Giá trị lịch sử của nghề sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc

Một phần của tài liệu Lịch sử nghề sản xuất nước mắm truyền thống phú quốc từ cuối thế kỷ xĩ đến đầu thế kỷ XXI (Trang 87 - 110)

6. Bố cục luận văn

3.3. Giá trị lịch sử của nghề sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc

bóng dáng của nghề sản xuất nước mắm. Hình ảnh chai nước mắm của những năm đầu thế kỷ XXI được thể hiện rất sinh động bằng bê tông cốt thép, trang trí bên ngoài bằng sơn giống như chai nước mắm bằng thủy tinh có dán nhãn, và chiều cao gần bằng bức tường của nhà chứa thùng ủ chượp [Phụ lục 12].Đó là sáng kiến của Bác Sáu Thời (chủ hãng Hưng Thành) - được mệnh danh là người giữ hồn cho nước mắm Phú Quốc.

3.3. Giá trị lịch sử của nghề sản xuất nước mắm truyền thốngPhú Quốc Phú Quốc

Lịch sử mở cõi của cha ông ta gắn liền với lịch sử phát minh ra những món ăn. Mai An Tiêm khai phá đảo hoang đã trồng được thứ dưa hấu xanh vỏ, đỏ lòng, ăn vào vô cùng thơm mát. Con cháu Vua Hùng vì khai hoang mà trồng lúa, làm nương mà chế biến ra những món ăn đặc sắc tượng trưng cho đất trời đó là bánh chưng, bánh dày. Dân Phú Quốc khi khai phá đảo, trăn trở với việc mưu sinh nơi mà thừa tôm, cá, hải sản nhưng không tự túc về mặt lương thực, đảo lại ở xa đất liền nên không thể đem đồ tươi sống mà bán buôn với đất liền được. Họ đã bắt được rất nhiều cá tôm, nhất là cá cơm, họ đã nghĩ ra cách làm nước mắm. Họ quyết làm cho bằng được một thứ sản phẩm xuất sắc không chỉ dùng để ăn, không chỉ để đừng bỏ phí mà còn mục đích cho người đất liền biết đến Phú Quốc, biết đến họ qua thứ ga vị này mà buộc phải mua bán, trao đổi…

Sự phát triển thịnh, suy của nghề sản xuất, chế biến nước mắm Phú Quốc thể hiện rất rõ qua những chính sách của nhà cầm quyền theo từng giai đoạn. Thời Pháp thuộc, và thời kháng chiến chống Pháp, có khá nhiều chính

sách để kích hoạt sự phát triển ngành nghề này nhưng việc độc quyền phân phối muối, cùng những quy định khắt khe đã thể hiện bản chất bóc lột vơ vét của chính quyền thực dân.

Những bài học chúng ta nhận được từ nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc vô cùng quý giá. Đó là bài học về việc yêu lao động, trung thực trong lao động sản xuất để nhận được giá trị vô giá không chỉ cho cá nhân các nhà thùng mà còn cho cả dân tộc; đó là bài học về bảo vệ và giữ gìn thương hiệu trong kinh doanh, sản xuất; đó là bài học về sự năng động, sáng tạo trong việc tìm hướng đi mới để bảo vệ thương hiệu và đưa sản phẩm đến với thực khách của cả thế giới; đó là bài học về việc sử dụng sức mạnh tập thể trong tập quán lao động cũng như trong quá trình ngoại giao bảo vệ thương hiệu; đó là bài học phải luôn tỉnh táo, cảnh giác trước mọi âm mưu của kẻ thù dù chúng chỉ tác động vào một công đoạn cũng đủ gây lao đao cho nền kinh tế của mình…

Gắn liền với nghề sản xuất, chế biến nước mắm là nghề đánh cá đã gắn bó cùng ngư dân của đảo từ thuở hoang sơ và tồn tại mãi cho đến ngày nay cống hiến công sức đưa vị trí, hình ảnh của Phú Quốc vươn xa. Lịch sử đấu tranh của cha ông chống lại chính sách o ép của thực dân để tạo điều kiện cho ngành nghề truyền thống phát triển góp phần cho cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc ta dần đi đến thắng lợi.

