Nội dung và cấu trúc chương trình hóa học trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trung học cơ sở (Trang 40 - 46)

7. Đóng góp mới của đề tài

2.1.2.Nội dung và cấu trúc chương trình hóa học trung học cơ sở

2.1.2.1. Về phân phối thời gian học

Chương trình Hóa học THCS được phân bố học ở hai khối lớp 8, 9 với thời gian 70 tiết/năm học, 2 tiết/tuần và có sự phân bố cân đối, hợp lí giữa các giờ học như số giờ lí thuyết, luyện tập, ôn tập, thực hành, kiểm tra đánh giá. Cụ thể như sau: Lớp Tổng số tiết Lí thuyết Luyện tập Ôn tập Thực hành Kiểm tra

8 70 46 8 3 7 6

9 70 47 6 4 7 6

Với định hướng xây dựng chương trình hóa học THCS có chú trọng đến thực hành, luyện tập, rèn luỵên kĩ năng thực hành hóa học nên có sự tăng cường số giờ luyện tập, thực hành và kiểm tra đánh giá.

2.1.2.2. Nội dung và cấu trúc chương trình.

* Chương trình lớp 8 trung học cơ sở

Chương trình hóa học lớp 8 được cấu trúc thành 6 chương, sự phân bố nội dung và số tiết học trong chương như sau:

Mở đầu môn hóa học (1 tiết)

Chương 1: Chất. Nguyên tử. Phân tử (15 tiết)

1. Chất: tính chất của chất - chất tinh khiết 2. Bài thực hành 1

3. Nguyên tử

4. Nguyên tố hóa học

5. Đơn chất và hợp chất. Phân tử 6. Bài thực hành 2

7. Bài luyện tập 1 8. Công thức hóa học 9. Hóa trị

10. Bài luyện tập 2 ` 11. Kiểm tra viết

Chương 2: Phản ứng hóa học (9 tiết)

1. Sự biến đổi chất 2. Phản ứng hóa học 3. Bài thực hành 3

4. Định luật bảo toàn khối lượng 5. Phương trình hóa học

6. Bài luyện tập 3 7. Kiểm tra viết

Chương 3: Mol và tính toán hóa học (11 tiết)

1. Mol

2. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất 3. Tỉ khối của chất khí

4. Tính theo công thức hóa học 5. Tính theo phương trình hóa học 6. Bài luyện tập 4

7. Ôn tập

8. Kiểm tra học kỳ I

Chương 4: Oxi. Không khí (10 tiết)

1. Tính chất của oxi

2. Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi 3. Oxit

4. Điều chế khí oxi. Phản ứng phân hủy 5. Không khí. Sự cháy

6. Bài luyện tập 5 7. Bài thực hành 4 8. Kiểm tra viết

Chương 5: Hiđro. Nước (13 tiết)

1.Tính chất - Ứng dụng của hiđro 2. Phản ứng oxi hóa - khử

3. Điều chế hiđro. Phản ứng thế 4. Bài luyện tập 6

5. Bài thực hành 5 6. Nước

7. Axit - bazơ - muối 8. Bài luyện tập 7 9. Kiểm tra viết 10. Bài thực hành 6

Chương 6: Dung dịch (11 tiết)

1. Dung dịch

2. Độ tan của một chất trong nước 3. Nồng độ dung dịch 4. Pha chế dung dịch 5. Bài luyện tập 8 6. Ôn tập 7. Kiểm tra học kỳ 2. 8. Bài thực hành 7

* Chương trình lớp 9 trung học cơ sở

Chương trình lớp 9 THCS được cấu trúc thành 5 chương, sự phân bố nội dung và số tiết học trong chương như sau:

Ôn tập đầu năm (1 tiết)

Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ (19 tiết)

1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit 2. Một số oxit quan trọng: canxi oxit, lưu huỳnh đioxit 3. Tính chất hóa học của axit

4. Một số axit quan trọng: axit clohiđric, axit sunfuric 5. Luyên tập: Tính chất hóa học của oxit, axit

6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit, axit 7. Kiểm tra viết

8. Tính chất hóa học của bazơ

9. Một số bazơ quan trọng: natri hiđroxit, canxi hiđroxit 10. Tính chất hóa học của muối

11. Một số muối quan trọng: natri clorua, kali nitrat 12. Phân bón hóa học

13. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ 14. Luyện tập chương 1

15. Thực hành tính chất bazơ, muối 16. Kiểm tra viết

Chương 2: Kim loại (9 tiết)

