Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất tự nhiên và đất nông nghiệp của

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội văn giang (hưng yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 luận văn ths lịch s (Trang 45 - 50)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1. Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất tự nhiên và đất nông nghiệp của

nông nghiệp của huyện.

* Trong quy hoạch đất tự nhiên

Dựa vào những điều kiện cụ thể của địa phương, trên cơ sở những thế mạnh của mình và tình hình kinh tế xã hội chung của tỉnh, của vùng và cả nước, HU, UBND huyện Văn Giang đã xác định những nhiệm vụ chính trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương đến năm 2010 là: “Mô hình kinh tế xã hội của Văn Giang là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống - dịch vụ, du lịch, đồng thời phát triển sản xuất nông nghiệp với giá trị kinh tế cao trên cơ sở thay thế cây lúa bằng các loại cây, con có năng suất, chất lượng cao” [Trích Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Văn Giang lần thứ 21]. Để hiện thực hoá mô hình này, công tác quy hoạch đất đai của huyện đã được điều chỉnh, bổ sung, có kế hoạch chi tiết đến từng xã, thôn. Đặc biệt, huyện đã có sự kết hợp giữa phương án, kế hoạch DĐĐT với công tác quy hoạch đất đai và phát triển kinh tế.

Sau khi dồn ruộng xong, đất công ích cũng được thu về một mối, từng thôn, xã trong huyện có điều kiện quy hoạch các khu vui chơi, giải trí, trường học... với diện tích rộng và tập trung hơn, đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Cụ thể được thể hiện qua các công trình phúc lợi được xây mới sau đây:

46

Địa bàn Công trình Diện tích

đất công

Trung tâm thị trấn Nhà làm việc HU, UBND, HĐND Nhà làm việc Hạt giao thông

Nhà 1 cửa, Trụ sở tiếp dân của Thanh tra huyện Nghĩa trang thị trấn

6000m2 540m2 500m2 2200m2

Xã Long Hưng Trường Mầm non xã 1200m2

Mục tiêu của huyện là giảm diện tích đất nông nghiệp, chuyển một phần sang mục đích sử dụng khác nhưng lại tăng tỉ trọng và giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp. Trong số diện tích đất công ích, ưu tiên cho việc xây dựng các công trình dân sinh nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Quy hoạch đất tự nhiên của huyện cũng có những thay đổi lớn.

Bảng 2.1. Diện tích đất đai hành chính (phân theo loại đất)

huyện Văn Giang những năm 2000 – 2008

(Đơn vị tính: ha) Năm 2000 2003 2005 2008 Tổng diện tích 7.179.2 7.179.2 7.179.2 7.180,8 Đất nông nghiệp 5032.6 5017.4 5016.2 4437.8 Đất chuyên dung 1231.0 1313.8 1186.0 1590.2 Đất xây dựng 75.01 89.27 8.6 Đất giao thong 493.39 499.76 511.9 1379.1 Đất quốc phòng an ninh 7.27 8.06 11.3 11.4

Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 541.65 596.27 550.2 269.3

Di tích lịch sử, văn hoá 7.57 7.57 24.6 24.6

Đất ở 611.64 612.26 624.34 793.2

Đất đô thị 55.42 55.39 55.89 55.61

Đất nông thôn 555.22 556.87 558.9 567.1

Đất chưa sử dụng 304.01 235.74 269.1 268.7

47

Sau DĐĐT, trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Văn Giang thì quy hoạch đất tự nhiên có sự biến động theo hướng: giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp giảm từ 5032.6 ha năm 2000 xuống 5017.4 ha năm 2003, và sau DĐĐT thì giảm xuống còn 5016.2 ha năm 2005, đến nay là 4437.8 ha, trong tổng số diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Ngược lại, đất dành cho các mục đích xây dựng (đất chuyên dùng) tăng lên theo hướng dành nhiều quỹ đất cho xây dựng các cụm công nghiệp, khu công nghiệp. Huyện đã phê duyệt báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết đến 2010 cho các xã trong huyện là: xã Long Hưng chuyển một phần diện tích đất nông nghiệp cho các dự án: nhà máy gốm sứ Kumhoo, xí nghiệp dược, Công ty TNHH Hoàng Linh, Bệnh viện đa khoa Phúc Lâm..., xã Phụng Công: nhà máy gạch Việt Hưng, xã Cửu Cao: Đường giao thông liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, xã Nghĩa Trụ: khu công nghiệp cơ khí, năng lượng AGRIMECO Tân Tạo, xã Vĩnh khúc: khu công nghiệp Vĩnh Khúc... Diện tích đất dành cho xây dựng quốc phòng an ninh và xây dựng di tích, di sản văn hoá cũng tăng lên. Sự thay đổi mục đích sử dụng đất này nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng công nghiệp nông thôn từng bước hiện đại.

Sự gia tăng dân số đã làm cho diện tích đất ở tăng lên đáng kể, từ 611,64 ha năm 2000 lên 793,20 ha năm 2008. Tỉ lệ thuận với sự gia tăng này là sự giảm đi của diện tích đất chưa sử dụng từ 304,01ha xuống còn 268,7 ha năm 2008.

