6. Bố cục luận văn
2.4.4. Chứng nhận bảo hộ tên gọi xuất xứ “Nước mắm Phú Quốc” của EU và
của EU và triển vọng vươn ra thị trường châu Âu
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc khẳng định thương hiệu nước mắm Phú Quốc, tháng 10/2008, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định Quy định việc quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm. Trước đó, vào tháng 6/2001, Hội nước mắm Phú Quốc đã đăng ký độc quyền nhãn hiệu cho 87 “nhà thùng” (cơ sở sản xuất nước mắm) thành viên tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm (gọi tắt là chỉ dẫn địa lý) là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ Phú Quốc và có danh tiếng, chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên và bí quyết sản xuất của người dân Phú Quốc quyết định. Khi một nhà thùng được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì được gắn tem bảo hộ lên sản phẩm; lưu thông, chào bán, quảng bá sản phẩm, phân phối sỉ và lẻ. Lô hàng được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý phải đồng nhất về chất lượng, được đóng gói tại Phú Quốc và phân phối trực tiếp đến khách hàng. Việc chứng nhận lô hàng do Ban Kiểm soát
nước mắm thuộc Hội nước mắm Phú Quốc chịu trách nhiệm thực hiện. Chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc cũng quy định cụ thể, chi tiết về vùng khai thác, loại nguyên liệu, tỉ lệ cá tạp (ngoài cá cơm) không quá 15%, dụng cụ chế biến và vật liệu sản xuất dụng cụ, phương pháp chế biến, các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ghi nhãn và kỹ thuật bảo quản...
Để có thể triển khai áp dụng quy định về chỉ dẫn địa lý, Hiệp hội nước mắm và Ban giám sát chất lượng được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Các nhà thùng nước mắm đang được tính toán để di dời vào 02 cụm làng nghề tập trung quy mô 100 ha đang được Ủy ban nhân huyện Phú Quốc trình phê duyệt quy hoạch. Việc đáp ứng hai yêu cầu này cũng đã đặt ra một số khó khăn nhất định cho các nhà thùng. Nhìn chung, dù có thể gặp một số khó khăn, trở ngại, song đa số nhà thùng đồng tình với việc di dời vào làng nghề và áp dụng chỉ dẫn địa lý, có như vậy mới có thể bảo vệ được thương hiệu nước mắm Phú Quốc.
Như vậy, việc sớm triển khai áp dụng quy định chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm rõ ràng là giải pháp hữu hiệu và bền vững để bảo vệ thương hiệu cho loại đặc sản nổi tiếng này. Ngày 19/8/2013, tại Phú Quốc, với sự tham dự của Ông Mai Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Ông Franz Jessen, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án EU- MUTRAP Hồ Thị Kim Thoa đã trao cho đại diện Lãnh đạo Huyện Phú Quốc và Hiệp hội nước mắm Phú Quốc Chứng nhận Tên gọi xuất xứ được bảo hộ tại các nước Liên minh châu Âu (EU) cho sản phẩm Nước mắm Phú Quốc của Việt Nam.
Chứng nhận này đã được bà Loretta Dormal Marino -Tổng vụ Nông nghiệp của Liên minh châu Âu trao cho Lãnh đạo Bộ Công Thương Việt Nam ngày 15/7/2013 tại Brussels (Vương quốc Bỉ) [Phụ lục 11].
Như vậy nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN được chính thức bảo hộ Tên gọi xuất xứ tại tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (hiện nay là 28 thành viên), và cũng là Chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại EU. Thành tựu quan trọng này đạt được nhờ nỗ lực của các Bộ, ngành, Hiệp hội, địa phương liên quan và sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án MUTRAP các giai đoạn II và giai đoạn III.
Với Tên gọi xuất xứ “Phú Quốc” (PDO “Phú Quốc”) được bảo hộ tại EU, chỉ có sản phẩm nước mắm sản xuất, đóng chai tại Huyện đảo Phú Quốc và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng mới được phân phối vào thị trường EU với tên gọi xuất xứ “Phú Quốc”. Điều này đảm bảo người tiêu dùng mua đúng sản phẩm có chất lượng đặc trưng và chính hiệu, giúp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái Nước mắm Phú Quốc tại thị trường Liên minh châu Âu.
