7. Đóng góp mới của đề tài
2.3.1. Mục đích, ý nghĩa, hình thức và các yêu cầu cơ bản của bài tập Hóa học
học trường THCS
a. Mục đích
Tuỳ theo theo NDDH, thời gian làm bài, trình độ HS mà bài tập do GV đưa ra có mục đích khác nhau:
- Bài tập gây tình huống có vấn đề yêu cầu HS nghiên cứu, giải quyết. - Bài tập để khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS.
- Bài tập để ôn tập kiến thức.
- Bài tập để kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức, tư duy của HS. trình độ sư phạm của GV.
- Bài tập rèn luyện tư duy cho HS.
b. Ý nghĩa
- Làm chính xác hoá các khái niệm hoá học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập, HS mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
- Ôn tâp, hệ thống hoá kiến thức một cách tích cực nhất.
- Rèn luyện kỹ năng hoá học như cân bằng PTPƯ, tính toán theo công thức hoá học và phương trình hoá học. .. Nếu là bài tập TN sẽ rèn luyện kỹ năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS.
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học và thao tác tư duy.
- Phát triển ở HS các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.
- Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoa học hoá học. Bài tập TN còn có tác dụng rèn luyện văn hoá loa động (lao động có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
c. Hình thức
- Hình thức tự luận: bài tập được ra dưới dạng các câu hỏi yêu cầu HS phải trình bày dưới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của HS trong khoảng thời gian đã định trước.
- Hình thức trắc nghiệm khách quan: là dạng bài tập cho dưới dạng câu hỏi và có sẵn các phương án trả lời, yêu cầu HS cần chọn phương án trả lời đúng.
- Hình thức trắc nghiệm-tự luận ngắn gọn: là dạng bài tập cho dưới dạng câu hỏi có sẵn các phương án trả lời, yêu cầu HS cần chọn phương án trả lời đúng và ghi cách giải ngắn gọn (áp dụng phương pháp giải nhanh).
Hoặc dựa vào kiến thức cần ôn tập, củng cố , rèn luyện mà chia ra các hình thức: - Bài tập định tính.
- Bài tập định lượng. - Bài tập thực nghiệm.
Ngoài ra dựa vào phương pháp cần rèn luyện thành kỹ năng kỹ xảo cho học sinh giải nhanh bài tập mà chia ra các phương pháp:
- Phương pháp đường chéo. - Phương pháp bảo nguyên tố - Phương pháp bảo toàn khối lượng - Tổng hợp một số loại phương pháp
Nếu dựa vào đơn vị kiến thức cần ôn luyện cho học sinh mà chia ra các loại bài tập theo chuyên đề.
d. Yêu cầu của bài tập
Bài tập cho HS có các mức độ kiểm tra, rèn luyện các kỹ năng tư duy tuỳ thuộc vào MTDH của từng phần cụ thể. Với các mức độ: Biết - Hiểu - Vận dụng - Phân tích - Tổng hợp - Đánh giá
Coi trọng các bài tập nhằm nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản của hoá học, không nặng về học thuộc lòng.
Chú ý về các năng lực thực hành, vận dụng, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của HS. Bài tập hoá học cần bám sát nội dung kiến thức cơ bản của sách giáo khoa, câu hỏi và yêu cầu rõ ràng, không lắt léo và không ở mức độ sau diễn cao.