* Trong quy hoạch đất nông nghiệp

Cùng với việc tiến hành DĐĐT, huyện Văn Giang đã quy hoạch đất nông nghiệp thành 3 vùng chuyên canh: vùng cây ăn quả, đặc sản, vùng cây cảnh, vùng lúa chất lượng cao và chăn nuôi, thả cá. Diện tích đất nông

48

nghiệp của huyện giảm, nhưng theo hướng giảm diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, tăng diện tích đất trồng cây và nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao.

Bảng 2.2. Thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Giang

(Đơn vị: ha)

2000 2003 2005 2008

Đất nông nghiệp 5032.6 5017.4 5016.2 4437.8

Đất trồng cây hàng năm 4421.9 3492.8 3496.1 3994.1

Đất ruộng lúa, lúa màu 3027.8 2246.4 2244.6 1888.3 Đất trồng cây hàng năm khác 1394.1 1246.4 1251.5 1247.2

Đất trồng cây lâu năm 0.4 1048.1 1047.4 1030.3

Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 394.2 437.3 472.7 470.7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Giang 2000-2008

Như vậy có thể thấy: Tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện giảm 582.8 ha từ năm 2000 đến năm 2008. Trong đó, nhiều nhất là diện tích đất trồng lúa, lúa màu giảm tới 1139.5ha. Ít biến động nhất là diện tích đất trồng cây hàng năm. Trong khi đó, diện tích trồng cây lâu năm lại tăng mạnh: từ 0.4ha năm 2000 lên tới 1048.1 ha năm 2003 và sau khi DĐĐT là 1030.3 ha năm 2008. Tổng diện tích trồng cây lâu năm tăng 2575.8 lần từ năm 2000 đến năm 2008, điều đó chứng tỏ Văn Giang đã xác định được thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương và mạnh dạn dành nhiều diện tích cho việc phát triển trồng cây lâu năm (cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm khác). Quá trình DĐĐT thành công tạo cơ sở bước đầu cho việc mở rộng diện tích trồng cây lâu năm theo hướng tập trung, cung cấp hàng hoá cho thị trường trong và ngoài huyện.

* Trong công tác quản lí đất nông nghiệp

Công tác quản lí ruộng đất của huyện sau DĐĐT cũng có những thay đổi cơ bản theo hướng tích cực. Đối với diện tích đất công, chủ trương của huyện là: dồn toàn bộ diện tích đất công thành những ô thửa cụ thể, chấm

49

dứt tình trạng đất công ích không có địa chỉ. Sau khi quy hoạch và triển khai các dự án xây dựng các công trình phúc lợi, số còn lại được dồn đổi tập trung, giao cho UBND các xã trực tiếp quản lí. Huyện chỉ đạo cho các thôn xã cho nông dân thuê theo phương thức: cho thuê diện tích lớn, tập trung, giá thuê thấp, hỗ trợ giống, vốn, kĩ thuật cho nông dân phát triển kinh tế trang trại. Đặc biệt huyện khuyến khích các hộ nông dân cùng hợp tác làm ăn, thuê đất với thời hạn lâu dài và có hướng làm ăn lớn.

Với hình thức quản lí, sử dụng như vậy, hầu hết diện tích đất công ở các xã đều đã được các hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế thuê lại và đưa vào khai thác, sử dụng. Nguồn thu của ngân sách địa phương từ đất cho thuê hàng năm đã tăng lên rõ rệt. Năm 2000, tiền cho thuê đất, đất mặt nước và mặt nước để đóng góp vào ngân sách chung là 15,18 triệu đồng, đến năm 2003 là 24 triệu đồng. Sau DĐĐT, con số này đã tăng lên 415 triệu năm 2005 và 3582 triệu năm 2008.

Đối với ruộng đất của nông dân: cùng với quá trình giao ruộng đất đã dồn đổi cho nông dân, ban chỉ đạo DĐĐT huyện Văn Giang vừa tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ từ biểu mẫu điều tra đến phương án DĐĐT. Huyện chỉ đạo từng xã lập hồ sơ địa chính mới để đẩy nhanh việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân. Đến tháng 12 năm 2008, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 19.188 hộ, đạt 80,78% tổng số hộ toàn huyện, thực hiện đăng kí biến động đất đai thường xuyên, đưa công tác quản lí đất đai của huyện đi vào nề nếp theo Luật đất đai (nhất là trong điều kiện Luật đất đai còn có những thay đổi, bổ sung).

Đối với người nông dân Văn Giang: sự thay đổi trong công tác quản lí đất đai cũng tạo cho họ nhiều thuận lợi hơn so với trước. Từ chỗ mỗi hộ có 1 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà lại nhiều ô thửa ở nhiều nơi, sau khi DĐĐT, các hộ được hỗ trợ đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới với 2,3 thửa tập trung. Có những hộ chỉ còn một thửa. Người nông dân

50

đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ đất đai của mình theo luật tốt hơn, dễ dàng hơn, hạn chế những vi phạm pháp luật và những tranh chấp đất đai ở nông thôn, góp phần ổn định nông thôn. Hiện nay các hộ đã yên tâm với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kiểu mới.

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội văn giang (hưng yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 luận văn ths lịch s (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)