6. Bố cục của luận văn
2.3.3. Việc làm cho lao động ở nông thôn
Quá trình đô thị hoá nhanh kéo theo thực trạng là một phần diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để chuyển giao cho các dự án công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Dù là của tư nhân hay nhà nước thì nó cũng đẩy một bộ phận nông dân đến chỗ mất hết hoặc không còn nhiều ruộng đất để sản xuất, trong khi họ lại không có trình độ để tham gia sản xuất trong các ngành công nghiệp. Đây là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
Với lợi thế gần các khu công nghiệp lớn, tốc độ đô thị hoá của Văn Giang 10 năm trở lại đây tăng lên nhanh chóng. Tổng diện tích đất dành cho trồng trọt của Văn Giang giảm đi đáng kể, năm 2008 là 6.506,5ha, giảm 1898ha so với năm 2000. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các dự án công nghiệp, đô thị, giao thông, xây dựng các công trình phúc lợi.
Như vậy một bộ phận nông dân sẽ rơi vào tình trạng không còn đất đai và không có việc làm trong sản xuất nông nghiệp. Quá trình DĐĐT gắn liền với quá trình đẩy nhanh cơ giới hoá, chuyên môn hoá trong nông nghiệp, lao động chân tay thay thế bằng lao động máy móc, thời gian lao động rút ngắn, cũng góp phần tạo ra một lực lượng lao động nông nghiệp dư thừa. Đáng chú ý là những người trong độ tuổi lao động và lực lượng lao động trẻ.
Vấn đề đặt ra cho Văn Giang là nếu không có phương hướng giải quyết việc làm cho lực lượng lao động này thì vừa không tận dụng hết nguồn nhân lực, mà lại làm gia tăng các tệ nạn xã hội ở địa phương.
82
Thực tế cho thấy, đời sống của nhân dân trong huyện càng được nâng cao thì tỉ lệ người thất nghiệp và thất học ngày càng nhiều.
Bảng 2. 23: Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp PT huyện Văn Giang qua các năm
Đơn vị: %
Năm 2000 2003 2005 2008
Tiểu học 99.5 100 100 99.5
THCS 97 99 97.4 98
THPT 97 99.7 99.5 91.5
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000 - 2008
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT giảm xuống đồng nghĩa với lực lượng lao động chưa có trình độ tăng lên, phần lớn trong số này là con em nông dân. Vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động từ nông nghiệp này đang là một bài toán khó cho huyện. Một bộ phận người lao động có trình độ, sức khoẻ, trong đó chủ yếu là thanh niên từ 18 đến 35 tuổi tìm được việc làm ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh... Một bộ phận khác làm thuê những công việc lao động chân tay trong các ngành nông nghiệp, xây dựng, thủ công nghiệp. Số lao động còn lại chưa tìm được việc làm. Tỉ lệ lao động thất nghiệp của Văn Giang năm 2008 chiếm từ 5 đến 6% số người trong độ tuổi lao động.
Sự phát triển của các ngành kinh tế phi nông nghiệp sẽ là nơi thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi này. Đa số họ là lao động chưa qua đào tạo. Giải quyết việc làm cho lao động dư thừa từ nông nghiệp đòi hỏi huyện Văn Giang cũng phải có kế hoạch đào tạo nghề thường xuyên cho lao động phổ thông, giúp họ có được công việc ổn định và đảm bảo cuộc sống.
Kết luận chương
Sau gần 10 năm triển khai công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp kết hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhìn chung cơ cấu kinh tế xã hội của huyện Văn Giang (Hưng Yên) có sự chuyển biến mạnh mẽ theo
83
hướng tích cực. Trước hết là chuyển biến trong quản lí và sử dụng đất tự nhiên, đất nông nghiệp diễn ra theo hướng tập trung, dễ quản lí, có quy hoạch, giảm tối đa diện tích đất bỏ hoang, dành một phần quỹ đất cho xây dựng cơ bản, phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Trong quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp, công tác DĐĐT không chỉ giúp người nông dân thuận tiện hơn trong sản xuất mà còn làm thay đổi tư duy làm ăn, làm giàu từ chính nông nghiệp, đồng thời giúp cho việc quản lí đất đai được dễ dàng.
Về kinh tế, sau DĐĐT, cơ cấu kinh tế Văn Giang chuyển biến mạnh theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2008, tỉ trọng đóng góp của 3 ngành đạt mức tương đương nhau. Đây là những kết quả khả quan trong tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của một huyện đồng bằng. Trong nội bộ mỗi ngành lại có sự chuyển dịch cụ thể tuỳ theo nhu cầu thị trường và khả năng kinh doanh, sản xuất của mỗi hộ gia đình.
Giảm về tỉ trọng, nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn tăng đều qua các năm nhờ tinh thần hăng hái lao động sản xuất, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất khi ruộng đất đã được tập trung của người nông dân. Bên cạnh đó, huyện cũng có quy hoạch kịp thời và cụ thể về cây trồng, vật nuôi đến từng thôn xã, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển sản xuất hàng hoá.
Về mặt xã hội, sự phát triển kinh tế đã góp phần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu lao động tại địa phương. Hướng chuyển dịch chủ yếu là giảm lao động chân tay trong nông nghiệp, tăng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nhất là nông dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như việc làm cho lao động nông nghiệp dư thừa do quá
84
trình tập trung, thu hẹp ruộng đất, ổn định, cân bằng mức sống cho nhân dân, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh...
Từ kết quả trên, có thể khẳng định: DĐĐT là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, cần tiếp tục rút kinh nghiệm và tiến hành trong thời gian tới. Nhưng đây chỉ là bước đi ban đầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Văn Giang nói riêng, của Hưng Yên và các vùng miền khác. Vì vậy Văn Giang đang cần rất nhiều những sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là xây dựng mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội một cách rõ ràng, đồng bộ.
85
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VĂN GIANG 1999 - 2008.