Tiểu kết chương 3

Nghề sản xuất, chế biến nước mắm là một nghề vất vả, vốn đầu vào không phải là ít, lại gặp nhiều khó khăn do bị chính quyền thực dân chèn ép, nạn hàng giả, hàng nhái, thiếu nguyên liệu, bị ép giá… tuy nhiên những người làm nước mắm ở Phú Quốc vẫn quyết tâm giữ nghề. Phải chăng đó là một nghề có lãi hay cao hơn đó là nét đẹp truyền thống kế tục lớp cha anh đi trước, hay là nét đẹp tinh thần đã ngấm vào máu thịt của họ giúp họ sống mãi với nghề? Đó cũng chính là câu trả lời cho một nghề truyền thống của cư dân ở vùng đảo được mệnh danh giàu có: Phú Quốc.

KẾT LUẬN

Trong quá trình tìm hiểu, thực hiện đề tài “Lịch sử nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XXI”; dựa trên cơ sở đã có của những công trình nghiên cứu về Phú Quốc, cùng với những tư liệu mà các tác giả đã thu thập khảo sát được, trên quan điểm nhìn nhận đánh giá khách quan và khoa học, chúng ta có được cái nhìn đầy đủ hơn về nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc cũng như đóng góp của các thế hệ ngư dân cho quê hương, đất nước. Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:

1. Nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc có lịch sử gần 200 năm với nguyên liệu chính là cá cơm. Từ những năm 50 của thế kỷ XX nước mắm Phú Quốc đã nổi tiếng và được xuất sang các nước lân cận cũng như nước Pháp.

2. Nước mắm Phú Quốc đạt đến giai đoạn thịnh vượng trong giai đoạn 1956 - 1975. Mặc dù bị chiến tranh tàn phá, chính quyền sở tại ít quan tâm nhưng việc chế tạo được tàu có công suất lớn đã giúp cho sản lượng nước mắm tăng lên khoảng một triệu lít/năm.

3. Nước mắm Phú Quốc ngon nổi tiếng và khác biệt so với các loại nước mắm ở những nơi khác do chính nguồn cá cơm tại vùng biển Phú Quốc có nhiều thịt, ít ruột; quy trình chế biến công phu cùng với sự ưu ái của thiên nhiên về nguồn nước ngầm có độ pH tự nhiên phù hợp và khí hậu trong lành mát mẻ để nước mắm Phú Quốc có hương vị riêng khác biệt và nồng độ đạm cao hơn nước mắm được làm ở những nơi khác.

4. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần chính là sự cởi trói cho các doanh nghiệp tư nhân có cơ hội phát triển và khẳng định thương hiệu trong thời kỳ mới. Hiện nay nước mắm Phú Quốc giữ được sản lượng ổn định hàng năm là 12 triệu lít/năm (quy về 300 đạm).

5. Thùng ủ chượp cá của nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc được làm bằng gỗ chai, bời lời, vên vên, dây niền làm bằng song mây kết lại. Thùng ủ

chượp và nghệ thuật làm thùng ủ đã góp phần đưa hương vị nước mắm Phú Quốc bay xa.

6. Chỉ dẫn địa lý và sự bảo hộ của châu Âu khẳng định nước mắm Phú Quốc là đặc sản của đảo. Đã là đặc sản thì sản phẩm phải do chính người Phú Quốc sản xuất, chế biến, đóng gói ngay tại quê hương của mình và đảm bảo quy trình vừa truyền thống vừa hiện đại vừa khoa học. Đó là sản phẩm “Made in Phu Quoc” chứ không phải “Made by Phu Quoc”.

Để góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị về Lịch sử, Văn hóa, kinh tế của nghề sản xuất nước mắm truyền thống Phú Quốc trong thời kỳ hiện đại, chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp sau:

- Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ trở thành công cụ thương mại quan trọng để các nước, trong đó có Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập vào thị trường trong nước và quốc tế. Vì vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan với chính quyền địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp là cần thiết để thực hiện tốt những quy định trong quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Trong đó, một số giải pháp cần có như nâng cao năng lực phát triển thị trường, quảng bá và nâng cao giá trị của sản phẩm để nước mắm Phú Quốc duy trì được niềm tin của người tiêu dùng và khẳng định được thương hiệu quốc gia.

- Nguồn nguyên liệu cá cơm cũng như các giống loài thủy, hải khác cần được bảo vệ bằng các văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền kết hợp xử phạt hành chính… tạo điều kiện cho nước mắm Phú Quốc không bị rơi vào tình trạng treo thùng như những năm gần đây.