Phát biểu tại lễ trao lại chứng nhận PDO “Phú Quốc” của EU, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Fanz Jessen cho rằng: “Được chứng nhận bảo hộ tên gọi xuất xứ “ Nước mắm Phú Quốc” tại Liên minh châu Âu là một thành tựu quan trọng. Đây là kết quả cụ thể có được từ việc hợp tác hiệu quả với EU. Việc bảo hộ ở EU sẽ làm tăng giá trị sản phẩm và mang lại lợi ích trực tiếp cho các nhà sản xuất Việt Nam. Đây là một minh chứng rõ ràng về triển vọng công nhận các sản phẩm Chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Hiệp định Thương mại Tự do cũng là một cơ hội để mở rộng đăng bạ các Chỉ dẫn địa lý khác”.
Tiểu kết chương 2
Nước mắm Phú Quốc được người dân nơi đây nâng niu, cẩn trọng trong từng công đoạn sản xuất, chế biến. Tay nghề được nâng cao, phương tiện được cải tiến, hương vị của nó càng bay xa. Trải qua những khó khăn thăng trầm do khan hiếm nguồn nguyên liệu, do nạn hàng giả, hàng nhái…
nước mắm Phú Quốc đã tự hào khẳng định được thương hiệu của mình và vươn tới thị trường thế giới.
Với sự kiện nước mắm Phú Quốc được trao chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại châu Âu đã đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia ngoài Liên minh châu Âu có sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở thị trường này. Vì vậy, nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm góp phần làm nên niềm tự hào cho thương hiệu Việt Nam, đồng thời mở ra một thời kỳ mới về phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chương 3
NHỮNG GIÁ TRỊ VỀ MẶT KINH TẾ, VĂN HÓA, LỊCH SỬ CỦA NGHỀ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM TRUYỀN THỐNG
Ở PHÚ QUỐC 3.1. Giá trị kinh tế
Nghề và làng nghề đã tồn tại, phát triển ở nước ta từ hàng nghìn năm nay, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, trong tiến trình đổi mới và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới thì đây là mắt xích đột phá để đầu tư khoa học, công nghệ phát triển nông thôn hiện đại.
Nghề sản xuất nước mắm Phú Quốc dù có thời gian ngắn hơn các nghề truyền thống ở những địa phương khác nhưng đã rất vinh dự là sản phẩm tiêu biểu, mang nét đặc trưng của đảo Phú Quốc được liên minh châu Âu chứng nhận bảo hộ.
Nghề sản xuất, chế biến nước mắm truyền thống Phú Quốc đã tạo ra công ăn, việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương từ các khâu sản xuất cho đến chế biến. Trung bình một đội tàu đánh bắt sử dụng khoảng 20 lao động, trong khi số tàu đánh bắt cá cơm khoảng 1000 tàu, như vậy số lao động phục vụ cho khâu đánh bắt đã là 20.000 người. Mỗi một cơ sở sản xuất trung bình sử dụng từ 7 đến 8 công nhân làm việc xuyên suốt, nhân với gần 100 hãng, riêng các hãng lớn có tổ chức bán hàng tại các điểm tham quan, số nhân công lên đến gần 200 người như hãng Khải Hoàn, Phụng Hưng. Ngoài ra số lao động mùa vụ như vận chuyển cá vào bờ, vào nhà thùng hay bốc dở xác cá… chiếm một lượng không nhỏ lao động tại đảo.
Từ năm 2010, Phú Quốc chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ sang du lịch - dịch vụ, nhà thùng Phú Quốc trở thành những điểm tham quan lý thú trong các tuor cho du khách khi đến Phú Quốc. Hầu hết trong các tuor du lịch Phú
Quốc, ngoài việc tham quan các khu vui chơi, giải trí như bãi biển, câu cá lặn ngắm san hô thì những điểm sau đây không thể thiếu: Nhà tù Phú Quốc, nhà thùng nước mắm, vườn tiêu, trại nuôi chó xoáy… Dĩ nhiên đây là một kênh để quảng bá cho nước mắm Phú Quốc đến tay người tiêu thụ một cách nhanh nhất, sinh động, trực quan nhất và đem lại hiệu quả kinh tế nhất.
