PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH Phân tích tình hình

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU máy ẢNH NIKON tại TP HCM (Trang 56 - 60)

- Đèn được dùng cho các máy chuyên nghiệp để hổ trợ ánh sáng khi chụp trong môi tường thiếu sáng.

1.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH Phân tích tình hình

1.1. Phân tích tình hình

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh hiện tại, các doanh nghiệp tham gia trên thị trường đều phải chịu nhiều áp lực từ nhiều nguồn, nhiều phía. Và đặc biệt từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt nam không còn là “kẻ ngoài cuộc”. Chúng ta chấp nhận cuộc chơi lớn hơn, sân chơi rộng lớn hơn và tất nhiên cũng nhiều cạnh tranh hơn, rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thường bị chi phối bởi 5 áp lực chính: Đối thủ cạnh tranh, Khách hàng, Nhà cung cấp, Sản phẩm thay thế và Các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện.

Mô hình Cạnh tranh 5 áp lực Từđối thủ cạnh tranh hiện tại ĐỐI THỦ CẠNH TRANH SẢN PHẨM THAY THẾ NHÀ CUNG CẤP ĐỐI THỦ CẠNH TRANH MỚI KHÁCH HÀNG

Hiện nay có nhiều hãng, nhãn hiệu tham gia chia sẻ thị trường máy ảnh. Nhóm dẫn đầu là Sony, Canon, bám đuổi theo là Olympus, Panasonic, và nhóm dưới có Fujifilm, Kodak, Casio, Pentax, Ricoh…

Theo Thẩm Hồng Thụy, “Thị trường máy ảnh số tại Việt Nam: Thúc đẩy những cuộc đổi ngôi”, báo Lao Động, số 82, ngày 10/04/

2008: “ Tỷ lệ tăng trưởng bình quân của thị trường máy ảnh số

Việt nam trong giai đoạn 2007 – 2010 là 31%, trong khi mức tăng bình quân của Đông Nam Á chỉ đạt 13%”. Vì thế, nhiều nhà sản xuất khác không bỏ qua cơ hội này và tham gia thị trường như TCL, Samsung, BenQ, Efiniti, Sanyo…

THỊ PHẦN MÁY ẢNH SỐ 2007 Sony 29% Olym pus 5% Panasonic 7% Casio 3% Others 5% Canon 30% Fujifilm 7% Nikon 14%Từ khách hàng

Một khó khăn không nhỏđến từ khách hàng, các đại lý, kênh phân phối luôn đòi tăng mức chiết khấu, các khoản giảm giá, hổ trợ… • Từ nhà cung cấp

Nhà sản xuất luôn ràng buộc các nhà phân phối của họ mua tất cả những gì họ sản xuất ra, bất kể sản phẩm đó, model đó có phù hợp với thị trường sở tại hay không. Đó cũng là vấn đề công ty đang gặp phải và điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty cũng như tăng số lượng hàng tồn kho. Tại thị trường Việt Nam nói

chung, do yếu tố thu nhập, nên các model dòng thấp, giá tầm dưới 4 triệu đồng (khoảng 250USD) mới là “best buy”. Các hãng như Honda cũng áp dụng chính sách bán kèm theo gói, tức là các đại lý muốn mua các loại xe đang được thị trường ưa chuộng như Air Blade buộc phải mua kèm các dòng xe bán chậm như Wave, Future… Các đại lý, siêu thị điện máy của Sony, Samsung, Panasonic… cũng là “nạn nhân” của chính sách này. Đối với nhà sản xuất, họ có được cái lợi là dùng những sản phẩm đang “hot” của mình để ép các kênh phân phối. Họ vừa bán được hàng vừa đảm bảo độ phủ thị trường một cách nhanh chóng thông qua các kênh phân phối đã có sẵn. Đây là lý do thị phần máy ảnh của Sony tăng lên nhanh chóng.

Từ các sản phẩm thay thế

Xu thế “tích hợp” tất cả trong một đang được các nhà sản xuất vận dụng tối đa cũng là một mối nguy cơ cho sự cạnh tranh của máy ảnh số.

- Điện thoại có camera lúc ban đầu chỉ hổ trợ chế độ VGA càng ngày càng được nâng lên nhiều “chấm” hơn, đến nay đã có model được trang bị camera 5MP, có luôn cả đèn flash trợ sáng và phần mềm xử lý ảnh.

- Các thiết bị giải trí khác như máy nghe nhạc MP3, laptop, webcam… cũng được tích hợp khả năng chụp hình.

Tuy chức năng chụp hình trong các thiết bị “Hi – Tech” này còn rất thô sơ, không thể sánh với một chiếc máy ảnh thật sự nhưng với đà phát triển công nghệ hiện nay, khoảng cách này đang dần được thu hẹp.

Từ các đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện

Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường IDC, tổng số máy ảnh bán ra trong năm 2007 là 34 triệu chiếc, đạt 8,5 tỷ USD và dự

báo trong năm 2008 là 45 triệu chiếc. Do đó, có nhiều nhà sản xuất từ các lãnh vực khác nhảy sang để chia miếng bánh thị phần này như:

* Genius, Logitech từ lãnh vực IT

* Samsung, Sanyo, Panasonic từ lãnh vực điện tử tiêu dùng * Ricoh, Xerox từ lãnh vực máy văn phòng (photocopier) Ngoài ra còn có vô số các sản phẩm khác thuộc dạng gia công (outsourcing) có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan cũng tham gia thị trường ở phân khúc giá bình dân.

1.2. Phân tích ma trn SWOT 1.2.1. Điểm mạnh (Strengths) 1.2.1. Điểm mạnh (Strengths) - Đội ngũ sales có kỹ năng bán hàng tốt - Hiểu rõ thị trường và đối thủ cạnh tranh - Có mối quan hệ tốt với khách hàng - Đội ngũ kỹ thuật lành nghề - Có thương hiệu mạnh

- Giá cả không chênh lệch nhiều so với đối thủ cạnh tranh - Sản phẩm có chất lượng cao, ít hư hỏng

1.2.2. Điểm yếu (Weaknesses)

- Hệ thống phân phối chưa rộng

- Tập trung quá nhiều vào kênh siêu thịđiện máy

- Chương trình quảng cáo, chiêu thị không rơi đúng thời điểm - Công tác PR chưa đa dạng

- Bộ phận Marketing chưa đáp ứng được yêu cầu công việc - Xây dựng bản giá chưa linh hoạt

Một phần của tài liệu MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU máy ẢNH NIKON tại TP HCM (Trang 56 - 60)