Tổ chức dạy học theo phương pháp hoạt độngnhóm và thảo luận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trung học cơ sở (Trang 30 - 32)

7. Đóng góp mới của đề tài

1.5.1. Tổ chức dạy học theo phương pháp hoạt độngnhóm và thảo luận

Hoạt động nhóm là hoạt động dạy học, trong đó GV phân chia HS thành nhiều nhóm nhỏ (2 - 4 hoặc 6 HS/nhóm). Dưới sự chỉ đạo của GV, HS hoạt động nhóm để trao đổi những ý tưởng, kiến thức và giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm.

Đặc trưng của hoạt động nhóm là sự tác động trực tiếp giữa HS với nhau và sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong nhóm, cần thiết kế hoạt động nhóm chu đáo và quản lý hoạt động nhóm chặt chẽ. Mặt khác, chỉ nên tổ chức hoạt động nhóm khi thấy rằng hoạt động nhóm là cách tốt nhất để đạt được mục đích, mục tiêu bài học.

* Thảo luận:

Thảo luận là cách tổ chức dạy học, trong đó HS được tổ chức để tham gia trao đổi về một chủ đề nào đó. Qua thảo luận, HS có cơ hội trình bày ý kiến và những suy nghĩ của mình, đồng thời cũng được nghe ý kiến của các bạn trong lớp. Có thể tổ chức thảo luận cả lớp, cũng có thể tổ chức thảo luận theo nhóm.

* Những điểm tương đồng và khác biệt giữa hoạt động nhóm và thảo luận:

- Những điểm tương đồng:

+ Hoạt động nhóm và thảo luận vừa được coi là PPDH, vừa được coi là hình thức dạy học, trong đó HS làm việc một cách độc lập dưới sự tổ chức, chỉ đạo của GV nhằm đạt được mục đích của hoạt động và mục tiêu chung của bài học.

+ Mục đích chung của hoạt động nhóm và thảo luận là tạo cơ hội cho HS được giao tiếp, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau và phát triển những kỹ năng cần thiết như kỹ năng lập luận, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong lao động, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều hành hoạt động nhóm...

+ Nhiệm vụ hoạt động nhóm, thảo luận thường khó hơn nhiệm vụ giao cho từng cá nhân vì khi hoạt động nhóm hoặc thảo luận có sự tham gia của nhiều thành viên.

+ Thảo luận thường được tổ chức theo nhóm vì khi thảo luận theo nhóm, các thành viên có cơ hội để nêu được nhiều ý kiến, kinh nghiệm của bản thân hơn khi tổ chức thảo luận theo lớp.

+ Có thể sử dụng hoạt động nhóm trong mọi giai đoạn của quá trình giờ học như tìm hiểu nội dung mới của giờ học, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức... và mọi dạng bài học như dạng bài lý thuyết, dạng bài thực hành... Còn hoạt động thảo luận thường được sử dụng khi tìm hiểu, khám phá một nội dung mới hoặc một đề tài, một vấn đề khó, mới trong bài học.

+ Hình thức thể hiện của hoạt động nhóm có thể là hành động thực hành, có thể là lời nói của các thành viên trong nhóm. Còn hình thức thể hiện của thảo luận là lời nói. Khi thảo luận các thành viên có thể tranh luận theo quan điểm riêng của mình dưới sự điều khiển của GV hoặc HS được GV chỉ định, GV đóng vai trò là người trọng tài để đi đến ý kiến thống nhất.

Hoạt động nhóm và thảo luận là những PPDH tích cực. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động nhóm và thảo luận, GV giữ vai trò là người thiết kế, tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động, đồng thời là giữ vai trò cố vấn, trọng tài trong quá trình hoạt động; HS là chủ thể hoạt động, giữ vai trò chủ động, tích cực.

1.5.2. Tổ chức giờ học hoá học bằng sự đa dạng hoá các phương pháp[7], [8],[27],[40]

1.5.2.1. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp

Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có nghĩa là sử dụng một cách hợp lí nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một giờ, một buổi lên lớp hay trong một khoá học, để đạt hiệu quả dạy học cao. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp bao hàm các nội dung sau đây:

- Sử dụng nhiều PPDH khác nhau: thuyết trình, đàm thoại, trực quan, nghiên cứu. .

- Sử dụng đa dạng các PTDH: thí nghiệm, hình vẽ, mô hình, sơ đồ, sách giáo khoa. .. kết hợp hoặc luân phiên lời nói của GV, chữ viết bảng, sơ đồ, hình vẽ, mô hình, thí nghiệm. ..; kết hợp hoặc luân phiên hình ảnh với âm thanh trong việc trình bày thông tin. .. Một điều cần phải chú ý là sử dụng các PTDH một cách tối ưu, đòi hỏi người GV phải biết lựa chọn những phương tiện thích hợp, với một số lượng vừa phải để đạt kết quả dạy học cao nhất.

- Sử dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học: dạy trên lớp (học bài mới, ôn tập, luyện tập, kiểm tra), trong phòng thí nghiệm, thảo luận, làm việc theo nhóm, tự học, phụ đạo, tham quan... Những hình thức dạy học này nếu biết kết hợp một cách khéo léo có thể thực hiện ngay trong một tiết lên lớp hay trong một buổi học.

1.5.2.2. Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng hoá các phương pháp

- Sử dụng PPDH thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể sẽ phát huy những mặt mạnh, khắc phục mặt yếu của mỗi phương pháp. Chúng ta đều biết rằng mỗi

một phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp nào là vạn năng. HS sẽ có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi khi GV lựa chọn đúng PPDH thích hợp với tiến trình bài giảng.

- Mỗi khi thay đổi PPDH là đã thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp cho các em hứng thú hơn trong hoạt động học.

- Mỗi HS khác nhau thích ứng với những PPDH khác nhau. Sử dụng đa dạng các phương pháp sẽ tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của thầy với phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa thầy với cả lớp. Những dạng HS khác nhau sẽ lần lượt tìm thấy các tình huống có lợi trong các dạng hoạt động thích hợp với bản thân.

- Mỗi lần thay đổi phương pháp là một lần GV đã tạo ra “cái mới”, nhờ thế sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán.

- Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và có nhiều cơ hội hoạt động tích cực hơn.

- Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học, HS tiếp thu bài tốt hơn, sẽ thêm yêu mến môn học, tình cảm thầy trò ngày càng gắn bó.

- Trong xu hướng đổi mới PPDH nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả bài lên lớp hiện nay, dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp có rất nhiều ích lợi với cả thầy và trò. Tuy nhiên để đạt được thành công cần phải mạnh dạn làm thử và rút kinh nghiệm. Người thầy khi dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp sẽ phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm, sẽ không ngừng tự hoàn thiện mình và vươn lên trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trung học cơ sở (Trang 30 - 32)