Trước năm 1945, tại Phú Quốc có 47 nhà thùng, hàng năm sản xuất trên 6.000 lít/năm. Giai đoạn từ 1964 đến 1975, sản lượng nước mắm Phú Quốc sản xuất được khoảng 1 triệu lít/năm phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất sang Pháp, lúc này do chiến tranh tàn phá nên chỉ còn lại khoảng gần 30 nhà thùng. Đầu thế kỷ XXI đến nay, Phú Quốc có gần 100 cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm với sản lượng bình quân ổn định gần 12 triệu lít/năm (quy về 300 đạm) [2] tương đương từ 25 đến 30 triệu lít/năm (tính theo lít vô chai không quy về độ đạm chuẩn) trong đó một số hãng có sản lượng lớn từ một triệu lít trở lên/năm như Hưng Thành, Khải Hoàn, Thanh Quốc, Thanh Hà… đã đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của huyện (gần 400 tỷ đồng/năm), chiếm gần 50% giá trị công nghiệp hàng năm của huyện đảo..
Bảng số liệu dựa theo các báo cáo thống kê trình đại hội Đảng bộ huyện Phú Quốc nhiệm kỳ 2005 - 2010, 2010 - 2015.
SẢN LƯỢNG NƯỚC MẮM QUA NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI X
Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Triệu lít
(quy 30 độ đạm) 7,89 8,38 9,24 9,4 10
SẢN LƯỢNG NƯỚC MẮM QUA NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XI
Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Triệu lít
(quy 30 độ đạm) 11,79 12,26 11,21 11,02 11,5
Bảng thống kê giá trị sản xuất công nghiệp do chi cục thống kê Phú Quôc cung cấp:
tính HIỆN 2010 HIỆN 2011 HIỆN 2012 HIỆN 2013 HIỆN 2014 A B 2 3 4 5 6
Giá trị sản xuất công nghiệp
(giá 94) Triệu đồng 567.300 733.500 927.740 1.104.010 1.452.000 Giá trị sản xuất công nghiệp
(giá 2010 Triệu đồng 827.592 1.070.315 1.354.290 1.640.462 2.126.136
- Tổng số cơ sở công nghiệp Cơ sở 745 829 837 868 866
Chia theo ngành cấp II
+ Công nghiệp khai thác " 9 31 8 2 - + Công nghiệp chế biến " 526 787 532 535 746
Trong đó: CB nước mắm " 118 118 118 118 118
+ Công nghiệp phân phối " 10 2 2 2 2 điện nước và khí đốt Sản phẩm chủ yếu: - Đá các loại 1000m3 89 127 159 123 102 - Nước mắm (Qui 30% đạm) 1000lít 11.500 11.790 12.261 11.205 11.020 - Cá khô các loại Tấn 980 1.170 1.031 1.650 1.482 - Mực khô các loại " 700 1.032 961 1.088 1.137 - Mực ướp đông " 7.090 5.375 6.626 4.345 4.720 - Nước đá " 77.000 81.400 96.839 96.100 88.822 - SX gạch ngói 1000viên 7.560 8.005 8.965 8.325 9.155 - Chế biến gỗ m3 3.300 6.120 7.763 8.930 8.765 - Đóng tàu Chiếc 12 13 17 29 21 - Sữa chửa tàu thuyền " 2.540 2.705 3.663 3.458 3.745 - Mộc gia dụng Sản phẩm 2.890 3.110 4.033 4.700 5.440 - Điện thương phẩm (*) 1000Kw 38.061 44.778 53.950 61.200 72.000
Trong giai đoạn hiện nay, được sự quan tâm của Đảng, của nhà nước, Phú Quốc mở rộng cửa đón các nhà kinh doanh trong và ngoài nước đến đầu tư… Phú Quốc đang có cơ hội phát triển mạnh về du lịch - dịch vụ, đây sẽ là nguồn tăng ngân sách lớn của huyện, nhưng không vì thế mà nghề sản xuất nước mắm bị mất vai trò. Đó chính là sự năng động của những người kinh doanh nước mắm: đón đầu, nắm bắt thời cơ bằng việc khẳng định chất lượng, thương hiệu, gắn sản xuất với dịch vụ du lịch. Đây là cách mà nước mắm Phú Quốc tìm hướng đi mới cho mình để tiếp tục hội nhập và bay xa.