- Để đảm bảo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đảm bảo những quy định nghiêm ngặt về chỉ dẫn địa lý, trong một chừng mực nào đó các hãng nước mắm nên chủ động liên minh hoặc tự thân trang bị tàu thu mua nguyên liệu từ ngoài khơi, đảm bảo nguồn cá không bị thất thoát và muối đúng quy trình.

- Mặc dù quỹ đất của Phú Quốc bây giờ không còn nhiều nhưng nhà nước cùng chính quyền sở tại cần quan tâm tập kết các nhà thùng vào vùng quy hoạch, tạo điều kiện cho việc sản xuất, quản lý, kiểm soát cũng như vấn đề bảo vệ môi trường.

- Cần có giải pháp thích hợp cho các doanh nghiệp sử dụng gỗ chai, bời lời, vên vên để làm thùng ủ chượp. Những chiếc thùng bằng bê tông sẽ làm mất đi giá trị (chất lượng, văn hóa) của nước mắm Phú Quốc.

Xuất phát từ văn hóa ẩm thực phương Đông (châu Á) kết hợp với những lợi thế của điều kiện tự nhiên, nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc ra đời và khẳng định thương hiệu vững chắc của mình. Không chỉ là món quà vô giá từ biển cả mà nước mắm Phú Quốc còn là một trong những sản phẩm tiêu biểu của quốc gia, xứng đáng được người nước ngoài ví von như rượu vang của nước Pháp. Trân trọng sản phẩm văn hóa cũng chính là trân trọng lịch sử của cha ông vậy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Année (1903), La pêch en Cochichine. Bulletin esconomique.

[2] Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Quốc, Các báo cáo trình đại hội Đảng bộ các nhiệm kỳ X,XI

[3] Ban chấp hành đảng bộ huyện Phú Quốc - Phú Quốc những chặng

đường đấu tranh cách mạng (1930-1975) - NXB Chính trị Quốc gia, 2000.

[4] Bản tin thời sự VTV3, 25/9/2015.

[5] J.C Baurac - “La Cochinchine et ses habitants (provinces de l’ouest)”, - Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Tây, Sài Gòn, 1894

[6] Chesneaux J. (1995), Contribution à l’histoire la nation Vietnamiene, Pari. [7] Nguyễn Thùy Dương - “Kinh tế Rạch Giá - Hà Tiên, 1867 - 1939”,

bản đánh máy

[8] Đại Nam nhất thống chí, tập hạ, tr. 93-94.

[9] Tấn Đức: Những thợ nhà thùng cuối cùng ở Phú Quốc - Tuổi trẻ Online, 15/5/2015.

[10] Phạm Hoàng Hộ (1985), Thực vật ở đảo Phú Quốc Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. [11] Hội nước mắm Phú Quốc, Bản thuyết trình đăng ký tên gọi xuất xứ

nước mắm Phú Quốc tại châu Âu (dẫn theo nước mắm Phú Quốc từ

truyền thống đến hội nhập, tr.279).

[12] Hội nước mắm Phú Quốc (2009), nước mắm Phú Quốc từ truyền thống đến hội nhập, NXB Lao Động.

[13] Lương Thanh Hùng (2008), Văn hóa dân gian đảo Phú Quốc, NXB Phương Đông

[14] Trần Trọng Kim (1999)- Việt Nam sử lược, NXB Văn hoá Thông tin. [15] Trần Văn Kiêm (2005), Trại giam tù binh Phú Quốc 1967-1973, Nxb.

[16] Nguyễn Văn Khoa (1989,) Anh hùng kháng Pháp, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. [17] R. Lafont, 1950, L'Industrie du Nuoc-mam au Cambodge: Extrait du

Bull. économique / - Sai Gon: Impr. Francaise d'Outre-Mer

[18] Nguyễn Thanh Lợi (2014), Một góc nhìn về văn hoá biển, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.

[19] Thái Thành Lượm, Nguyễn Xuân Niệm, Nguyễn Phong Vân 2012, Tài nguyên và môi trường biển trong khu bảo tồn biển Phú Quốc - Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[20] Diệp Mai (2006), Nước mắm Phú Quốc trên đường hội nhập, Tạp chí thương mại, số 5-7, trang 56,57.

[21] Khoa Nam - Duy Khánh: Cày nát đáy biển săn banh lông - Tuổi trẻ Online, 23/5/2014.

[22] Hạnh Nguyên - Mai Lâm - Nhật Quang (2011), Di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo, nhà lao Phú Quốc, NXB lao động.

