Thời kỳ hưng thịnh của làng nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc (194 5-

Một phần của tài liệu Lịch sử nghề sản xuất nước mắm truyền thống phú quốc từ cuối thế kỷ xĩ đến đầu thế kỷ XXI (Trang 32 - 36)

6. Bố cục luận văn

1.2.4 Thời kỳ hưng thịnh của làng nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc (194 5-

Quốc (1945 - 1975)

Giai đoạn 1945 - 1955:

Từ năm 1945 đến 1954, là thời kỳ khủng hoảng của chính quyền thực dân trên các chiến trường ở Đông Dương, sự thất bại liên tiếp khiến cho việc đầu tư phát triển kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. Ở Phú Quốc, quần chúng nhân dân yêu nước cũng vào các khu căn cứ theo cách mạng. Lực lượng vũ trang Cao Đài do thực dân Pháp đưa tới đã không lừa mị được giáo dân… Dân số do chính quyền thực dân kiểm soát đã giảm xuống còn ½ chỉ sau một năm.

Trước tình hình đó, chính quyền thực dân buộc lòng phải tổ chức chuyến thị sát Hà Tiên - Rạch Giá và Phú Quốc từ ngày 3 đến ngày 14 - 12 - 1948. Ngày 20 - 12 - 1948, Trần Quang Vinh - Thứ trưởng của cái gọ là “Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam kỳ”, báo cáo kết quả chuyến thị sát cho thấy tình hình của Phú Quốc đối với chính quyền thực dân khá bi đát:

“Tình hình trên đảo hiện nay đang khá bấp bênh. Chính phủ chỉ kiểm soát được Dương Đông. Thiếu nhân viên đã ngăn cản việc kiểm soát các vị trí khác. Đường Hàm Ninh dài 14km hoàn toàn bị cắt. Người dân ở bên trong vẫn còn ảnh hưởng bởi Việt Minh… Việc chế biến nước mắm, nghề phát triển thịnh vượng trước đây, nay gần như bị bỏ rơi. Các cơ sở chỉ cung cấp đủ cho nhu cầu cẩu địa phương. Việc cần thiết là chính phủ phải can thiệp để cứu các

cơ sở sản xuất đang trong tình trạng vô vọng” [42, tr 184]. Phòng thí nghiệm nước mắm Phú Quốc được thành lập từ năm 1944, chính thức hoạt động từ 29 - 1- 1945 cũng không phát huy được tác dụng gì nhiều ngoài việc o ép các chủ nhà thùng của đảo.

Đến năm 1949 thực dân Pháp buộc phải cầu cứu viện trợ của Hoa Kỳ. Việc này đã giúp cho thực dân Pháp tăng cường các hoạt động kiểm soát, tuần tra, kìm kẹp chính trị, phong tỏa kinh tế, đẩy mạnh kiểu khai thác thực dân khiến cho nhân dân vùng giải phóng đứng trước nguy cơ bị nạn đói. Ngày 27 - 11 - 1953, Phú Quốc được chuyển giao cho cái gọi là “Quốc gia Việt Nam”, chính thức đánh dấu chấm dứt 80 năm chế độ cai trị của thực dân Pháp tại đây.

Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết nhưng với âm mưu sẵn có, đế quốc Mỹ gây áp lực buộc Bảo Đại phải đưa Ngô Đình Diệm (con át chủ bài của Mỹ) lên làm thủ tướng toàn quyền của “Quốc gia Việt Nam”. Diệm đã lập chính phủ thân Mỹ ngay sau đó và tiến hành hàng loạt những thủ đoạn chính trị tàn khốc nhằm cô lập, tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta, phá hoại hiệp định Giơ ne vơ.

