Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình DĐĐT của Văn Giang

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội văn giang (hưng yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 luận văn ths lịch s (Trang 92 - 94)

6. Bố cục của luận văn

3.2.Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình DĐĐT của Văn Giang

Giang

DĐĐT là một chủ trương lớn và mang tính trọng tâm của ngành nông nghiệp huyện Văn Giang trong 10 năm trở lại đây. Trong quá trình thực hiện mặc dù một số thôn vẫn còn chưa hoàn thành chỉ tiêu, nhưng trải qua 10 năm tiến hành cũng đã để lại một số kinh nghiệm.

UBND huyện, phòng Địa chính, phòng Tài nguyên môi trường và các phòng ban khác trong huyện, UBND các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được hiệu quả của việc DĐĐT, giải quyết kịp thời những khúc mắc về vấn đề giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sự thay đổi về vị trí thửa ruộng, tính chất đất ở những vị trí sản xuất mới, thay đổi nhỏ về diện tích đất nông nghiệp trên thực địa, tính công bằng trong việc giao đất... Đặc biệt là huyện tổ chức tuyên truyền cho nông dân thấy được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hàng hoá bằng những điển hình ở trong chính địa phương, qua đó nông dân tự nhận thức được tính cấp thiết của việc dồn đổi, tập trung ruộng đất và kết quả của việc làm ăn, sản xuất theo hướng mới.

Trong quá trình thực hiện, đảm bảo tối đa nguyên tắc tự chủ, tự nguyện của nhân dân và tính công bằng trong việc phân chia ô thửa giữa các xứ đồng để tránh những tranh chấp, khiếu kiện sau quá trình dồn đổi. Việc triển khai ra diện rộng về tư tưởng của đa số cán bộ, đảng viên, nông dân đã nhận thức đúng đắn, đồng tình với chủ trương dồn đổi của TU, HU và UBND, nên trong các cuộc họp ở cơ sở không còn tình trạng dân bàn “có làm hay không” mà tập trung bàn phương pháp DĐĐT và cách thức thực hiện sao cho nhanh và hiệu quả. Huyện uỷ hỗ trợ kinh phí kịp thời cho việc đo đạc, phân chia lại và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân.

93

Cùng với công tác DĐĐT, huyện Văn Giang cũng thực hiện đồng bộ những chính sách nhằm khuyến khích nông dân sản xuất hàng hoá như: khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại, quy hoạch vùng trồng lúa, cây ăn quả, cây cảnh, vùng chăn nuôi..., hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ áp dụng khoa học kĩ thuật tiến bộ vào đồng ruộng, tổ chức tập huấn, tham quan thực địa những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao tại địa phương và các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng.

HU, UBND và các phòng ban liên quan đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc trong quá trình dồn đổi ruộng đất. Việc chuyển đổi ruộng đất không đơn thuần là việc dồn gọn ô thửa, mà là cả một cuộc vận động lớn trong tư duy, nếp nghĩ, phương thức làm ăn vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ của người nông dân từ bao đời. Chính bản thân đa số nông dân là người ngại thay đổi. Vì vậy trong quá trình chỉ đạo phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới, từ những chủ trương, nghị quyết và sự hỗ trợ của TƯ, UBND tỉnh, đến việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở cấp huyện, xã, thôn.

Từ hiệu quả của công tác DĐĐT ở Văn Giang (Hưng Yên), có thể rút ra những kinh nghiệm chung cho các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước trong quá trình tiếp tục thực hiện chủ trương này. Muốn DĐĐT thành công, công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được lợi ích thiết thực của việc DĐĐT, làm cho người nông dân đồng tình và tự nguyện tham gia là rất quan trọng. Công tác DĐĐT phải gắn liền với việc quy hoạch sản xuất nông nghiệp chi tiết đến từng địa phương để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá mang tính ổn định và lâu dài. Vấn đề này cần có chủ trương và sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền, tạo hành lang pháp lí và có những chính sách hỗ trợ đồng bộ, tránh để công tác này chỉ mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, mà phải coi đây như một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp. Nhà nước và các địa phương

94

phải xây dựng các chính sách hỗ trợ trước và sau DĐĐT, giúp người nông dân tổ chức sản xuất tốt, có hiệu quả và mang lại thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo việc triển khai cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân ngay sau DĐĐT, nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông từ dạng mô hình sang thực hiện các dự án hoặc chương trình khuyến nông trọng điểm phục vụ cho DĐĐT.

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội văn giang (hưng yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 2008 luận văn ths lịch s (Trang 92 - 94)