DĐĐT chưa gắn liền với quá trình tích tụ ruộng đất

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội văn giang (hưng yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 luận văn ths lịch s (Trang 89 - 90)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3. DĐĐT chưa gắn liền với quá trình tích tụ ruộng đất

Trên thực tế, công tác DĐĐT ở Văn Giang mới chỉ góp phần tập trung ruộng đất, từng bước cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp, tăng quy mô sản xuất cho từng hộ gia đình chứ chưa thực sự đồng nghĩa với chuyển sang sản xuất lớn. Để thúc đẩy nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá với quy mô lớn thì một xu hướng tất yếu đi liền là tích tụ ruộng đất. Nhưng việc DĐĐT khác với tích tụ ruộng đất. DĐĐT là làm nhỏ đi số mảnh, số thửa ruộng cho từng hộ gia đình. Còn tích tụ ruộng đất là bước rất cao của quá trình sản xuất hàng hoá lớn. Tích tụ ruộng đất là một hướng đi tích cực cho người nông dân, mà bước đi đầu tiên là DĐĐT để tập trung sản xuất. Tuy nhiên ở Văn Giang, hai quá trình này chưa thực sự gắn liền với nhau. Một số hộ nông dân đã có hướng làm ăn lớn, chủ động đầu tư tích tụ ruộng đất, xây dựng trang trại quy mô hàng chục ha. Nhưng số lượng trang trại với quy mô lớn này còn quá ít ỏi. Đa số nông dân trong huyện vẫn sản xuất trên diện tích đất được chia, hoặc vì thiếu vốn, hoặc còn ngại ngần do chính sách hạn điền của Nhà nước, quy định về thời hạn giao đất nông nghiệp

90

theo Luật đất đai, hoặc gặp những khó khăn về thủ tục trong quá trình tích tụ. Một phần do tâm lí không dám đầu tư sản xuất lớn, bởi quy mô trang trại cần phù hợp với trình độ lao động, cơ giới hoá, trình độ quản lí của người nông dân.

Nếu thực hiện DĐĐT một cách triệt để, mỗi hộ nông dân có 1 thửa ruộng thì thửa ruộng đó mới chỉ có diện tích khoảng trên dưới 0.3 ha. Như vậy, muốn hình thành một trang trại quy mô nhỏ thì đã cần đến đất của 5 đến 7 hộ gia đình. Nếu muốn sản xuất lớn thì không thể không tích tụ ruộng đất. Làm thế nào để sản xuất lớn có hiệu quả mà người nông dân không bị thiệt thòi đang là bài toán đặt ra cho huyện. Tích tụ ruộng đất có thể dẫn đến việc một bộ phận nông dân không có đất và có thể gây ra sự bất ổn về kinh tế và xã hội. Dưới góc độ chính sách, hiện chưa có đủ việc làm phi nông nghiệp để thu hút số lao động nông nghiệp dư thừa nếu đất đai được phép tích tụ trong tay của một số ít người.

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội văn giang (hưng yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 luận văn ths lịch s (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)