6. Bố cục của luận văn
3.3.1 Với công tác DĐĐT ở Văn Giang
Từ kết quả của công tác DĐĐT của huyện Văn Giang (Hưng Yên) sau 10 năm thực hiện, có thể khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp và kịp thời đối với nhu cầu phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của huyện, của tỉnh Hưng Yên và của cả nước. Đến nay, cơ bản đất nông nghiệp của huyện đã được dồn đổi tập trung, các vùng sản xuất chuyên canh đã được quy hoạch. Nhưng trong thời gian tới, huyện vẫn còn tiếp tục phải hoàn thành việc DĐĐT và quy hoạch cho một số diện tích đất nông nghiệp còn lại chưa dồn đổi, hạ thấp tỉ lệ số thửa/hộ xuống mức tối thiểu, thu gọn diện tích đất công, hoàn thiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Vì vậy một số đề xuất cho công tác DĐĐT trong thời gian tới của huyện cụ thể như sau:
Trước hết công tác DĐĐT cần có sự chỉ đạo tập trung của HU, UBND huyện bằng các nghị quyết, quy định, chỉ thị, hướng dẫn và phương án cụ thể trong toàn huyện và riêng với từng thôn xã, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện nhưng phải thống nhất, thực hiện đúng mục đích chuyển đổi ruộng đất mà Tỉnh uỷ đề ra. Đặc biệt để giảm tỉ lệ thửa/hộ trong điều kiện hiện nay, cần có những chính sách hỗ trợ các hộ nông dân tự dồn đổi cho nhau hoặc liên kết, tập trung sản xuất.
95
DĐĐT phải gắn liền với quy hoạch đồng ruộng và quy hoạch sử dụng đất đai, làm cơ sở cho việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Nhất là việc quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh của huyện phải căn cứ vào sản phẩm nông nghiệp truyền thống và tập quán canh tác ở từng thôn xã, nhu cầu của thị trường nông sản hàng hoá, khả năng đảm bảo tiêu thụ sản phẩm thường xuyên, để vừa phát huy các lợi thế, vừa nâng cao năng lực sản xuất. Đối với những diện tích đất đã nằm trong quy hoạch, đất xây dựng các dự án cần phải có hướng dẫn, biện pháp cụ thể đảm bảo lợi ích cho nông dân.
Đảm bảo tỉ lệ đất công ích đủ 5% theo nghị định 64CP và nghị định 85CP, phần dôi dư sẽ được giao hết cho đối tượng ưu tiên hoặc cho nông dân thuê để phát triển sản xuất lớn. Đất công ích cũng phải dồn đổi gọn thành khu như hướng dẫn và theo Nghị định 27/CT-UB của UBND tỉnh Hưng Yên.
Huyện phải quy hoạch kênh mương, giao thông, thuỷ lợi nội đồng, hoàn chỉnh xong mới giao đất cho nông dân. Tiếp tục thực hiện việc dồn đổi gắn với quy hoạch vùng sản xuất để cho nông dân nắm chắc được phương hướng sử dụng đất và tự nguyện nhận ruộng theo khả năng tiền vốn, lao động của gia đình mình.
Đối với diện tích đất nông nghiệp còn lại, việc xây dựng phương án dồn đổi phải công khai, dân chủ, không áp đặt. Việc quy định hạng đất và hệ số quy đổi đất đai phải do dân bình xét và tiến hành cho dân bốc thăm theo yêu cầu của dân (ai có nhu cầu lấy đất ở hạng nào? Lấy 1 thửa hay lấy 2,3 thửa). Sau khi giao đất trên thực địa, các nhóm, ngành Địa chính sẽ tiếp tục hướng dẫn cho các hộ kê khai đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ địa chính theo đúng quy định của Luật đất đai.
Quá trình DĐĐT của Văn Giang được tiến hành trong thời điểm nhiều khu vực đất đai nằm trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu
96
đô thị, du lịch, giao thông của huyện, tỉnh và TƯ, vì vậy việc giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư do mất đất sản xuất và cơ giới hoá nông nghiệp cần phải được quan tâm, có biện pháp, phương hướng cụ thể, việc đào tạo lao động có trình độ, thu hút lao động nông nghiệp vào các ngành kinh tế khác... cần phải được tiến hành đồng thời, có kế hoạch.
Từ thành công của công tác DĐĐT của một địa phương là huyện Văn Giang, một số kinh nghiệm và kiến nghị trên đây có thể áp dụng cho các địa phương khác trong tỉnh Hưng Yên và trong khu vực ĐBSH. Nhất là những kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn sau DĐĐT. Tuỳ vào mỗi địa phương với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng mà tiến hành DĐĐT sao cho có hiệu quả, thực sự tạo ra những thay đổi trong cách nghĩ, cách làm của người nông dân. Giải quyết tốt vấn đề phát triển nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi địa phương sẽ là bước đi vững chắc trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.