[23] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2006), Đại Nam nhất thống chí tập IV, Nxb Thuận Hóa.

[24] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập I, Nxb Giáo dục.

[25] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập II, Nxb Giáo dục.

[26] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập III, Nxb Giáo dục.

[27] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập IV, Nxb Giáo dục.

[28] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập V, Nxb Giáo dục.

[29] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập VI, Nxb Giáo dục.

[30] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập VII, Nxb Giáo dục.

[31] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập VIII, Nxb Giáo dục.

[32] Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Khoa học xã hội Việt Nam Viện sử học (2001), Đại Nam thực lục tập IX, Nxb Giáo dục.

[33] Quyết định số 18/2005/QĐ-BTS về việc ban hành quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi Phú Quốc.

[34] Quyết định số 19/2005/QĐ-BTS về việc ban hành quy chế tạm thời về kiểm soát, chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất sứ Phú Quốc. [35] Trần Đức Thạnh (2012), Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và

những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

[36] Ngô Bình Thiểm (2005), Phú Quốc đi lên và bài học kinh nghiệm, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 12.

[37] Thông tư số 04TS/TT ngày 23/10/1986 của Bộ thủy sản về ngư trường. [38] Trung tâm lưu trữ quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu

lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội.

[39] Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, phông phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ H37-H39: Công văn mật số 46-C ngày 7-4-1942 của Freyssenge - Quản trị hành chính Hà Tiên gửi thống đốc Nam Kỳ. [40] Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu

lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, phông phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ H37/89: Báo cáo nghiên cứu về đảo Phú Quốc từ 16 - 28 tháng 5 năm 1942 của Sở Nông nghiệp địa phương, phủ Thống đốc Nam Kỳ.

[41] Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, phông phủ Thống đốc Nam Kỳ, Hồ sơ H37-87: Công văn số 2007C/4B ngày 21 tháng 9 năm 1942 của Thống đốc Nam Kỳ về việc tăng giá trị cho đảo Phú Quốc.

[42] Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, phông phủ Thủ Hiến Nam Việt, Hồ sơ D1/66: Báo cáo thanh tra ngày 20 tháng 12 năm 1948 của Thứ trưởng Bộ quốc phòng.

[43] Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, phông phủ Tổng thống đệ nhất Cộng hòa, Hồ sơ 5362: Tài liệu tổng quát về Phú Quốc.

[44] Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, phông phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, Hồ sơ 31733: Phúc trình thanh tra Phú Quốc năm 1967. [45] Trung tâm lưu trữ Quốc gia II (2012) - Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu

lưu trữ - NXB Chính trị sự thật, Hà Nội, phông phủ Tổng thống đệ nhị Cộng hòa, Hồ sơ 3224: Dự án chỉnh trang đảo Phú Quốc của Asociated Consultants Co. ltd Việt Nam và Băng Cốc 1974.

[46] Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV, “Lịch sử Phú Quốc qua tài liệu lưu trữ”, (Dẫn theo Trung tâm lưu trữ quốc gia IV, Mộc bản triều Nguyễn, Hồ sơ H48/36: Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, quyển số 36, mặt khắc 26).

[47] Đăng Vinh, Đăng Quang, Thanh Vân (2005), Việt Nam đổi mới và phát triển, Nxb Từ điển Bách khoa.

[48] Website bảo tàng Cội Nguồn (Phú Quốc - Việt Nam): Nghề thủ công. [49] Wikipedia.

[50] Nguyễn Như Ý 1998, Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.

*Tài liệu nghiên cứu điền dã, phỏng vấn

[51] Tài liệu nghiên cứu, khảo sát, chụp ảnh ở cảng cá An Thới, huyện Phú Quốc.

[52] Tài liệu nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn, chụp ảnh ở nhà thùng Thanh Quốc, huyện Phú Quốc. Phỏng vấn trực tiếp bà Nguyễn Thị Tịnh, chủ nhà thùng hãng Thanh Quốc.

[53] Tài liệu nghiên cứu, khảo sát, phỏng vấn, chụp ảnh ở nhà thùng Hưng Thành, huyện Phú Quốc. Phỏng vấn trực tiếp ông Đặng Thành Tài, chủ

Một phần của tài liệu Lịch sử nghề sản xuất nước mắm truyền thống phú quốc từ cuối thế kỷ xĩ đến đầu thế kỷ XXI (Trang 87 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w