1. Tính chất vật lí của kim loại 2. Tính chất hóa học của kim loại 3. Dãy hoạt động hóa học của kim loại 4. Nhôm

5. Sắt

6. Hợp kim sắt: Gang, thép

7. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn 8. Luyện tập chương 2: kim loại

9. Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

Chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (13 tiết)

1. Tính chất của phi kim 2. Clo.

3. Cacbon.

4. Các oxit của cacbon. 5. Ôn tập học kỳ I 6. Kiểm tra học kỳ I

7. Axit cacbonic và muối cacbonat. 8. Silic.Công nghiệp silicat.

9. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 10. Luyện tập chương.

11. Thực hành: tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng.

Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu (11 tiết)

1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. 2. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.

3. Metan 4. Etilen 5. Axetilen 6. Luyện tập 7. Kiểm tra viết 8. Benzen

9. Dầu mỏ và khí thiên nhiên 10. Nhiên liệu

11. Luyện tập

Chương 5: Dẫn xuất của hiđrocacbon. Polime (16 tiết)

1. Rượu etylic 2. Axit axetic

3. Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic 4. Kiểm tra viết

5. Chất béo

5. Luyện tập: Rượu etylic, axit axetic và chất béo 7. Thực hành: Tính chất của rượu và axit

8. Glucozơ 9. Saccarozơ

10. Tinh bột và xelulozơ 11. Protein

12. Ôn tập cuối năm 13. Kiểm tra học kỳ II 14. Polime

15. Thực hành: Tính chất của gluxit

2.1.2.3. Nhận xét khái quát về chương trình hóa học trung học cơ sở

1. Chương trình chủ yếu được xây dựng theo nguyên tắc đường thẳng. Chương trình đảm bảo được tính cơ bản, tính đơn giản, tính toàn diện, tính thực tiễn, tính hệ thống sư phạm, tính đặc thù.

a) Tính cơ bản của chương trình: thể hiện ở kiến thức cơ bản của môn học, ở phương pháp nhận thức và những kỹ năng cơ bản của hóa học.

- Kiến thức cơ bản của môn hóa học là những kiến thức cần thiết để học sinh hiểu được tính chất của các chất, bản chất sự biến đổi của các chất và quy luật khách quan của nó.Không có kiến thức cơ bản HS không thể hiểu được các kiến thức tiếp sau hoặc hiểu một cách hời hợt hình thức. Kiến thức cơ bản là hành trang học vấn không thể thiếu được của bất kì HS nào chuẩn bị bước vào thế giới lao động (dù là lao động trí óc hay chân tay). Những kiến thức cơ bản sẽ giúp HS hướng nghiệp một cách có ý thức khoa học. Kiến thức cơ bản còn là phương pháp nhận thức môn học, hình thành và phát triển kỹ năng tư duy và kỹ năng thao tác cho HS.

Thành phần của kiến thức cơ bản là những kiến thức về cấu tạo chất,về lý thuyết phản ứng, về các định luật hóa học cơ bản, kiến thức về các sự kiện hóa học cụ thể của kim loại, phi kim và các hợp chất hữu cơ.

- Kỹ năng cơ bản của hóa học bao gồm kỹ năng thao tác và kỹ năng tư duy. Kỹ năng thao tác là sự biết tiến hành một số thí nghiệm đơn giản bao gồm việc lắp dụng cụ thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, quan sát ghi chép hiện tượng, biết làm

việc một cách an toàn với một số hóa chất độc hại nguy hiểm. Kỹ năng tư duy là sự biết vận dụng kiến thức hóa học để lý giải, phân tích những hiện tượng hóa học xảy ra trong bản thân môn hóa học, trong đời sống, trong sản xuất, biết phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, biết giải các câu hỏi và bài tập hóa học.

b) Tính đơn giản của chương trình:

- Tính đơn giản thể hiện bằng sự lựa chọn các sự kiện đưa vào chương trình chủ yếu là các sự kiện đơn giản, dễ gặp trong thực tiễn và gần gũi với học sinh để hình thành các khái niệm hóa học quan trọng. Ví dụ như:

- Từ các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo quen thuộc, gần gũi trong cuộc sống để hình thành khái niệm về thế giới vật chất, ở đâu có vật thể ở đó có chất.