Đối với Phú Quốc, Diệm giữ nguyên bộ máy hành chính thời Pháp… tuy nhiên chính quyền Diệm không kiểm soát được đảo bởi tù binh, nhân dân đều theo cách mạng và vì chính quyền mới thi hành nhiều chính sách gây khó khăn, hà hiếp, bắt bớ nhân dân vô điều kiện…

Nhận rõ bộ máy kìm kẹp cũ không hiệu quả, chính quyền Diệm cho khảo sát toàn diện Phú Quốc hòng tìm kiếm một thể thức cai trị mới mà không cần phải nâng cấp đơn vị hành chính. Sau cuộc khảo sát này, chính quyền đã cho thi hành nhiều chính sách về quân sự, chính trị, kinh tế. Tháng 12 năm 1957, Ngô Đình Diệm cùng một phái đoàn đi kinh lý miền Tây và Phú Quốc, Diệm phấn khởi cho rằng: “Đảo Phú Quốc đã tiến triển rất khả quan”.

Nằm trong tiến trình chung đó, dù không có ý nhưng những việc làm của chính quyền Sài Gòn (chính sách mỵ dân) đã tạo ra một ít thuận lợi cho việc khôi phục lại nền kinh tế của Phú Quốc. Sự hồi phục và phát triển trở lại của nghề sản xuất nước mắm cũng không ngoại lệ.

Trong một báo cáo năm 1958: “… Nền kinh tế của đảo tập trung về xã Dương Đông, đáng kể nhứt là kỹ nghệ làm nước mắm, mỗi tháng có thể sản xuất trung bình vào nội địa 60.000 tỉn (loại 2 lít 70) ” [43, tr 217].

Năm 1961, Phú Quốc được xây dựng thành một khu biệt lập, đến năm 1964 được đề nghị nâng cấp thành tỉnh, nhưng do không đủ điều kiện nên không thực hiện được. Tuy nhiên sau đó Phú Quốc được chính quyền Sài Gòn từng bước có sự cải đổi bộ máy hành chính ở địa phương trên nhiều phương diện, ra sức thực hiện cuộc chiến “giành dân với cách mạng”.

Thời kỳ này mặc dù bị chính quyền thực dân bỏ rơi nhưng dựa trên cơ sở sự phát triển của thời kỳ trước, các ngư dân, các nhà thùng đã khắc phục mọi khó khăn cố gắng củng cố phát triển để hoàn thiện kỹ thuật khai thác cũng như chế biến.

Sau nhiều năm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm các nhà sản xuất nước mắm thấy rằng trên hai lĩnh đánh bắt và chế biến phải được gắn chặt với nhau, cùng phát triển đồng bộ để theo kịp tiến bộ kỹ thuật.

Những năm 1955 - 1965, người ta thay những phương tiện đánh bắt thủ công như chèo tay, thuyền buồm bằng máy thủy động cơ có thể đi xa bờ, cùng khu vực khai thác rộng lớn hơn, cơ động hơn.

Tuy nhiên do phương tiện đánh bắt cá còn nhỏ nên thời kỳ này vẫn khai thác ven bờ quanh đảo với mực nước sau khoảng 10m trở lại. Lưới đánh bắt còn dùng loại lưới khi thả xuống biển ngư dân phải lặn ở độ sâu 8m trở lại (vì không được trang bị bình dưỡng khí) để câu thúc 2 dây chì dưới đáy lưới cho sát vào nhau bằng 2 móc được làm bằng gỗ tre khoét hình chữ C (còn gọi là

kèo) để khi kéo lưới lên cá không còn chổ hở chạy ra ngoài. Cá cơm đánh lên được vận chuyển về nhà để chượp do trọng tải của tàu chỉ đạt khoảng 10 tấn.

Thùng chứa chượp cá được cải tiến có sức chứa gấp đôi (từ 6 đến 8 tấn cá) so với thời kỳ trước. Cá được ủ trong thời gian dài hơn trước (từ 10 đến 12 tháng). Với kỹ thuật được cải tiến kể trên, nhà sản xuất đã cho ra chất lượng sản phẩm từ 350 đạm trở lại. Thành phẩm được chứa vào thùng thiếc vuông 20 lít, hàn nắp để vận chuyển đi tiêu thụ.

Thời kỳ đầu, nước mắm Phú Quốc chủ yếu là tiêu thụ ở địa phương, dần dần được bán rộng rãi trong nước và các nước láng giêng như Campuchia, Thái Lan. Đến thập niên 50 của thế kỷ XX nước mắm Phú Quốc đã được người Pháp ngưỡng mộ và không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn vang xa đến tận trời Tây.

