Phương pháp grap dạy học[7],[28],[40]

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trung học cơ sở (Trang 27 - 28)

7. Đóng góp mới của đề tài

1.4.6. Phương pháp grap dạy học[7],[28],[40]

1.4.6.1. Định nghĩa

Grap dạy học là hình thức cấu trúc hoá một cách trực quan khái quát và xúc tích nội dung của tài liệu giáo khoa đưa ra dạy học trong bài lên lớp. Trước hết phải thiết kế được grap nội dung dạy học, đó là tập hợp những yếu tố thành phần của nội dung trí dục và mối liên hệ bên trong giữa chúng với nhau và diễn tả cấu trúc logic của nội dung dạy học đó bằng một ngôn ngữ trực quan, khái quát đồng thời rất súc tích.

1.4.6.2. Nguyên tắc cơ bản của việc xác định grap nội dung dạy học

Dựa vào nội dung dạy học (khái niệm, định luật, học thuyết, bài học …) ta chọn những kiến thức chốt (kiến thức cơ bản, cần và đủ) đặt chúng vào đỉnh của grap. Nối các đỉnh với nhau bằng những cung theo logic dẫn xuất, tức là theo sự phát triển bên trong của nội dung đó.

Theo nguyên tắc này ta thấy cách thiết lập grap nội dung dạy hoá được tiến hành như sau:

Bước 1: Tổ chức các đỉnh grap (diễn tả kiến thức chốt của nội dung dạy

học): Cần tiến hành các công việc chính sau:

- Chọn kiến thức chốt tối thiểu (kiến thức cơ bản cần và đủ) - Mã hoá kiến thức chốt cho súc tích (dùng các ký hiệu quy ước) - Đặt kiến thức chốt vào các điểm (đỉnh) trên mặt phẳng của tờ giấy.

- Bước 2: Thiết lập các cung grap(diễn tả mối liên hệ dẫn xuất giữa các kiến

thức chốt, nó cho ta thấy logic phát triển của nội dung bài học). Nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung kiến thức cơ bản ở các đỉnh với nhau sao cho phản ánh đúng được logíc phát triển của nội dung học tập.

Bước 3: Hoàn thiện grap:Sửa chữa để làm cho grap trung thành với nội

cho học sinh lĩnh hội được dễ dàng. Grap nội dung cần đảm bảo tính khoa học, sư phạm và mỹ thuật.

Khi tiến hành lập grap nội dung dạy học ta cần chú ý ở các khâu:

a)Xác định đỉnh của grap:

- Tìm kiến thức chốt của bài lên lớp: Hệ thống kiến thức chốt bao gồm những hiểu biết bản chất nhất, mấu chốt nhất, có thể dùng làm nền tảng, làm vũ khí để người học có thể tiếp tục đi sâu vào ngành học này và cũng như các ngành học có liên quan. Có thể nói đó là hệ thống những hiểu biết cơ bản nhất, quan trọng nhất về hoá học mà không có chúng thì không thể nhận thức được những quy luật hoá học.

b) Mã hoá kiến thức chốt.

Mã hoá kiến thức chốt có nghĩa là biến nội dung các kiến thức chốt chứa đựng tại các đỉnh của grap thành một nội dung súc tích bằng các ký hiệu và ngôn ngữ HH. Những kí hiệu dùng để mã hoá kiến thức chốt phải làm sao giúp cho HS có thể dễ dàng giải mã được, việc mã hoá kiến thức chốt được thầy và trò cùng nhau quy ước trong từng bài lên lớp, từng tiết học. Mã hoá kiến thức chốt giúp ta rút gọn được grap, làm cho nó đỡ cồng kềnh và dễ hiểu.

c)Xếp đỉnh:

- Tiêu chuẩn xếp đỉnh:

+ Ta phải chú ý đến tính khoa học, tức là nó phải phản ánh được tính logic khoa học của sự phát triển tài liệu sách giáo khoa.

+ Phải mang tính sư phạm, tức là phải chú ý đến logic của sự tương tác giữa thầy và trò trong việc dạy và học trên lớp.

+ Phải dễ hiểu với đặc điểm cá nhân học sinh, trực quan và đẹp. - Cách xếp đỉnh và phác thảo grap rút gọn:

Nếu cứ mỗi kiến thức chốt xếp vào một đỉnh thì grap sẽ hết sức cồng kềnh và mất giá trị khái quát hoá. Do đó nên gộp hai hay nhiều kiến thức cùng loại, cùng ý nghĩa, cùng nội dung lại một đỉnh thì gráp sẽ gọn.

d)Lập cung:

Lập cung tức là lập hệ thống các mối liên hệ giữa các đỉnh từng đôi một với nhau bằng cách vẽ các mũi tên đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn xuất và cuối cùng là kết luận của bài. Công việc này đòi hỏi quá trình tư duy logic tìm ra đươc mối liên hệ giữa các nội dung học tập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trung học cơ sở (Trang 27 - 28)