp đã sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính.
Một doanh nghiệp được xem là hoạt động liên tục khi và chỉ khi trong một tương lai gần có thể dự đoán được với ít nhất là một năm từ ngày kết thúc niên độ kế toán khi không có ý định, yêu cầu giải thể , ngừng hoạt động hay thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động , tìm kiếm sự bảo hộ của các chủ nợ theo pháp luật.
Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán là xem xét tính hợp lí của giả định hoạt động liên tục mà ban giám đốc đã sử dụng và trình bày các yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào có liên quan đến giả định này. Tuy nhiên, trách nhiệm này không có ý là một sự đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán.
• Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến:
Khoản nợ ngoài dự kiến của doanh nghiệp có thể hiểu là các khoản nợ tiềm ẩn trong tương lai với một thành phần khác ở bên ngoài về một khoản tiền nào đó phát sinh từ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Khoản nợ đó đã xảy ra thật hay không và và quy mô của khoản nợ đó là bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào một hay một số sự kiện nhất định trong tương lai.
Nhằm hạn chế những ảnh hưởng của các khoản công nợ ngoài dự kiến đến báo cáo tài chính trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá độc lập các khoản công nợ ngoài dự kiến và xem xét có phải trình bày trên báo cáo tài chính không.
• Tổng hợp và đánh giá kế quả kiểm toán:
Thủ tục phân tích cũng được thực hiện trong giai đoạn này nhằm đánh giá tính đồng bộ và sát thực của các thông tin tài chính thu được. Kết thúc quá trình kiểm toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng , tiền đang chuyển kiểm toán viên thực hiện tổng hợp các kết quả thu được để đưa ra ý kiến chung về toàn bộ khoản mục tiền trên báo cáo tài chính của khách hàng, góp phần hình thành ý kiến kiểm toán về sự trung thực và hợp lí của toàn bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Do mối quan hệ mật thiết giữa quy trình kiểm toán khoản mục tiền với những chu trình kiểm toán khác nên kết quả của kiểm toán khoản mục tiền luôn được xem xét và tổng hợp trong mối quan hệ với các phần hành khác.
Sau khi kiểm toán nhận thấy được những tồn tại nhiều sai phạm trọng yếu trong quá trình thanh toán với người bán kiểm toán viên phải xem xét sự hợp lí đối với các kết luận kiểm toán với các khoản tiền.
Các bút toán điều chỉnh và phân loại lại với khoản mục tiền được đưa ra , bàn bạc thống nhất với khách hàng về sự điều chỉnh, thu thập thư giải trình liên quan.
• Lập báo cáo kiểm toán:
Sau khi thu thập được các giải trình của nhà quản lí, thống nhất về các bút toán điều chỉnh , xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ..kiểm toán viên sẽ lập báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả kiểm toán mà kiểm toán viên có thể đưa ra một trong bốn loại ý kiến kiểm toán:
- Ý kiến chấp nhận từng phần
- Ý kiến không chấp nhận( ý kiến trái ngược)
- Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến( ý kiến không thể đưa ra ý kiến )
Với khoản mục tiền, trong giai đoạn tổng hợp đánh giá kết quả kiểm toán nếu những bút toán điều chỉnh của kiểm toán viện được thực hiện hay không tồn tại những sai phạm trọng yếu với khoản mục thì khoản mục tiền không bị loại trừ ( được chấp nhận ) khi những bút toán điều chỉnh không được thực hiện, còn tồn tại sai phạm trọng yếu với khoản mục kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến loại trừ với khoản mục tiền.
Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán bị hạn chế trong phạm vi thu thập bằng chứng kiểm toán( từ phía khách hàng, không cung cấp đầy đủ sổ sách, chứng từ) kiểm toán viên sẽ từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán.
Công bố báo cáo kiểm toán là công đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính , chứng thực công ty kiểm toán đã hoàn tất công việc cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính cho khách hàng.
Trên đây đã trình bày các công việc thực hiện trong kiểm toán tài chính và chú trọng chi tiết tới quy trình kiểm toán khoản mục tiền. Đó là quy trình kiểm toán chung cho các cuộc kiểm toán nhưng trong thực tế tùy thuộc vào các điều kiện về chi phí kiểm toán, hợp đồng kiểm toán và những đặc điểm ngành nghề kinh doanh của khách hàng mà cuộc kiểm toán được thực hiện có những điều chỉnh nhất định cho phù hợp.