Giai đoạn 1965 - 1975.

Từ năm 1964, Phú Quốc được đề nghị nâng cấp thành tỉnh cho tương xứng với tầm vóc và tiềm năng của đảo cũng như vị trí địa lý. Đến năm 1967, phái đoàn khảo sát đề nghị xây dựng Phú Quốc thành cấp tỉnh có nhận xét: “Quận rất giàu như danh từ đã được đặt cho hòn đảo này nhờ hải sản dồi dào; nước mắm, cá khô, tiêu, cây gỗ…” [44, tr 234]. Như đã nói ở trên, do không hội đủ các điều kiện nên không được chấp thuận. Tuy nhiên những cải đổi trong bộ máy hành chính đã giúp cho nền kinh tế của Phú Quốc có điều kiện phát triển hơn.

Thời kỳ này, kỹ thuật đóng tàu phát triển, tạo cơ hội cho ngành nghề đánh bắt cá vươn xa ra biển lớn…

Năm 1973, hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, theo đó nhà lao Cây Dừa bị giải thể, Phú Quốc từ một căn cứ quân sự trở thành một quận hành chính thuộc tỉnh Kiên Giang. Được trả về đúng vị trí, Phú Quốc đã hấp dẫn sự đầu tư của các nhà tư bản tự do xin được phép được được đầu tư, khai thác nhằm biến nơi này thành một vùng đất

du lịch, giàu có đúng với tên gọi. Rất nhiều những dự án được đệ trình về quy mô phát triển đảo Phú Quốc, song lo sợ việc không phong tỏa được vùng vịnh Thái Lan, lo sợ phong trào cách mạng dâng cao nên chính quyền Sài Gòn đã chối từ tất cả.

Những chính sách mỵ dân, và những tác động của các nhà tư bản tự do đã tạo nên cơ hội cho nghề sản xuất và chế biến nước mắm ở Phú Quốc phát triển cực thịnh.

Lúc này phương tiện đánh bắt được đóng có trọng tải lớn hơn từ 6 đến 15 tấn và máy có công suất lớn từ 20 đến 45 CV để có thể đi xa đảo, muối được vận chuyển theo ghe để có thể bám biển dài ngày. Khi đánh bắt được cá, thủy thủ muối cá khi còn sống chượp vào hầm tàu khi đầy chuyển thẳng vào nhà thùng.

Lưới thời kỳ này bắt cá được ở vùng nước sâu và lưới dài, ngư dân không còn phải lặn câu thúc dây chì, thay vào đó bằng máy kéo rút. Nguồn nguyên liệu cá cơm hàng năm lại ổn định, các nhà sản xuất, chế biến nước mắm vẫn luôn mở rộng, phát triển sản xuất.

Thời kỳ này nước mắm đã đạt chất lượng đến 400 đạm hoặc hơn, thùng chượp cá có dung tích từ 8 đến 10 tấn. Thành phẩm được chứa trong can nhựa 20 lít để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Công ty Associated Consultants Co.ltd Việt Nam trong báo cáo khảo sát để đưa ra dự án đầu tư chỉnh trang đảo Phú Quốc ở phía Bắc vĩ tuyến 10015 có nêu lên: “Chương trình đề nghị phát triển tiềm năng của phần Bắc đảo Phú Quốc về phương diện giải trí và cảnh trí, để biến khu chỉnh trang thành một công viên quốc gia với đầy đủ tiện nghi của một trung tâm du lịch phục vụ cho du khách quốc tế…Hoạt động kinh tế căn bản ở Phú Quốc là đánh cá, với khoảng 2.500 thuyền dài từ 6 đến 25 thước, kỹ nghệ sản xuất nước mắm và bột cá là quan trọng hơn cả…” [45, tr240].

1.2.5. Nước mắm Phú Quốc mất dần thị phần, nhiều nhà thùng đóngcửa trong thời kỳ bao cấp (1975 - 1986)

Một phần của tài liệu Lịch sử nghề sản xuất nước mắm truyền thống phú quốc từ cuối thế kỷ xĩ đến đầu thế kỷ XXI (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w