- Từ các chất quen thuộc như nước cất, nước khoáng, sắt, nhôm…để hình thành khái niệm về tính chất của chất, chất tinh khiết, hỗn hợp.

- Từ những hiện tượng quen thuộc như đun nước, đung đường, làm dấm từ rượu, nung vôi, đốt nến… để hình thành khái niệm về phản ứng hóa học.

c) Tính toàn diện của chương trình:

- Tính toàn diện của chương trình thể hiện ở sự nghiên cứu đầy đủ các dạng chất hóa học cơ bản: đơn chất (kim loại, phi kim), hợp chất vô cơ (oxit, axit, bazơ, muối), hợp chất hữu cơ (hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon, polime) từ đó hình thành khái niệm phân loại chất hóa học, các loại phản ứng hóa học cơ bản. Mỗi chất hóa học được nghiên cứu đầy đủ về thành phần phân tử, tính chất lí học, tính chất hóa học, ứng dụng và điều chế chúng.

d) Tính thực tiễn của chương trình:

- Tính thực tiễn của chương trình được thể hiện ở hai phạm trù. Phạm trù rộng, đó là sự lựa chọn nội dung kiến thức môn học phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, là sự đẩy mạnh và nâng cao vai trò của lý thuyết chủ đạo , là việc gắn chặt hơn nữa môn hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Ở phạm trù hẹp, đó là sự lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với trang thiết bị cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay và tương lai gần của nước nhà, phù hợp với trình độ và điều kiện làm việc của giáo viên và hoàn cảnh học tập của học sinh.

Thí dụ vấn đề dầu mỏ, vấn đề ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại, phân bón hóa học, công nghiệp silicat... Tất cả đó là tính khả thi của chương trình môn hóa học trong nhà trường hiện nay.

đ) Tính hệ thống, sư phạm : được thể hiện ở chỗ các kiến thức được sắp xếp

theo một trật tự chặt chẽ, logic từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ dễ đến khó, các khái niệm và kiến thức có sự kế thừa nhau và phát triển hoàn thiện dần, đó cũng chính là tính sư phạm làm cho học sinh có khả năng tiếp thu một cách tự nhiên.

- Coi trọng việc rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh bằng cách quy định số tiết thực hành và nội dung thực hành từng tiết.

- Chú ý đến vai trò, vị trí của giáo dục kỹ thuật tổng hợp như sự hiểu biết về nguyên liệu, ứng dụng của các sản phẩm hóa học; những phản ứng hóa học làm cơ sở cho các công đoạn sản xuất; vấn đề năng lượng trong sản xuất, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Tất cả đó là cơ sở của việc giáo dục hướng nghiệp, đào tạo nhân lực chuẩn bị cho học sinh tham gia vào công cuộc xây dựng nền kinh tế quốc dân.

2. Chương trình đã cung cấp cho học sinh hệ thống kĩ năng hóa học cơ bản ban đầu một cách toàn diện về kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất, phương pháp giải các dạng bài tập hóa học cơ bản có liên quan đến các quá trình biến đổi hóa học, phương pháp nhận thức, tư duy hóa học và bước đầu về nghiên cứu khoa học hóa học. Cụ thể như: sự tăng số lượng thí nghiệm hóa học trong các bài học, tăng số bài thực hành hóa học ở các lớp, khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng thí nghiệm học sinh trong việc tổ chức các hoạt động học học tập, tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm dạng nhận biết các chất hóa học trong bài thực hành hóa học đều nhằm tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc, sử dụng hóa chất dụng cụ nhiều hơn qua đó mà rèn luyện kĩ năng thí nghiệm, hình thành phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học một cách độc lập, tích cực cho học sinh.

3. Chương trình hóa học THCS lấy nội dung thuyết nguyên tử - phân tử làm cơ sở lí thuyết của chương trình, việc giải thích các kiến thức về chất và sự biến đổi của chất đều được dựa trên cơ sở này. Ví dụ như:

- Giải thích sự bảo toàn khối lượng của chất trong quá trình biến đổi là do nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất không bị phân chia trong phản ứng hóa học, nguyên tử được bảo toàn nên khối lượng chất được bảo toàn.

- Giải thích bản chất của phản ứng hóa học là quá trình thay đổi các liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các chất phản ứng làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Giải thích tính chất của chất dựa vào thành phần của chúng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hóa học theo hướng tích cực hóa nhận thức cho học sinh trung học cơ sở (Trang 40 - 46)