3.2. Giá trị văn hóa
Trước hết phải nói đến là văn hóa ẩm thực. Nếu người phương Tây cầu kỳ trong cách chế biến nước sốt thì người Việt cũng không kém phần tinh tế trong cách pha chế nước mắm. Với người Việt, mắm không chỉ đơn thuần là thức chấm mà nó còn thể hiện tính cộng đồng và mực thước trong bữa ăn. Bởi lẽ bát nước chấm đặt giữa mâm ai cũng phải dùng do đó nó trở thành thước đo sự ý tứ, trình độ văn hóa của mỗi người.
Nồi cơm ở đầu mâm và chén (bát) nước mắm giữa mâm là biểu tượng cho sự đơn giản mà tinh tế trong ẩm thực Việt: cơm gạo là tinh hoa của đất, mắm chiết xuất từ cá là tinh hoa của nước. Điều này cũng thể hiện sự quân bình âm dương trong cách ăn uống của người Việt. Trong các loại nước chấm thì nước mắm là thứ nước chấm chủ đạo của các món ăn Việt. Món ăn ngon hay dở nhiều khi được quyết định bởi chất lượng chén nước mắm.
Nước mắm là một thứ gia vị giàu protein cho những món ăn kho, xào, nấu và là thứ nước chấm đi kèm cho những món hấp, luộc… Dường như chén nước mắm là một đặc trưng, nó làm cho món ăn Việt khác với các món ăn của dân tộc khác.
Từ nước mắm nguyên chất thêm một số gia vị như tỏi, ớt, đường…ta đã có nhiều loại nước chấm khác nhau phù hợp với từng món ăn. Thức nào đi với nước chấm ấy. Món ăn dù ngon tới đâu nhưng nếu nước chấm dở thì người thưởng thức cũng sẽ không thể cảm nhận hết được hương vị vốn có của nó. Ngược lại chỉ một bữa cơm đạm bạc với đĩa rau muống luộc, nhưng có chén nước mắm pha chút ớt, tỏi, vắt thêm vài giọt chanh với nhiều người, cũng ngon miệng không kém gì sơn hào hải vị.
Không quá mặn, không quá chua, không quá cay, không quá ngọt, cái tài tình gia giảm của người đầu bếp đã góp phần mang lại bản sắc độc đáo cho món Việt. Nước mắm không chỉ làm cho những người Việt luôn nhớ hương vị quê hương mà còn khiến cho cả người nước ngoài khi đã quen không thể
quên được hương vị độc đáo ấy. Nước mắm Việt với vị mặn đặc trưng của biển đã vang danh khắp thế giới không chỉ bởi sự độc đáo, tinh tế mà còn bởi nó là kết tinh tinh hoa của biển cả.
Nước mắm xuất hiện trong bữa cơm của người Việt từ rất xa xưa, đặc biệt là ở các vùng ven biển bởi hầu hết các loại mắm đều làm từ thủy sản. Tuy nhiên cơm mắm không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với cơm của nhà nghèo. Thời nhà Nguyễn, các bà phi tần từng đặt các địa phương hàng trăm lọ mắm để tiến vua.
Từ những con cá và hạt muối mặn mòi của biển mà rất nhiều quốc gia khác đều có nhưng chỉ có người Việt mới tạo ra được thứ nước chấm độc đáo, trở thành đặc trưng riêng của ẩm thực Việt Nam mà không nơi nào trên thế giới có được. Quả không sai khi nói nước mắm là linh hồn của món ăn Việt, là điểm tạo sự khác biệt của món ăn Việt so với các dân tộc khác.
Hầu hết các vùng biển trên đất nước ta đều ướp cá làm mắm thế nhưng nổi tiếng nhất vẫn là mắm Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…. Nhìn chung quy trình chế biến mắm ở các nơi không khác nhau là mấy nhưng chỉ những vùng trên mắm mới đạt chất lượng cao nhất.
Nước mắm có rất nhiều công dụng, nó thích hợp với nhiều món ăn và không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt. Mắm có thể dùng tẩm ướp cho các món kho, xào hay pha chế thành nước chấm cho các món luộc, nướng, hấp. Sẽ không phải là mâm cơm người Việt nếu thiếu đi bát nước mắm chấm vàng óng như mật ong với đủ các vị chua, cay mặn, ngọt.
Bà nội trợ nào cũng biết cách pha chế nước chấm từ nước mắm cho phù hợp vớ từng món ăn. Nước mắm cho thêm gừng, ớt dĩ nhiên là để ăn món ốc luộc, mực hấp; nước mắm cho thêm ít đường, chanh, tỏi ớt khiến ta nghĩ ngay